Thế chấp bằng khoản phải thu từ hợp đồng

bien xuan

Verified Banker
Chào các ban, mình đang làm tờ trình cho vay theo hợp đồng(hợp đồng sắp thi công) Giá trị hợp đồng là 10tỷ, khách hàng vay 5.5 tỷ. Đây là khách hàng tốt nên khách hàng đề nghị đảm bảo bằng khoản phải thu từ hợp đồng. Mình nên đánh giá hiệu quả của hợp đồng này như thế nào, và cách thức quản lý khỏan phải thu từ hợp đồng này ra sao để giảm thiểu rủi ro. Do mình chưa có nhiều kinh nghiệm khoản này. Các bác chỉ giáo giúp mình.
 
Đối với cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu thì bạn phải thẩm định khả năng trả nợ của bên mua. Ba bên sẽ phải thực hiện ký kết hợp đồng thể hiện nghĩa vụ trả nợ của bên mua và quyền đòi nợ của ngân hàng.

Khi bạn đòi nợ thì bạn sẽ đòi nợ bên mua chứ không phải là đòi nợ bên bán.
 
Đối với cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu thì bạn phải thẩm định khả năng trả nợ của bên mua. Ba bên sẽ phải thực hiện ký kết hợp đồng thể hiện nghĩa vụ trả nợ của bên mua và quyền đòi nợ của ngân hàng.

Khi bạn đòi nợ thì bạn sẽ đòi nợ bên mua chứ không phải là đòi nợ bên bán.

Nếu bạn là bên mua hàng, bạn có ký hợp đồng 3 bên không? Nếu mình là bên thứ 3, mình sẽ trả lời rằng: Nếu anh có đủ năng lực tài chính thì anh làm, tôi không phải ký hợp đồng 3 bên gì hết.

Một số ý kiến của mình (có sai các bác chém nhẹ thôi)
1. Xác minh năng lực tài chính và năng lực hoạt động của khách hàng: Có khả năng thực hiện hợp đồng hay không? Khả năng đáp ứng vốn tự có như thế nào? Đã từng thực hiện bao nhiêu hợp đồng như thế này?...
2. Xem kỹ các điều khoản thanh toán trong hợp đồng? Tạm ứng bao nhiêu khi ký hợp đồng? Định kỳ quyết toán khối lượng công việc (theo hạng mục, theo tháng, quý,....) và việc thanh toán đối với khối lượng công việc như thế nào?
3. Yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại NGân hàng và là tài khoản duy nhất thanh toán được quy định trong hợp đồng?
4. Mỗi lần giải ngân yêu cầu cung cấp bảng quyết toán, hóa đơn. Mục đích của việc này có thể xác minh được tiến độ như thế nào (có thể kết hợp xác minh thực tế).
Lưu ý: Số tiền giải ngân = Giá trị hợp đồng - Giá trị quyết toán> vốn tự có tham gia
Ví dụ trong trường hợp này: KH đề nghị vay 5,5 tỷ, tức là có 4,5 tỷ vốn tự có. Nếu giá trị quyết toán là 5 tỷ, ta có thể giải ngân cho khách hàng thêm 500 trđ (lý thuyết luôn là lý thuyết, điều khoản giải ngân là khách hàng phải tham gia hết vốn tự có vào dự án)
 
Nếu bạn là bên mua hàng, bạn có ký hợp đồng 3 bên không? Nếu mình là bên thứ 3, mình sẽ trả lời rằng: Nếu anh có đủ năng lực tài chính thì anh làm, tôi không phải ký hợp đồng 3 bên gì hết.

