Xác định HMTD!!!!!!!!!!!

nganchuyen

Thành viên tích cực
Chào các anh chị và các bạn! Hiện nay mình đang rất băn khoăn và không hiểu rõ về công thức xác định HMTD. Mong các bạn và các anh chị đã hiểu rõ vấn đề này giải đáp thắc mắc của mình.
HMTD = Nhu cầu VLĐ kế hoạch - Vốn tự có (VLĐR) - Vốn khác.
Trong công thức trên mình có 2 vấn đề thắc mắc:
1. Vốn khác ở đây là chỉ là vốn vay ở các ngân hàng khác hay bao gồm cả các khoản chiếm dụng như phải trả người bán, người mua ứng tiền trước... Mình đọc trong cuốn sách Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng của Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM, mình cũng thấy không có sự thống nhất. Lúc ghi vốn khác là vay nợ khác tức chỉ bao gồm vay ở các ngân hàng khác. Lúc ghi vốn khác bao gồm các khoản chiếm dụng người bán, người mua trả tiền trước.
Tuy nhiên, mình cũng đọc trong cuốn sách này và có ghi thời hạn của khoản phải trả người bán ảnh hưởng tới việc xác định số tiền dự kiến vay ngân hàng. Nếu doanh nghiệp được chấp nhận trả chậm khi mua hàng nhưng thời điểm thanh toán rơi vào lúc doanh nghiệp vẫn đang thực hiện phương án, chưa có tiền thu bán hàng hoặc thu nhập khác để trả, thì số tiền trả chậm đó không được tính vào nguồn vốn được chiếm dụng. Mình thấy đa số doanh nghiệp sẽ dc trả chậm nhưng thời điểm thanh toán lại rơi vào lúc chưa có tiền bán hàng thu về. Nếu như vậy thì phải trả người bán sẽ không được tính vào nguồn vốn chiếm dụng. Các bạn, a(c) giúp mình giải thích chỗ này với và nói rõ giúp mình là lấy căn cứ từ đâu nha, như từ cuố sách nào, từ cách tính của ngân hàng nào...
2. Mình rất băn khoan 2 cụm từ này "VỐN LƯU ĐỘNG" và "VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG". Theo như mình mình tra theo thuật ngữ tiếng anh thì vốn lưu động và vốn lưu động ròng là 1 và tính theo công thức sao: working capital = current assets - current liabilities. Các bạn có thể nói cho mình rõ vốn lưu động là gì không và được tính như thế nào??? Phân biệt "VỐN LƯU ĐỘNG" vs "NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG" Mình thực sự thấy rất mù mờ và 3 khái nhiệm này. Đặc biệt biệt khi mình đọc các tài liệu, mình thấy có sự không thống nhất.
a. Trong sách phân tích tài chính doanh nghiệp của trường ĐH Ngân hàng TP HCM định nghĩa "VỐN LƯU ĐỘNG" và "VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG" như sau:
Vốn lưu động = TSNH - Các khoản phải trả ngắn hạn
VLĐR = TSNH - Nợ ngắn hạn
và kết luận VLĐR = VLĐ - Vay ngắn hạn

Tuy nhiên, trong các tài liệu tiếng anh không hề có công thức "Vốn lưu động = TSNH - Các khoản phải trả ngắn hạn" mà chỉ có các công thức sau:
Nó chia working capital ra làm 3 loại: gross working capial, net working capital và noncash working capital, trong đó:
- gross working capital = current assets
- net working capital =
(hay cũng là working capital, mà mình cũng rất tức ngay cả trong tiếng anh nó cũng không thống nhất nữa) = current aseets - current liabilities
- noncash working capital = current aseets (excludes cash) - current liabilities (excludes interest bearing debt: short-term debt & the current portion of long-term debt)

b. Mính đọc cuốn sách Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng của Trường ĐH Ngân hàng Tp HCM. Đọc các chương đầu mình thấy cuốn sách đã chấp nhận vốn lưu động và vốn lưu động ròng là 1. Đọc trong số tay tín dụng của BIDV, cũng ghi công thức tính vôn lưu động tự có chính là công thúc tính VLĐR. Tuy nhiên, đến các chương tiếp theo mình lại thấy cuốn sách ghi Vốn lưu động = khoản phải thu + hàng tồn kho - khoản phả. Công thức này gần giống với công thức noncash working capital.
Đến đây mình thực sự rối bời, vậy tóm lại 3 thuật ngữ: VỐN LƯU ĐỘNG, VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG và NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG được hiều và tính như thế nào. Dưới 2 góc nhìn từ môn phân tích tài chính doanh nghiệp và môn tín dụng ngân hàng có gì khác nhau. Các anh, chị và các bạn giúp mình với.
3. Công thức tính nhu cầu vốn lưu động kỳ kế hoạch dc tính như sau:
NC VLĐ KH= Chi phí SX cần thiết trong năm kế hoạch/vòng quay vốn lưu động
trong đó, vòng quay VLĐ = doanh thu thuần/tài sản lưu sản lưu động bình quân

Đến đây lại cho ra 1 khái niệm mới là "TÀI SẢN LƯU ĐỘNG". Tại sao trong công thức trên tính vòng quay VLĐ không lấy VLĐ bình quân mà lại lấy TSLĐ bình quân. Tài sản lưu động có phải là tài sản ngắn hạn không hay được tính như thế nào??
Mình càng đọc thì mình càng nhận ra mình chẳng hiểu. Mong nhận nhận được sự giúp đỡ của mọi người để mình có thể hiểu rõ hơn.
Thanks all!!!!!!!!!
 
