Tnh toán hiệu quả dự án với WACC như thế nào mới đúng

Về việc tính công thức tính chi phí vốn bình quân trọng số (WACC) như sau:
WACC = (E/V) x RE + (D/V) x RD x (1-TC) (1)
Trong đó:
E : Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu)
V : Giá trị của vốn chủ và nợ (Giá trị công ty).
RE : Tỷ lệ thu nhập mong đợi (chi phí vốn chủ)
D : Nợ phải trả
RD: Chi phí nợ (Tỷ lệ thu nhập mà chủ nợ yêu cầu hay lãi suất vay vốn).
TC : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên có nhiều ngân hàng tính toán hiệu quả dự án với WACC =
(E/V) x RE + (D/V) x RD (2)
Nhiều người cho rằng việc tính toán với WACC như công thực (1) mới là đúng.
Để làm sáng tỏ vấn đề này. mình xin gửi tới các bạn tài liệu sau để mọi người tham khảo. Đây là chuyên để về lãi suất chiết khấu của đại học fulbight của Mỹ. ( do minh ko up duoc file lên nên bạn nào muốn có file thì để lại địa chỉ email mình sẽ giử cho).

Thực ra theo mình vấn đề này cũng nên hiểu đơn giản thôi:
Ngân hàng đứng trên góc độ của bên tài trợ vốn vay. Họ sử dụng công thức số (2) vì xem xét trên một góc độ an toàn cho nguồn vốn họ tài trợ. Bởi lá chắn thuế khi đưa vào để biết được là khi đi vay thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thuế thông qua lá chắn. Đứng trên góc độ của Ngân hàng để thấy rằng nếu mà doanh nghiệp không tính đến lá chắn thuế mà vẫn hiệu quả thì khi có lá chắn thuế đương nhiên sẽ hiệu quả hơn.
Nếu tính với công thức (2) mà dự án vẫn hiệu quả thì rõ ràng nguồn vốn của ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn hơn thôi chứ không có vấn đề gì đâu.
 
Thực ra theo mình vấn đề này cũng nên hiểu đơn giản thôi:
Ngân hàng đứng trên góc độ của bên tài trợ vốn vay. Họ sử dụng công thức số (2) vì xem xét trên một góc độ an toàn cho nguồn vốn họ tài trợ. Bởi lá chắn thuế khi đưa vào để biết được là khi đi vay thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thuế thông qua lá chắn. Đứng trên góc độ của Ngân hàng để thấy rằng nếu mà doanh nghiệp không tính đến lá chắn thuế mà vẫn hiệu quả thì khi có lá chắn thuế đương nhiên sẽ hiệu quả hơn.
Nếu tính với công thức (2) mà dự án vẫn hiệu quả thì rõ ràng nguồn vốn của ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn hơn thôi chứ không có vấn đề gì đâu.
Đâu có đúng, đọc tài liệu thì thấy dù là quan điểm nào cũng chỉ có 01 NPV thôi mà?
 
Mình chưa hiểu ý 01 NPV của bạn:
Bạn dùng quan điểm nào thì tuơng ứng với đó là suất chiết khấu tuơng ứng chứ.
Quan điểm EPV thì dùng re, còn quan điểm TIP thì dùng WACC. Bỏ phần lá chắn thuế để thiên an toàn thôi bạn.
 
mẫu số khác nhau trong công thức tính NPV (Do lãi suất chiết khấu khác nhau), nhưng dòng tiền chiết khấu theo từng quan điểm cũng khác nhau cho nên sẽ dẫn đến kết quả chỉ có 01 NPV mà thôi, phải không?
 
cảm phiền anh chia sẻ cho em được không ạ Gmail: 1102.crouch cảm ơn anh
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,493
Thành viên mới nhất
Keonhacaibike1
Back
Bên trên