Xử lý tài sản thế chấp khi chủ tài sản bị chết

apologize_28490

Verified Banker
ACE tư vấn giúp e trường hợp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất cấp cho Bà Nguyễn Thị A, gia đình bà A có 2 con trai và 1 con gái đã đi lấy chồng, chồng bà A đã mất từ lâu. Trường hợp sau khi NH nhận thế chấp tài sản của bà A, bà A đột ngột qua đời, ko có di chúc, thì trường hợp này NH phải xử lý như thế nào?
 
bạn đưa thêm Thông tin được ko?
Bà A đứng ra vay NH hay bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên khác?
nếu TH bà A trực tiếp vay vốn NH thì NH lên gửi hồ sơ sang tòa án nơi KH cư trú để khẳng định Nghĩa vụ của KH A tại NH, khi tòa án thực hiện Di trúc của bà A!
Vì những người thực hiện di chúc sẽ phải thực hiện thay KH A những nghĩa vụ tại NH!
 
Ban tư vấn giúp mình trường hợp này bà A là bên thứ 3 bảo đảm cho khoản cấp tín dụng của khách hàng khác thì khi có sảy ra tranh chấp NH có thể làm như thế nào?
 
Trường hợp này: Nếu ông chồng bà A chết trước ngày cấp bìa đất thì mình bà A ký hợp đồng thế chấp (bảo đảm cho ai ko quan trọng)
Nếu ông chồng bà A chết sau ngày cấp bìa thì hợp đồng thế chấp phải tất cả những ng hưởng thừa kế của ông chồng bà A ký.
Cứ cho rằng hợp đồng thế chấp mình bà A ký là đúng đi: thì lúc đó quyền và nghĩa vụ sau khi bà A chết sẽ theo hàng thừa kế thứ 1.
Nếu bà A lại là bên thứ 3 bảo đảm, ko phải bên vay thì phải làm việc với hàng thừa kế thứ 1 của bà A để xác nhận nghĩa vụ với ngân hàng, bởi vì không có di chúc nên nếu hàng thừa kế thứ 1 yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì ngân hàng phải yêu cầu tòa án công nhận quyền của ngân hàng đối với thửa đất thế chấp. (gửi đơn ngay và luôn sau khi bà A chết).
Nếu các con bà A tiếp tục đồng ý bảo đảm cho bên vay thì có biên bản thỏa thuận.
Nếu các con bà A không đồng thuận nhất trí với bên vay và ngân hàng thì phải làm việc với bên vay thay thế tài sản bảo đảm.
Nếu bên vay ko thay thế được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
 
Ý kiến của bạn HaVanLuat chuẩn? Giờ mình có trường hợp tài sản mang tên Bà A và bà dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay của con trai. Nhà bà A có 3 anh chị em nhé!
Qua hỏi thông tin thì Chồng bà A đã bỏ đi trước ngày hình thành bìa đỏ nhưng không có căn cứ và chưa thực hiện ly hôn. Vậy trong trường hợp này có nhận thế chấp được tài sản này hay không? Nếu nhận được thì thủ tục phải làm những gì?
 
Ý kiến của bạn HaVanLuat chuẩn? Giờ mình có trường hợp tài sản mang tên Bà A và bà dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay của con trai. Nhà bà A có 3 anh chị em nhé!
Qua hỏi thông tin thì Chồng bà A đã bỏ đi trước ngày hình thành bìa đỏ nhưng không có căn cứ và chưa thực hiện ly hôn. Vậy trong trường hợp này có nhận thế chấp được tài sản này hay không? Nếu nhận được thì thủ tục phải làm những gì?

Chồng bà bỏ đi nhưng trên giấy tờ vẫn chưa ly hôn, tài sản mang tên bà A nếu bà có đầy đủ căn cứ chứng minh và đề nghị chứng minh là tài sản riêng thì vẫn có thể nhận thế chấp được, tuy nhiên dù thế nào thì cũng rất lằng nhằng và có rủi ro trong quá trình xác minh tài sản riêng;
Nhân đây cũng chia sẻ thêm với các bạn về vấn đề nhận thế chấp tài sản của bên thứ ba: Đợt vừa rồi mình có tham gia một vài khóa về giải quyết tranh chấp của BIDV thì hiện tại việc nhận tài sản của btb có tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý cho ngân hàng:
Nhiều tòa án ở phía Nam tuyên vô hiệu với hợp đồng ký 3 bên: với lý do: bản chất của việc thế chấp theo tinh thần của luật dân sự 2005 (và cả trong luật ds sắp sửa đổi, đã có dự thảo) thì định nghĩa thế chấp là giao dịch 2 bên trong đó bên thế chấp vì mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ của mình, như vậy việc thế chấp ts btb ko đúng bản chất của việc thế chấp mà nó được liệt vào bảo lãnh thì đúng hơn,
Như vậy, nếu muốn nhận tài sản btb, chặt chẽ nhất về pháp lý: các bạn ký một hợp đồng bảo lãnh với btb để bảo lãnh cho bên vay, đồng thời ký hợp đồng thế chấp với bên thứ ba để bảo đảm cho hợp đồng bảo lãnh.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,526
Thành viên mới nhất
The Chainsmoker
Back
Bên trên