Đối với khoản vay đảm bảo bằng khoản phải thu thì bắt buộc phải ký 3 bên, nếu bên mua không chịu thì chỉ còn cách là đảm bảo bằng dòng tiền hoạt động của chính khách hàng (cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo) hoặc là bảo đảm bằng tài sản khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Như mình đang làm thì thế châp bằng khoản phải thu sẽ có 02 cách để thế chấp. Một là qui định trong hợp đồng kinh tế rằng tài khoản của bên thi công (bên vay) là duy nhất và không hủy ngang tại ngân hàng X. Hai là làm cam kết ba bên về việc chuyển doanh thu phương án về tài khoản của bên thi công (bên vay) về ngân hàng X.
Khi giải ngân sẽ dựa vào đối chiếu công nợ (hoặc biên bản nghiệm thu) để giải ngân trên tỷ lệ nhận.(ví dụ giải ngân trên 50% khoản phải thu chẳng hạn).
 
Đối với khoản vay đảm bảo bằng khoản phải thu thì bắt buộc phải ký 3 bên, nếu bên mua không chịu thì chỉ còn cách là đảm bảo bằng dòng tiền hoạt động của chính khách hàng (cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo) hoặc là bảo đảm bằng tài sản khác.
Không có cái dòng "Bắt buộc 3 bên" này áp dụng cho tất cả các nh nhé!
Cho vay thế chấp khoản phải thu có tính chất miễn truy đòi, nên thẩm định kỹ.
 
Không có cái dòng "Bắt buộc 3 bên" này áp dụng cho tất cả các nh nhé!
Cho vay thế chấp khoản phải thu có tính chất miễn truy đòi, nên thẩm định kỹ.

Không có ký kết 3 bên thì chỉ đơn giản là cho vay tín chấp không có đảm bảo hoặc đảm bảo bằng dòng tiền hoạt động của khách hàng, còn thế chấp bằng khoản phải thu phải ký 3 bên thì ngân hàng mới có quyền đòi nợ bên mua. Cái này thì đôi khi do cách định nghĩa của mỗi ngân hàng, nhưng để ngân hàng có quyền đòi nợ bên mua thì phải có văn bản có cả chữ ký của bên mua và ngân hàng.
 
Theo minh biet!
1. Chung ta phai tham dinh ky năng luc tai chinh, uy tin, thuong hieu cua ben mua.
2. Ky hop dong ba ben va khong huy ngang.
3. Tai khoan cua 02 ben phai duoc mo tai bank cua minh
 
Thanks các bạn.
Cụ thể thế này: đây là hợp đồng thi công xây dựng, công ty nhận thầu với bên chủ đầu tư.Hiện tại Công ty đang có nhu cầu vay cho hợp đồng đã ký kết trên.Khách hàng muốn đảm bảo bằng nguồn phải thu từ chính công trình.Tổng giá trị hợp đồng là 11 tỷ, khách hàng yêu cầu vay 6.5 tỷ. Thực hiện một bảo lãnh tạm ứng 2 tỷ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1 tỷ. Khách hàng đã cung cấp cho mình một bản phương án kinh doanh.Mình đánh giá là phương án kinh doanh có khả thi,Khách hàng có nguồn đầu vào ổn định, có khả năng thực hiện công trình, Thêm vào đó mình cũng đánh giá năng lực của chủ đầu tư(tuy nhiên đa phần là tìm hiểu ở website sau đó tra CIC, chứ không có thông tin CĐT cụ thể), đánh giá tính khả thi của Dự Án mà CĐT đang thực hiện.Mình cũng có làm cam kết ba bên rồi, và tiền thanh toán từ Công trình sẽ về tài khoản ngân hàng là duy nhât. Không biết như vậy đã đủ chưa các bạn?Mình có cần phải xin thông tin BCTC của bên chủ đầu tư để đánh giá thêm không?cái này khó, do CĐT khác địa bàn, mà Công ty này tiếp thị về,họ không muốn mình làm thủ tục rườm rà.Với lại Công ty uy tín nên họ cũng có thể vay nhiều ngân hàng. Các bác chỉ thêm giúp mình với.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,642
Thành viên mới nhất
fun88ist1
Back
Bên trên