Văn hóa e-mail: Chuyện cũ mà không cũ

cocghe266

Administrator
van-hoa-email.jpg


Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng, người sử dụng có thể trao đổi tức thì với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác khắp thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng e-mail đúng cách và hiệu quả.
e-mail-1.jpg

Nội dung e-mail cũng thể hiện tính cách của người gửi. Ảnh minh họa:Corbis.
Cùng sự phát triển của Internet, thư điện tử trở thành công cụ giao tiếp phổ biến. Ưu thế của phương tiện này là nhanh gọn, tiện lợi và chi phí thấp. Nhưng tính phổ cập của e-mail làm cho nhiều người cẩu thả hơn và quên mất một số quy tắc xã giao căn bản:

Thiếu hoặc sai tiêu đề

Đây là lỗi tương đối phổ biến, xuất phát từ tính lười biếng và cẩu thả. Thử tưởng tượng mỗi sáng trước cuộc họp, đối tác của bạn nhận được cả chục e-mail, gồm cả thư của bạn, không chứa tiêu đề. Loa ngại thư rác, hoặc bực mình với sự thiếu chuyên nghiệp của người gửi, đối tác đó có thể bỏ qua những e-mail này, hoặc họ sẽ phải mở tất cả để đọc nội dung và xác định vị trí của giao dịch đó trong thứ tự ưu tiên xử lý. Với quỹ thời gian hạn hẹp, sự bất cẩn này sẽ làm cho bạn mất điểm trong mắt đối tác.

Một "bệnh kinh niên" khác là chủ đề và nội dung không ăn nhập với nhau. Hiện tượng này thường xảy ra khi người gửi chọn chế độ trả lời (reply) hoặc trả lời cho tất cả (reply all) từ những e-mail cũ để viết thư với nội dung hoàn toàn mới nhằm tránh mất thời gian nhập lại nhiều địa chỉ nhận thư. Chủ đề không ăn nhập với nội dung thường làm người nhận không quan tâm hoặc cảm thấy bực bội, mất thiện cảm.

Tiêu đề thư cần truyền đạt nội dung chính mà người gửi muốn gây chú ý. Vì vậy, bạn nên kiểm tra trước khi gửi và cũng cần đặt tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng, tránh các cụm từ chung chung như "Tin mới", "Xin chào"...

Ngôn ngữ cộc lốc, không có mở đầu hay kết luận

Người sử dụng không nên gửi một e-mail không có lời chào hỏi ở đầu hay lời cảm ơn xã giao ở cuối. Với thư bắt đầu ngay bằng "Tôi muốn…" hoặc "Tôi cần…", người nhận sẽ cho là người viết quá sỗ sàng hoặc thiếu lễ độ và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ đối tác trong kinh doanh.

Thư điện tử không chỉ là phương thức truyển tải thông tin mà còn là công cụ giao tiếp với các chuẩn mực văn minh nhất định. Bạn nên bắt đầu e-mail bằng câu chào và luôn sử dụng những cụm từ thể hiện sự lịch sự như "Phiền bạn .." hay "Tôi sẽ rất biết ơn nếu…" khi đưa ra yêu cầu, đề nghị. Bạn cũng đừng quên kết thúc thư với ngôn trang trọng như "Kính thư", "Xin chân thành cám ơn!", "Chúc bạn một ngày vui vẻ"... cùng với tên và thông tin liên lạc của bạn.

Hiện nay, một số sinh viên mới ra trường khi viết e-mail thường đưa ngôn ngữ suồng sã, không chính thống và cả các biểu tượng cảm xúc (emoticon) vào e-mail. Trong trường hợp đó, họ sẽ bị người nhận đánh giá là thiếu sự nghiêm túc và chín chắn.

