thưa bạn,theo luật

đọc kỹ câu trả lời đi bạn , ngân hàng áp trần với ls huy động , thả nổi với lãi suất cho vay , nhưng không vượt quá 150% lscb .
Mình nghĩ trong thảo luận khi bạn có 1 thông tin mà khẳng định chính xác thì nên đưa ra cho mọi ng cùng biết. Chứ nói chung chung theo luật rất khó :p. Bạn có thể trích dẫn một vài thông tin cho cuộc thảo luận đc tốt hơn :D
 
Một số quy định của NHNN mà nếu có thời gian rảnh các bạn nên tham khảo, mình k chắc được đến h nó còn hiệu lực hay không nhưng đợt trước lúc thi mình có đọc mấy cái này và nó giúp ích khá nhiều đấy, đọc hết chỗ này và nắm chắc thì cũng phải làm thêm được 7-10 câu trắc nghiệm.
  • Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
  • Thông tư số 28/2012/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng
  • Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao địch bảo đảm.
  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
  • Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro
  • Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN
  • Công văn 3937/NHNN-TTGSNH v/v chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro để phân loại nợ theo phương pháp định tính của NHNN
  • Công văn 8330/NHNN-TTGSNH v/v phê duyệt điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro để phân loại nợ theo phương pháp định tính
  • Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD
  • Thông tư 09/TT-NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của TT 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
  • Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM
  • Thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD
  • Thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 13/2010/TT-NHNN về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD
  • Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ.
  • Chỉ thị 04/CT-NHNN v/v phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu
  • Thông tư 02/2013/TT-NHNN v/v quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD.
  • Thông tư 09/2014/TT-NHNN v/v sửa đổi bổ sung một số điểm của TT 02/2013/TT-NHNN
  • Thông tư 04/2012/TT-NHNN v/v ban hành quy định nghiệp vụ ủy thác, nhận ủy thác của TCTD, chi nhánh NHNN
  • Thông tư 45/2011/TT-NHNN quy định về quản lí ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của TCTD
  • Thông tư 10/2006/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện việc TCTD cho khách hàng vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Khá là nhiều nhưng các bạn chịu khó lọc ra xem cái gì quan trọng hơn thì đọc nhé. Luật các TCTD là cái ko thể bỏ đâu đấy.
 
Mình vừa sửa bôi đậm mấy quy định mà mình nghĩ là quan trọng hơn nhé.
A VIETCOMBANK HO nêu ra những vb pl quan trọng nhất vs giới ngân hàng rồi, e xin phép bổ sung thêm một số thông tin nha:
- TT 28 về BL NH hết hiệu lực thay thế bằng TT 07/2015 từ 9/8/2015
- TT 13 về tỷ lệ bđ an toàn hết hl, tt bằng TT 36/2015
 
A VIETCOMBANK HO nêu ra những vb pl quan trọng nhất vs giới ngân hàng rồi, e xin phép bổ sung thêm một số thông tin nha:
- TT 28 về BL NH hết hiệu lực thay thế bằng TT 07/2015 từ 9/8/2015
- TT 13 về tỷ lệ bđ an toàn hết hl, tt bằng TT 36/2015
Bạn ơi, Thông tư 36/2014 Quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD
Tìm TT 36/2015 là ra TT khác đó nha :p
 
Sai trầm trọng kiến thức kinh tế nhé, giảm thuế thu nhập tiết kiệm thì sẽ khuyến khích cư dân tiết kiệm -> giảm đầu tư -> kinh tế k phát triển.

Theo mình thì như thế này:
Giả sử nền kinh tế đóng (không có XNK),
Thì tiết kiệm quốc dân bằng tiết kiệm tư nhân cộng tiết kiệm chính phủ
Ta có Y (GDP) = C + I + G
Suy ra I = Y – C – G
Suy ra I = (Y-C-T) + (T-G)
Trong đó Y: GDP
C: Chi tiêu tư nhân
I: Đầu tư
G: Chi tiêu chính phủ
T: Thuế đánh vào thu nhập
Y-C-T: Tiết kiệm tư nhân
T-G: Tiết kiệm chính phủ
Khi đó tiết kiệm bằng đầu tư.
Khi Chính Phủ giảm thuế đánh vào tiền tiết kiệm (Giả sử giảm thuế 100) thì người dân có xu hướng tăng tiết kiệm và tăng chi tiêu (MPC, MPS nhỏ hơn 1) Do vậy lượng tiết kiệm tăng ít hơn 100. Kết quả là Tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn 100, tiết kiệm chính phủ giảm 100. Từ đó tiết kiệm quốc dân giảm, đầu tư giảm, kinh tế bị kiềm chế. Hết :p
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên