HOT Các bạn thi vào vị trí GDV tại BIDV cùng vào ôn thi nhé!

Mình mở cái thread này nhằm tập hợp các bạn ứng tuyển vào vị trí GDV tại BIDV cùng trao đổi và củng cố kiến thức chung và kiến thức nghiệp vụ với nhau. Vì mình thấy cái Thread [HOT HOT] BIDV tuyển dụng 474 cán bộ trên toàn hệ thống năm 2014 [10.05-16.05.2014] có rất nhiều bạn trao đổi với nhau nhưng ở rất nhiều vị trí khác nhau, muốn tìm các bài tập và đáp án có liên quan tới nghiệp vụ của GDV cũng khó và hoa cả mắt nên mình mở cái thread này mong mọi người sẽ dễ dàng ôn tập với nhau hơn! Mong nhận được sự ủng hộ và tham gia của các bạn!
 
Câu 2 sao sai vậy bạn. Có từ luôn trong câu, t hơi nghi nghi, nhưng không biết giải thích thế nào.
 
Đ/S giải thích
a. trong quá trình thanh toán UNC giữa 2 ngân hàng, ngay sau khi nhận được yêu cầu chi hộ của người chi trả, ngân hàng phục vụ người chi trả sẽ lập lệnh chuyển nợ gửi sang ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng.

b. Dự trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi khi đến kỳ hạn có nghĩa là ngân hàng hạch toán lãi vào chi phi và nhập vào vốn gốc của khách hàng.

c. Khi tính toán dự phòng phải trích trong quỹ, nếu số dự phòng phải trích lớn hơn số dự phòng hiện có, kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng.

d. khách hàng chỉ phải trả lãi vay quá hạn qua ngân hàng phần định kỳ không trả đúng hạn, chứ không phải trả lãi vay quá hạn đối với toàn bộ số dư nợ hiện cón.

e. Ngân hàng thương mại hiện nay không phải trích lập dự phòng cho các cam kết ngoại bảng.
 
1.Phí thu từ dịch vụ thanh toán là đối tượng chịu thuế VAT?
Câu này đúng, nhưng không biết giải thích sao.

2.Khi hạch toán hoàn nhập dự phòng rủi ro luôn ghi giảm dự phòng và giảm chi phí trích lập dự phòng.
Đúng. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra và được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Do đó khi hoàn nhập dự phòng số cần trích < số dự phòng hiện có thì phải ghi nhận giảm chi phí dự phòng và giảm dự phòng.

3.Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi định kỳ, nếu tại ngày đến hạn trả lãi ở từng kì mà khách hàng không đến lĩnh tiền thì lãi của kì đó được hạch toán nhập vào gốc cho khách hàng?
Sai. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, chỉ hạch toán nhập gốc vào cho khách hàng khi hết thờ hạn gửi mà khách hàng không đến lĩnh lãi. Còn định kì khách hàng không đến lĩnh lãi thì không được nhập gốc vì trong tỷ lệ lãi suất hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho toàn thể kì hạn.

4.Khả năng thanh toán của tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng luôn nằm ở số dư có trên tài khoản này.
Sai. Tài khoản tiển gửi của khách hàng có số dư có nhưng bị phong tỏa thì không thực hiện được chức năng thanh toán.

Hix, mấy câu này tưởng dễ nhưng khó giải thích khiếp.

2.t thấy giảm dự phòng là đúng nhưng ghi giảm dự phòng thì không biết ntn
3. Lãi định kỳ hàng tháng thì không được nhập gốc.Nhưng nếu như trả lãi định kỳ 3, 6 tháng 1 lần mà hết kỳ hạn khách hàng không đến lấy thì lãi tự động nhập gốc và ghi cụ thể vào phiếu lưu để theo dõi lãi kỳ tiếp theo.
 

t cũng nghĩ giống bạn mà giải thích khó quá, bạn giải thích giùm mình với, thanks :)
 
Đ/S giải thích
a. trong quá trình thanh toán UNC giữa 2 ngân hàng, ngay sau khi nhận được yêu cầu chi hộ của người chi trả, ngân hàng phục vụ người chi trả sẽ lập lệnh chuyển nợ gửi sang ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng.

b. Dự trả lãi cho các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi khi đến kỳ hạn có nghĩa là ngân hàng hạch toán lãi vào chi phi và nhập vào vốn gốc của khách hàng.

c. Khi tính toán dự phòng phải trích trong quỹ, nếu số dự phòng phải trích lớn hơn số dự phòng hiện có, kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng.

d. khách hàng chỉ phải trả lãi vay quá hạn qua ngân hàng phần định kỳ không trả đúng hạn, chứ không phải trả lãi vay quá hạn đối với toàn bộ số dư nợ hiện cón.