Quên tệp đính kèm

Quên không đính kèm những văn bản cần thiết sẽ làm phát sinh ít nhất hai e-mail khác: thư nhắc gửi tệp đính kèm và thư gửi lại với lời xin lỗi. Điều này vừa lãng phí thời gian của người gửi, vừa tạo sự khó chịu cho người nhận. Do đó, hãy hình thành thói quen kiểm tra toàn bộ thư trước khi nhấn nút Send/Gửi. Để cụ thể hơn, bạn cũng nên chỉ rõ trong e-mail những tài liệu bạn sẽ gửi kèm và nội dung cơ bản hay mục đích sử dụng của những tài liệu đó. Tên file cũng không nên chung chung như "tailieu.doc" mà cần thể hiện nội dung chính như "Báo cáo doanh thu năm 2010.doc".

Chân dung và tính cách nghề nghiệp của mỗi người được phản ánh qua từng biểu hiện cụ thể và hãy đừng tạo nên hình ảnh của một nhân viên sao nhãng, cẩu thả qua e-mail.
Theo Dương Thu Trang

P/s: Sắp tới mình sẽ được chia sẻ về 7 loại e-mail quan trọng cần sử dụng thành thạo: e-mail cảm ơn, e-mail gặp đối tác lần đầu, e-mail xin việc, e-mail yêu cầu thông tin, e-mail yêu cầu gặp mặt, e-mail chúc mừng, e-mail động viên chia sẻ. Hy vọng không có việc gì đột xuất. Nếu được share sẽ share vs các bạn:)
 
E-mail cũng có thể đánh giá khả năng giao tiếp, ứng xử, tính cách và sự chuyên nghiệp của con người thời đại số;))
Thật không đơn giản chút nào b-(
Chờ chia sẻ của bạn:)
 
Mình có tìm được một ít thông tin về văn phòng khi dùng e-mail, chia sẻ cùng các bạn nè.

