Tình huống: giám đốc lại yêu cầu bắt buộc phải cho vay thì xử lý thế nào?

kaitomaulanh

Thành viên
Mình muốn hỏi các anh chị đã đi làm là
Khi bạn làm hồ sơ thấy rủi ro rất cao không thể cho vay nhưng giám đốc lại yêu cầu bắt buộc phải cho vay thì xử lý thế nào?
Đây là câu hỏi khi đi phỏng vấn tuyển dụng vào vị trí Tín Dụng nhé, nếu được nhà tuyển dụng hoi như vậy mình phải trả lời thế nào ạ
Thank mọi người
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Một câu thôi: "Linh động mà xử lý tình huống, tìm mọi cách đẩy rủi ro cho người khác".
 
Trường hợp này đồng nghiệp mình bị rồi, vì non kinh nghiệm, lý lẽ không đủ để từ chối, hoặc đủ nhưng vì cấp trên yêu cầu nên vẫn phải làm.
Do vậy bạn vẫn phải làm, hạn chế tối thiểu sai sót, hồ sơ phải chắc, "xóa" rủi ro bạn nhìn thấy không vết tích. Hì hì, khó lắm! Không ai tài giỏi để biến tình huống xấu trở nên hoàn hảo.
Cứ làm, rồi cũng qua. Bạn chỉ mất ăn, mất ngủ khi có kiểm soát nội bộ, thanh tra Ngân hàng nhà nước viếng thăm. Có sai sót, nhẹ thì sửa sai, nặng thì... Còn nếu qua được ải, coi như bạn thành công
 
- Nếu sợ mất việc: Làm theo lời sếp
- Nếu không sợ mất việc và có thừa khả năng tìm những công việc mới: Cứ cho vay theo yêu cầu của sếp, nhưng bắt sếp ký một giấy cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra =))
 
Cho nên mới nói làm ngân hàng trong chán ngoài thèm. Vào đã khó, để tồn tại mà an toàn còn khó hơn. Sếp bảo gì thì phải làm thôi. Thử không làm theo thì biết mùi liền. Rủi ro thì chết chùm. Đó là điều không thể tránh khỏi đối với Tín dụng. Vì thứ nhất là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giao cho phòng giao cho chi nhánh bắt buộc phải kiếm khách hàng mới. Thứ hai là chắc chắn sếp ăn hoa hồng trước rồi nên bắt nhân viên làm. Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ. Dù sao có việc làm là tốt rồi còn tồn tại hay không thì người tính không bằng trời tính. Tất cả tuỳ duyên. Thiện tai!
 
Cái này tùy tình huống mà xử lý thôi, nhưng luôn luôn phải biết cach đẩy rủi ro cho người khác, bảo vệ chính bản thân mình trước cái đã . Chúc bạn may mắn
 
Còn tùy rủi ro đó là gì nữa. Cơ mà thường là những trường hợp loại này rủi ro rơi vào Phương Án Sản Xuất Kinh Doanh. Bạn nên đọc kỹ phương án của khách hàng xem xét cụ thể chi tiết rủi ro cái gì: đầu ra, đầu vào...xem xét bạn có góp ý gì được để cải thiện ko hay là xem xét xem khách hàng có KD dựa trên mối quan hệ cá nhân ko? Nhiều khi mình thẩm định thấy PASXKD ko khả thi cơ mà ngta có mối quan hệ hay quen biết gì đó lại KD tốt thì sao. Nếu giải quyết dc các vấn đề trên thì bạn cứ làm thôi. Còn nếu rủi ro về TSĐB hay cái gì mà ko có cách nào cải thiện thì tốt nhất nên ngâm hồ sơ, sếp thấy mình làm lâu thì sẽ đưa cho ng khác làm :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,644
Thành viên mới nhất
Hhonghanhh
Back
Bên trên