Thế nào là một cán bộ ngân hàng đạt chuẩn?

hoangtuanhvnh_TTQT

Thành viên tích cực
Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu sự tác động mạnh mẽ bới phần còn lại thế giới, nên kinh tế bảo
hộ dần bị xoá bỏ.Trong kinh tế khái niệm biên giới quốc gia giờ chỉ còn mang tính quy ước. Bất kỳ nền kinh tế nào
muốn phát triển thì điều kiện bắt buộc là phải xây dựng được hệ thống ngân hàng vững mạnh.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Trong thời gian qua có nhiều vụ bê bối về lĩnh vực ngân hàng, nổi cộm một số vụ như:Sự vô trách nhiệm của giám
đốc chi nhánh agribank chi nhánh Hồng Hà, cán bộ ngân hàng đem tiền gửi của ngân hàng đi chơi ''cá độ bóng
đá'', nhận hội lộ có lẽ còn chẳng xa lạ với chúng ta... Điều đó đang đặt ra một thách rất lớn đối với nhân cách của
các nhân viên ngân hàng. Nếu chúng ta khi mới bước chân vào nghề mà không tạo ra 1 hành lang ''đạo đức''
nghề nghiệp cho chính mình thì sẽ khỏi thoát khỏi vòng xoáy của sự tham lam vô độ, ngoài ra còn cần phải liên
tục đào tạo bản thân về nghiệp vụ chuyên môn để cập nhật tri thức cũng để tránh xảy ra rỏi ro trong quá trình
tác nghiệp, đến lúc ''tra tay vào còng số 8'' hối hận thì đã quá muộn.

Vậy 1 câu hỏi lớn đặt ra là thế nào là cán bộ ngân hàng chuẩn?

Chuẩn tức là 1 hình mẫu để chúng ta có thể ''soi vào'' để điều chỉnh hành vì của bản thân mình sao cho phù hớp
với cái được gọi là ''chuẩn đó''.
Dưới đây tôi xin trình bày quan điểm cũng như nhận thức cá nhân về 1 hình mẫu cán bộ ngân hàng chuẩn.

Theo tôi khi chúng ta xác định bước chân vào ngành ngân hàng chúng ta phải nhận thức một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, Khi đã trở thành 1 thành viên của ngành ngân hàng, các banker cần nẵm vững kiến thức sơ đẳng
về lĩnh tài chính ngân hàng và chuyên môn mình sẽ gắn bó, bởi nếu không thoả mãn được điều kiện này chúng
ta rất dễ gặp rủi ro khi tác nghiệp và khi rủi ro xảy ra thì không những bạn là ''tội đồ'' mà còn làm thiệt hại về
mặt xã hội cho nền kinh tế. Hậu quả thật khó lường.

Thứ hai, đó là đam mê, nếu các bạn tham gia cộng động ngân hàng mà chỉ với một lý do'' cho oai, được
ngửi hơi tiền'' thì tôi nghĩ bạn cần xác định lại. Bất kì ngành nghề gì cũng cần có đam mê, chỉ có yêu nghề bạn
mới vượt qua được khó khăn. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh điều đó. Đừng làm điều gì đó mà chưa biết nó
có phù hợp với mình không.

Thứ ba, tinh thần ham học học, đây là điều kiện để bạn phát triển trình độ nghề nghiệp, giúp bạn
thăng tiến trong sự nghiệp.Bạn phải luôn đào tạo bản thân, đừng nghĩ là mình chỉ là nhân viên thì cần gì phải học
thêm. Điều đó thật sai lầm bởi sự học không bao giờ dừng chân sau khi kết thúc ở ghế nhà trường. Nếu các bạn
bân rộn vì công việc gia đình mà viện lý do đó thì thật ra bạn đang sử dụng quỹ thời gian chưa thật hiệu quả. Bạn
chú ý nhá, học ở đây không phải là cứ cắp sách đến trường mới gọi là học.Thời đại công nghệ internet phát triển
mà bạn còn suy nghĩ thế thì thật sự đó là một quan điểm lệch lạc.