Gửi email thế nào cho chuyên nghiệp


Ngày nay, email trở thành một công cụ nhanh chóng, hữu hiệu và được sử dụng rộng rãi nhất để kết nối với mọi người, đặc biệt trong công việc, email thật tiện lợi, cho phép chúng ta kết nối với nhiều đối tác, khách hàng cũng như cho phép mọi người reply một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách trình bày email thế nào cho phù hợp trước khi gửi, đương nhiên, thông điệp họ gửi đi sẽ không được đánh giá cao vì sự thiếu chuyên nghiệp và không rõ ràng.
Sau đây là bí quyết giúp bạn có được một bức thư điện tử chuyên nghiệp trước khi gửi đi:
- Chủ đề rõ ràng
Chủ đề là phần xuất hiện đầu tiên trong email của bạn, có chức năng giống như tựa đề hoặc là phần mà người ta vẫn thường gọi là title. Chủ đề cũng là phần xuất hiện trong hộp thư đến (inbox) của người nhận.
Vì vậy, chủ đề bao giờ cũng phải ngắn gọn, rõ ràng và có điểm nhấn. Đừng bao giờ viết những câu dài lê thê, không đâu vào đâu khiến người nhận chẳng biết bạn muốn nói gì. Nên nhớ, chủ đề là câu biểu đạt nội dung chính của cả bức thư, nhìn vào đó người nhận sẽ biết bạn muốn nói gì. Hơn nữa, khi đưa nội dung chính vào phần chủ đề này, người nhận rất dễ nhớ và thuận lợi cho việc tìm lại email của bạn.
Đừng bao giờ dùng những câu mang tính chung chung, đai loại như: "Thông tin vô cùng quan trọng" hoặc "Hãy đọc thông tin này"... vì những kiểu đầu đề thế này rất dễ bị bỏ qua, thậm chí dễ rơi vào hòm thư rác hơn so với những đầu đề rõ ràng: "Thay đổi lịch họp marketing vào ngày mai" hoặc "Thông báo nhân sự mới của phòng IT"...
- Văn phong phù hợp
Email thực chất là sự kết nối, liên lạc trong mọi việc, nhất là trong kinh doanh, gửi email có thể hiểu là sự thay thế cho một bức thư trang trọng. Vì thế, email được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức và sự nhanh chóng. Bên cạnh nội dung chính cần chuyển tải, bạn cũng cần tùy thuộc vào từng đối tượng để có phong cách viết cho phù hợp.
Nếu người nhận là đối tượng hoàn toàn mới, bạn chưa từng quen biết hay gửi email trước đó thì bạn hãy chọn cách viết trang trọng từ lời chào mở đầu cho đến cách trình bày email. Đối với những người đã quen biết, gửi mail trao đổi nhiều lần thì sự trang trọng đó có thể giảm đi chút ít và bạn có thể diễn đạt một cách gần gũi, giản dị hơn.
Với bạn bè, người thân, hãy viết những gì bạn nghĩ, nói những điều bạn muốn một cách thoải mái, không cần dè chừng ý tứ, miễn là truyền tải được nội dung chính một cách rõ ràng, dễ hiểu.
Vì vậy, khi viết email, bạn nên tùy thuộc vào hoàn cảnh, đối tượng để có cách trình bày diễn đạt linh hoạt, phù hợp.
- Lời chào đúng mực
Dù là lời chào mở đầu bức thư hay lời chào kết thúc, bạn cũng phải xem đối tượng là ai để lựa chọn ngôn từ cho phù hợp. Với những email cần sự trang trọng, tốt nhất là nên mở đầu bằng "Dear" cùng với tên người nhận (có thể xem trong địa chỉ email của họ). Để lịch sự hơn, bạn có thể thêm cả tên đệm của họ, hoặc sử dụng Mr, Ms trước tên riêng.
Trong trường hợp không biết tên của người nhận, bạn có thể mở đầu email bằng lời chúc ngày mới tốt đẹp, nhưng nhớ, khi đã biết tên thì không bao giờ dùng cách nói này.
Với những email không cần phải quá trang trọng, bạn có thể dùng câu chào "xin chào" "chào buổi sáng"... để mở đầu.
Một điều cần chú ý là lời chào và lời kết nên tương ứng, bạn nên dựa vào mức độ trang trọng để có những lời chào phù hợp. Với email trang trọng, có thể dùng "Kind regards", văn phong gần gũi hơn có thể dùng "Regards" hoặc "Best" thay lời kết.
Nghĩa là, trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng cần phải xác định rõ đối tượng nhận email để có cách xưng hô đúng mực.
- Gửi file đính kèm
Dù là email loại nào, bạn cũng không nên gửi những file đính kèm với quá nhiều hình ảnh, đồ họa. Nếu cần thiết phải gửi file đính kèm, hãy nhớ là chỉ gửi file không quá 100Kb. Nếu như bạn gửi kèm với email những file quá nặng cho người bạn đã quen biết, tốt nhất, nên hỏi trước xem họ có chắc chắn sẽ nhận được những file đó hay không.
Hơn thế, trong mọi trường hợp, nên giữ những thông điệp cần truyền tải thật ngắn gọn, để gửi đi thật nhanh chóng, điều đó đồng nghĩa với việc không nên kèm thêm quá nhiều hình ảnh, văn bản phức tạp. Đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, bạn có thể upload những file đó lên internet qua những trang chia sẻ như Google Docs… và gửi link cho họ thay vì đính kèm trong email. Cách làm này đơn giản và thể hiện sự chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
(Theo zing)
 
Hôm tới 1 số việc quan trọng có thể làm mình lỡ cơ hội nghe buổi chia sẻ về cách viết 7 loại e-mail quan trọng:(. K biết họ có cho phép mình chuyển cho bạn mình đi nghe k:-s
 
Hôm tới 1 số việc quan trọng có thể làm mình lỡ cơ hội nghe buổi chia sẻ về cách viết 7 loại e-mail quan trọng:(. K biết họ có cho phép mình chuyển cho bạn mình đi nghe k:-s
B Cóc chuyển để t đi nghe cho, hôm đấy t rảnh:D
 
Mình đã nhận được bản ghi chép của bạn mình về buổi chia sẻ, sẽ sớm tạo topic mới để chia sẻ với các bạn. Thời gian này mình hơi bận nên topic sẽ được tạo vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 6 các bạn nhé:)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,677
Thành viên mới nhất
arranjewbk8
Back
Bên trên