e. Ngân hàng thương mại hiện nay không phải trích lập dự phòng cho các cam kết ngoại bảng.

a, S, phải lập và gửi LCC chuyển Ngân hàng pvu người thụ hưởng.
b,S, Dự trả lãi định kì hàng tháng không được nhập gốc vì trong tỉ lệ ls hàng tháng đã tính đến phần lũy tiến cho toàn thể 1 hạn kì. Việc nhập vốn sẽ làm tăng tiền lãi của tháng kế tiếp và làm sai mức ls quy định cho kì hạn.
Khi hết kì hạn trả lãi mà kh ko lĩnh thì mới tự động nhập lãi vào gốc
( trích sách KTNH_HVNH)
c, S, Số DP phải trích > Số DP hiện có --> trích thêm
Số DP phải trích < Số DP hiện có --> hoàn nhập
d, Đ ( mình ko biết gt)
e, Đ ( mình ko biết gt)
 
Đây là bài của mình.post cho các bạn tham khảo nhé :)
1. Khách hàng nộp tiền mặt trả nợ vay ngân hàng, số tiền 50 triệu và nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng 30 triệu (2đ)

Nợ TK Tiền mặt tại quỹ 80

Có TK Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam 50

Có TK Tiền gửi của khách hàng 30


2. Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt tổng tiền thanh toán cho người bán bằng tiền mặt là 1,1tr, trong đó thuế VAT là 0,1tr. Phiếu nhập kho văn phòng phẩm số 20/PNK (2đ)

Nợ TK Chi phí về vật liệu và giấy tờ in _ vật liệu văn phòng(8611) 1tr

Nợ TK Thuế GTGT đầu vào: 0,1tr

Có TK TM tại quỹ : 1,1tr


3. Thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thời hạn 5 tháng từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng B số tiền 20tr. Biết rằng ngân hàng thực hiện thanh toán phí bảo lãnh theo phương pháp dồn tích (2đ)

Nợ TK TGTT KHB 20tr

Có TK Lãi phải thu từ khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh(3944) 20tr



4. Thanh lý tài sản cố định, nguyên giá 45tr, hao mòn lũy kế 43tr, số tiền thu được từ thanh lý bằng tiền mặt được 1tr, chưa có thuế VAT 10%.

Nợ TK Hao mòn TSCĐ(305) 43tr

Nợ TK Chi phí khác(89) 2tr

Có TK TSCĐ(301) 45tr

Nợ TK TM tại quỹ 1tr

Có TK Thu nhập khác 0,9tr

Có TK Thuế GTGT phải nộp(4531) 0,1tr


5. Tính lương phải trả trong tháng 7 cho cán bộ số tiền 60tr, trong đó trả ngay bằng tiền mặt 30tr, số còn lại sẽ trả vào cuối tháng (2đ)

Nợ TK Chi phí cho nhân viên_lương và phụ cấp lương(8511): 60tr

Có TK TM tại quỹ: 30tr

Có TK phải trả cán bộ, nv TCTD(462) : 30tr


6. Phát hành kỳ phiếu trả lãi trước cho khách hàng, lãi suất 10%, kỳ hạn 3 tháng, thu bằng tiền mặt, số tiền trên kỳ phiếu là 50tr. Biết rằng ngân hàng áp dụng cơ sở tính lãi 360 ngày/ năm. Tính lãi theo số ngày thực tế phát sinh.

Nợ TK Chi phí chờ phân bổ: 1,25tr

Nợ TK TM tại quỹ: 48,75tr

Có TK Mệnh giá GTCG bằng đồng VN(431): 50tr

7. Dự thu lãi tiền vay khách hàng số tiền là 25tr và dự trả lãi tiền gửi tiết kiệm của khách hàng số tiền 15tr

Nợ TK Lãi phải thu từ cho vay bằng đồng VN(3941): 25tr

Có TK thu lãi cho vay(702) : 25tr

Nợ 801_Chi phí lãi vay: 15tr

Có 4913_Lãi phải trả cho TG bằng đồng VN: 15tr
t thấy câu 3 ko thể định khoản là
Có 3944 được, mà phải là TK 397. vì đây là khoản NH nhận được do bão lãnh chứ ko chi trả hộ. còn thì không phải phân bổ vào doanh thu, NH thực hiện dồn tích nên hàng tháng NH đã tính vào thu nhập rồi
 
ai còn link tổng hợp tài liệu ôn bidv ở trên ub ngày trước cho mình với, giờ không thấy đâu cả
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,703
Thành viên mới nhất
lilkleinemerch
Back
Bên trên