Thứ tư, cán bộ ngân hàng phải và rất cần phải là một công dân có tư cách đạo đức. Nếu bạn chưa định
hình rõ xin hãy tìm các sách của Bác để có thể rút ra được khái niệm thế nào là ''Đạo Đức''. Có một câu tôi rất tâm
đắc mà Bác viết: ''Lười học cũng là không có đạo đức''. Còn theo tôi ''1 người có đao đức'': Tức là người đó không
được làm điều gì xâm phạm đến lợi ích của người khác bất hợp pháp và thực hiện hành vi mà xã hội cho là
xấu''. Chiếu theo định nghĩa cá nhân tôi đưa ra: Thì lười học đúng là không có đạo đức vì chúng ta luôn nghĩ lười
học là ''xấu'' chẳng ai nói nó là tốt cả. Theo tôi nghĩ ngành ngân hàng đang gặp rủi ro lớn bởi tiêu chuẩn này
chưa được đáp ứng. Bởi lẽ, ngành của chúng ta chỉ '' giữ tiền'' và '' mượn tiền'' chứ không có cái quyền ''chiếm
hữu''. Ấy thế mà khi vào nghề rất nhiều người nghĩ'' đó là tiền chùa'' hễ bí là tìm cách ''biển thủ,tẩu tán'' ,biến của
người thành của mình, nhận hối lộ một cách trắng táo tợn vô lương tâm. Rõ ràng là thật nguy hại nếu chúng ta
không xây dựng cho mình một chuẩn mực đạo đức cho chính bản thân mình.

Thứ năm, tính chuyên nghiệp và sự lịch thiệp trong giao tiếp ứng xử. Cái này vô cùng quan trọng bởi đó chính
là hình ảnh của bản thân cán bộ ngân hàng và cũng chính là hình ảnh của ngành chúng ta. Sản phẩm của ngành
là sản phẩm tài chính, nó vô hình, không thể sờ mó được vậy khách hàng chỉ có thể nhìn vào cán bộ ngân hàng
để đánh giá chất lượng cũng như gửi niềm tin. Chẳng có ai muốn đem tiền gửi ở một nơi toàn những người mặt
mày trông như ''lang băm'' và hạch sách cả. Chính chúng ta còn thấy khó chịu khi bị đối xử như vậy huống chi là
khách hàng của chúng ta. Gặp khách hàng xin hãy nở một nụ cười tươi, chào đón họ hãy làm họ hài lòng và đừng
nghĩ mình là người ban ơn. Cái khái niệm đó không thể tồn tại trong một Xã hội văn minh. Đối với nhân viên
ngân hàng cần nhớ một điều: Chính khách hàng chứ không phải ai khác là người trả lương cho chúng ta,còn lãnh
đạo hãy khắc cốt ghi tâm: Chính nhân viên mình mới quyết định số mệnh doanh nghiệp.Hãy đối xử họ 1 cách
công bằng. Đừng có nghĩ lệch lạc. Sẽ rất tai hại nếu ai vẫn hành động theo lề thói cũ.

Trên đầy là quan điểm cá nhân về hình ảnh một cán bộ ngân hàng. Nếu có gì động chạm đến ai đó xin hãy coi
như chưa đọc nó. Tôi không muốn đem đến cho bạn 1 cơn tức giận!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đồng ý :)
Nhưng mình xin bổ sung thêm về tính chuyên nghiệp, sự lịch thiệp trong giao thiệp và ứng xử. Hầu như chúng ta mới chỉ quan tâm đến vế giao thiệp với khách hàng (đương nhiên) mà đôi khi quên đi hoặc ít nhắc đến một bộ phận "khách hàng" khác rất quan trọng: "khách hàng nội bộ" :)Đó chính là những bạn đồng nghiệp, những nhân viên bộ phận khác trong cùng tổ chức. Đặc biệt trong hoạt động của ngân hàng được hệ thống hóa thành quy trình, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ chức năng riêng nhưng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau để mang đến sản phẩm dịch vụ cho khách hàng (bên ngoài). Việc tôn trọng và tạo điều kiện để các bạn đồng nghiệp hoàn thành công việc của họ cũng giúp hiệu quả chung của công việc được nâng lên rất nhiều. Đó là chưa kể đổi ngược lại bạn cũng sẽ được đồng nghiệp support hơn trong công việc.
 
tớ chỉ thích ngân hàng đãi ngộ tốt với nhân viên và hiểu tâm lý nhân viên, đấy mới là ngân hàng chuẩn
 
Ý kiến của mình thôi nha. Một ngân hàng cũng như một công ty, khách hàng là quan trọng, bên cạnh đó vai trò của nhân viên cũng quan trọng không kém.
 
Đẹp trai, cao to,galăng, nhà giàu, tửu lượng mạnh, miệng lưỡi ngọt như đường phèn, học giỏi, hiền lành, tiếng anh siêu việt, có khả năng diễn giả, tư chất thông minh, kiến thức xã hội phong phú, biết chơi guitar, piano, biết vẽ, biết chụp ảnh, biết karate (vovinam, takondo...), giỏi IT...
Hài, đấy là các điều kiện của 1 cán bộ ngân hàng đạt chuẩn đấy ạ!
 
Đếm giùm mềnh có bao nhiêu cán bộ NH đạt chuẩn trong tất cả các NH tại VN ;)) :))
 
đây là perfect man chứ chả phải là cán bộ tín dụng chuẩn nữa rồi =))
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,596
Thành viên mới nhất
parkstamvn88
Back
Bên trên