Topic tổng hợp kinh nghiệm phỏng vấn vào BIDV

Mạn phép lập topic này vì ngày biết điểm đã cận kề, ai tự tin vào vòng trong hoặc ai đã có kinh nghiệm pv vào BIDV thì chia sẻ cho mọi người nữa. Tự tin để ôn tập trước sẽ có kết quả tốt. Mặc dù m tự tin nhưng kết quả chưa chắc đã như mong muốn nhưng vẫn muốn lập topic này, các bạn đừng ném gạch nha:">
Không chuẩn bị có nghĩa là bạn chuẩn bị cho sự thất bại!!!
 
nếu mà qua vòng 1 người ta sẽ gọi điện trực tiếp cho bạn, mình vừa được gọi sáng nay xong :D
 
minh có kết quả đậu rồi! chủ nhật 26/8 đi pv ma thấy lo quá!!! hic hic :( co anh chị nào đã từng pass qua vòng này chia sẻ kinh nghiệm cho tụi e với!!!! thanks mọi người nhiều :)
 
ủa, sao bạn bảo có kq đậu rồi? Lên CN xem điểm cụ thể ấy bạn.

ah! tại mình đang ở tp HCM mà thi chi nhánh ở quê, người ta chỉ gọi điện báo là đậu thôi! nên mình muốn biết mặt bằng chung như thế nào ( vd như tỷ lệ chọi, điểm trung bình dao động mức bao nhiêu ở chi nhánh đó....) mình nghe nói có bạn mới up danh sách trúng tuyển lên phải không?!
 
mình có 2 câu hỏi phỏng vấn
1. Bạn hãy hoạch định chiến lược và đưa ra phương hướng, cách thức, quy trình thực hiện để huy động 3 tỷ và cho vay 3 tỷ trong thời gian 1 tháng.(ko dựa vào bất kỳ mối quan hệ thân quen nào,bỏ qua những lợi thế có sẵn, tự lực cánh sinh)
2. 1 khách hàng cầm sổ hồng trị giá 5 tỷ, đến NH vay 200 đi du lịch nước ngoài, phương an trả nợ từ nguồn tiền của con trai làm việc tại nước ngoài. Là NV QHKH cá nhân bạn sẽ quyết định như thế nào, cách ứng xử trong tình huống này như thế nào
 
Mình có mấy câu hỏi nghiệp vụ, post lên với tinh thần share to be shared nhé các bạn.

1. Theo anh, chị, căn cứ để xác định thời hạn cho vay hợp lý là gì?

Trả lời:

Những căn cứ cơ bản đề ngân hàng xác định thời hạn cho vay:
• Đặc điểm và chu kỳ hoạt động tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của khách hàng vay vốn. Độ dài thời gian chu kỳ hoạt động ảnh hưởng và có tính chất quyết định tới luồng tiền ra và luồng tiền vào của khách hàng cả về số lượng và thời gian, theo đó nó ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn vốn để trả nợ vay ngân hàng.
• Đối tượng vay vốn tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng: Giá trị của khoản vay được chuyển dịch toàn bộ hay dần từng phần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi chu kỳ ngân quỹ kết thúc cũng là lúc khách hàng có nguồn thu để bù đắp chi phí.
• Mục đích vay vốn: Vay ngắn hạn hay trung, dài hạn. Vay để mua sắm tài sản lưu động hay tài sản cố định.
• Thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư.
• Khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

2. Phân biệt biện pháp bảo đảm tiền vay bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba và cầm cố thế chấp tài sản của bên thứ ba.

Trả lời:

Nêu khái niệm:
• Bảo lãnh là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng vay, nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thức ba (không thực hiện hành vi bảo lãnh là việc bên thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cầm cố, thế chấp cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay.
Khác nhau:
• Bảo lãnh: Khi khách hàng không trả được nợ, bên bảo lãnh phải trả nợ thay và chỉ hết nghĩa vụ khi đã trả nợ đầy đủ.
• Cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba: Khi khách hàng không trả được nợ, bên thứ ba chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đã được cầm cố thế chấp. nếu giá trị tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ thì ngân hàng tiếp tục thu nợ từ khách hàng.

3. Vì sao ngân hàng quy định khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư vay vốn?

Trả lời:

• Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
• Tăng cường trách nhiệm của người vay.
• Giảm chi phí tài chính cho phương án, dự án.

4. Một khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại có tài sản đảm bảo là Sổ Tiết Kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau. Bạn sẽ soạn thảo hợp đồng bảo đảm là “hợp đồng thế chấp tài sản” hay “hợp đồng cầm cố tài sản”?

Trả lời:

Hợp đồng cầm cố tài sản.
Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng cho vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp tài sản là sổ tiết kiệm bắt buộc phải giao cho ngân hàng nắm giữ nên phải là hợp đồng cầm cố.

5. Khi phân tích tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng có thể dựa vào các nguồn thông tin nào? Tại sao trong quá trình xem xét hồ sơ tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cần phải thực hiện phỏng vấn khách hàng? Khi phỏng vấn, nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những nội dung nào?

Trả lời:

Các nguồn cung cấp thông tin để phân tích tín dụng:
• Hồ sơ từ khách hàng vay cung cấp.
• Thông tin lưu trữ tại khách hàng đối với khách hàng đã có quan hệ.
• Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn.
• Thông tin khác: từ ngân hàng khác, từ bạn hàng của khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng, từ các tổ chức chuyên môn (CIC), thông tin từ các cơ quan truyền thông…
Mục đích phỏng vấn là để thu thập thông tin bổ sung và kiểm tra tính chân thực của thông tin do khách hàng cung cấp.
Nhân viên quan hệ khách hàng cần chú trọng đến những thông tin hay tài liệu nào chưa rõ ràng, có dấu hiệu nghi ngờ hay những thông tin mà khách hàng chưa cung cấp đầy đủ.

 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,551
Thành viên mới nhất
clintblackmerch
Back
Bên trên