Mình trả lời câu số 2 của bạn nha.
Vốn lưu động được chia ra làm 2 loại đó là vốn lưu động thời vụ và vốn lưu động thường xuyên ( hay còn gọi là vốn lưu động ròng ). Vốn lưu động thời vụ dùng để DN có thể bổ sung vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất theo mùa vụ, tùy vào hình thức và loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có vốn lưu động thời vụ khác nhau. còn vốn lưu động ròng ( vốn lưu động thường xuyen là số vốn tối thiểu để DN có thể suy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ( nhân công, tài trợ khoản phải thu, nguyên vật liệu,...)
Trong cơ cấu TS- NV : TS gồm có 1. TS ngắn hạn và 2. TS dài hạn. nguồn vốn sẽ có 1. nợ ngắn hạn, vốn lưu động ròng và 2. Nợ DH + Vốn CSH.
Trong khi đó Nợ NH + Vốn lưu động ròng dùng để tài trợ cho TSan Ngắn hạn. Nợ DH+ VCSH sẽ tài trợ cho TSDH.
Do đó sẽ hình thành nên công thức: Vốn lưu động ròng = TSNH - Nợ NH hay Vốn lưu động ròng = ( nợ DH + VSCH)- Nợ NH.

 
Thực ra thì HMTD có rất nhiều công thức như bạn liệt kê. Tất cả công thức đó để chúng ta có thể tính toán, nên sẽ tùy theo đề mà vận dụng công thức đó sao cho phù hợp nhé. hjhj
Còn công thức thứ vòng quay VLđ thì đúng như bạn trình bày . Tài sản lưu động sẽ bao gồm: tiền mặt, chứng khoán NH, khoản phải thu, hàng tồn kho, TS lưu động khác cũng chính là TS NH
 
Mình xin trình bày ở đây những hiểu biết và kinh nghiệm và cách thức mình đang áp dụng về từng câu hỏi của bạn. Nếu bạn nào thấy chưa hợp lý thì ý kiến giúp mình nhé vì thực chất các vấn đề đang nói ở đây cũng chưa được thống nhất cách hiểu.
1. Vốn khác bao gồm toàn bộ các nguồn vốn không phải của doanh nghiệp bao gồm vay ngân hàng khác, chiếm dụng người bán, người mua trả tiền trước, thậm chí cả các khoản phải trả thuế, phải trả người lao động….
Đúng là thời hạn phải trả người bán sẽ ảnh hưởng đến việc xác định số tiền vay ngân hàng. Tuy nhiên bạn cần hiểu việc xác định hạn mức tín dụng là để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cả 1 năm của doanh nghiệp chứ không phải chỉ 1 phương án. Do hoạt động kinh doanh là liên tục nên doanh nghiệp thông thường sẽ thường xuyên duy trì một số dư phải trả người bán khá ổn định do chưa trả nợ người này thì đã tiếp tục phải trả người khác để phục vụ phương án kinh doanh mới => bạn cần hiểu từng số hạng trong công thức của bạn là con số bình quân chứ không phải số thời điểm nhé.
Ví dụ để xác định các khoản phải trả trong vốn khác là bao nhiêu, bạn cần xem xét báo cáo tài chính của khách hàng những năm trước thường xuyên duy trì số dư phải trả bao nhiêu => lấy con số bình quân để áp dụng cho năm kế hoạch.
2.
Để trả lời câu 2 và câu 3, bạn cần hiểu rõ các định nghĩa
- Vốn lưu động là lượng vốn được chuyển hóa toàn bộ 1 lần vào sản phẩm và được thu hồi toàn bộ khi bán sản phẩm. Ví dụ nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, điện nước phục vụ máy móc sản xuất. Ngược lại với nó là các loại vốn phải chuyển hóa dần dần vào sản phẩm ví dụ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng… thì phải được thu hồi dần trong nhiều năm.
- Vốn lưu động ròng là lượng vốn dài hạn (vay dài hạn + vốn chủ sở hữu) tham gia vào vốn lưu động. Doanh nghiệp có vốn lưu động ròng âm tức là vốn dài hạn không đủ, phải dùng cả vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn (được gọi là mất cân đôi vốn). Việc này nếu trầm trọng có thể làm doanh nghiệp vỡ nợ do không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Nhu cầu vốn lưu động: là lượng vốn lưu động doanh nghiệp cần có để thực hiện phương án kinh doanh của năm kế hoạch.
Gross working capital = current assets: chính là vốn lưu động
Net working capital: là vốn lưu động ròng, công thức tính thì đúng như tài liệu tiếng anh của bạn đấy, bằng tài sản ngắn hạn (gross working capital, current assets, vốn lưu động cũng chính là nó) – nợ ngắn hạn (current liabilities), hoặc bằng (nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu) – tài sản dài hạn.
Cái noncashworking capital thì VN mình hình như ít dùng.
3. Trong công thức bạn đưa ra thì tài sản lưu động bình quân chính là current assets tức gross working capital, tức là cái mục tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán ý.
Về công thức tính nhu cầu vốn lưu động thì có nhiều cách. Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Cách bạn đưa ra chỉ phù hợp khi tính toán nhu cầu vốn của những doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí bằng tiền trên doanh thu lớn (~90%), còn nếu tỷ lệ này thấp thì công thức này sẽ cho ra kết quả thấp hơn nhu cầu vốn thức của doanh nghiệp nhiều => không đáp ứng được khách hàng.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,493
Thành viên mới nhất
Keonhacaibike1
Back
Bên trên