Thắc mắc về vốn lưu động ròng âm và cách quản lý khách hàng quan hệ nhiều tổ chức

taungamvang

Verified Banker
Em xin vào vấn đề luôn, em không muốn lập riêng hai topic nên xin phép anh chị các bạn gộp hai câu hỏi trong cùng một topic này thôi:
1. Vốn lưu động ròng doanh nghiệp thường xuyên âm: Liệu có lý do nào hợp lý, phù hợp cho việc VLĐR âm không ạ? Nếu VLĐR dương thì chưa chắc đã phải tốt, nhưng VLDDR âm có phải luôn luôn xấu không ạ? Em thấy mấy thằng vốn âm mà nó cứ mua sắm thêm TSCĐ ầm ầm :(
2. Đối với những khách hàng quan hệ nhiều tổ chức tín dụng, việc quản lý doanh thu của họ qua tài khoản ngân hàng là khá khó khăn. Vậy làm sao có thể năm chắc, quản lý tốt được các doanh nghiệp như thế này ak? (Việc thường xuyên xuống kiểm tra, hoặc kiểm tra quá kỹ sổ sách đôi khi lại mang tiếng khắt khe, mà thời buổi cạnh tranh bây giờ làm chặt quá cũng khó phải không ạ)
Rất mong được sự quan tâm hồi đáp của các anh chị và các bạn :)
 
VLĐ ròng âm có thể là do nó đi vay ngắn hạn nhiều quá, hay nó dùng vốn ngắn hạn đi đầu tư TSDH, cũng có thế trên BCTC nó là âm, nhưng thực ra là do kế toán nó hạch toán sai, khoản mục thuộc TS ngắn hạn nó hạch toán sang TS Dài hạn nên như thế, bạn nên đi vào bản chất vấn đề.
Chuyện VLD ròng âm có thể lý giải do nó đầu tư TSCĐ bằng nguồn ngắn hạn, việc đầu tư TSCD có thể làm tăng hiệu quả hoạt động, sản lượng, năng suất KH trong tương lại => Trong trường hợp này Bank nên tài trợ nguồn vốn dài hạn bù đắp để KH cân lai nguồn. (Ví dụ ACB có sản phẩm Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp)
 
Không quản lý được dòng tiền thì làm sao mà bạn dám cho vay. Trong cho vay điều quan trọng nhất là dòng tiền.
Đối với những DN quan hệ nhiều TCTD thì vẫn kiểm tra như thường, vì hàng tháng chắc chắn kế toán của họ sẽ ra lấy sổ phụ 1 lần (bên mình có DN cứ 1-2 tuần lại ra lấy sổ phụ).

- - - Updated - - -

VLĐ ròng âm có thể là do nó đi vay ngắn hạn nhiều quá, hay nó dùng vốn ngắn hạn đi đầu tư TSDH, cũng có thế trên BCTC nó là âm, nhưng thực ra là do kế toán nó hạch toán sai, khoản mục thuộc TS ngắn hạn nó hạch toán sang TS Dài hạn nên như thế, bạn nên đi vào bản chất vấn đề.
Chuyện VLD ròng âm có thể lý giải do nó đầu tư TSCĐ bằng nguồn ngắn hạn, việc đầu tư TSCD có thể làm tăng hiệu quả hoạt động, sản lượng, năng suất KH trong tương lại => Trong trường hợp này Bank nên tài trợ nguồn vốn dài hạn bù đắp để KH cân lai nguồn. (Ví dụ ACB có sản phẩm Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp)

Theo mình thì cần tài trợ cả dài hạn và ngắn hạn nữa, vốn lưu động mà không có thì lấy gì mà sản xuất, sản lượng liệu có tối đa công suất không
 
Không quản lý được dòng tiền thì làm sao mà bạn dám cho vay. Trong cho vay điều quan trọng nhất là dòng tiền.
Đối với những DN quan hệ nhiều TCTD thì vẫn kiểm tra như thường, vì hàng tháng chắc chắn kế toán của họ sẽ ra lấy sổ phụ 1 lần (bên mình có DN cứ 1-2 tuần lại ra lấy sổ phụ).

- - - Updated - - -



Theo mình thì cần tài trợ cả dài hạn và ngắn hạn nữa, vốn lưu động mà không có thì lấy gì mà sản xuất, sản lượng liệu có tối đa công suất không
Cho em hỏi cách quản lý dòng tiền thế nào ạ?
 
Mình đóng góp ý kiến cho bạn về ý số 1: Vốn lưu động thường xuyên âm: Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn (VLD ròng âm)về bản chất là rủi ro rất cao. Đồng ý là VLD âm không phải luôn xấu, nhưng âm trong thời gian ngắn hay âm do kết quả tính toán chứ không phải do bản chất thì có thể chấp nhận được, do đó chúng ta nên xem xét những vần đề sau:
* Có nguồn vốn mang tính chất dài hạn nào được hạch toán vào ngắn hạn không? (Ví dụ nguồn vốn vay các thành viên cty trong thời gian phê duyệt tăng vốn,Hoặc doanh nghiệp được ngân hàng tài trợ vốn đầu tư trung dài hạn, nhưng triển khai giải ngân sau khi hoàn tất các hạng mục nên tài sản dài hạn được hạch toán (CP SXKD DD dài hạn). Trong khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn ngắn hạn từ nhà cung cấp, chờ ngân hàng giải ngân trung dài hạn thanh toán.)
*Doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể trong tương lai cho việc bù đắp khoản mất cân đối trên không? (tăng vốn, tăng vay dài hạn hay bán 1 phần tài sản cố định...)
Tóm lại, Vốn lưu động ròng dương chưa chắc đã tốt nhưng theo bạn nói VLD ròng THƯỜNG XUYÊN âm thì chắc chắn tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có vấn đề, có thể hiện giờ công ty vẫn hoạt động tốt bình thường nhưng cũng như 1 ngọn lửa âm ỉ, có thể bùng lên bất cứ lúc nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình đóng góp ý kiến cho bạn về ý số 1: Vốn lưu động thường xuyên âm: Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn (VLD ròng âm)về bản chất là rủi ro rất cao. Đồng ý là VLD âm không phải luôn xấu, nhưng âm trong thời gian ngắn hay âm do kết quả tính toán chứ không phải do bản chất thì có thể chấp nhận được, do đó chúng ta nên xem xét những vần đề sau:
* Có nguồn vốn mang tính chất dài hạn nào được hạch toán vào ngắn hạn không? (Ví dụ nguồn vốn vay các thành viên cty trong thời gian phê duyệt tăng vốn,Hoặc doanh nghiệp được ngân hàng tài trợ vốn đầu tư trung dài hạn, nhưng triển khai giải ngân sau khi hoàn tất các hạng mục nên tài sản dài hạn được hạch toán (CP SXKD DD dài hạn). Trong khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn ngắn hạn từ nhà cung cấp, chờ ngân hàng giải ngân trung dài hạn thanh toán.)
*Doanh nghiệp có kế hoạch cụ thể trong tương lai cho việc bù đắp khoản mất cân đối trên không? (tăng vốn, tăng vay dài hạn hay bán 1 phần tài sản cố định...)
Tóm lại, Vốn lưu động ròng dương chưa chắc đã tốt nhưng theo bạn nói VLD ròng THƯỜNG XUYÊN âm thì chắc chắn tình hình tài chính của doanh nghiệp đã có vấn đề, có thể hiện giờ công ty vẫn hoạt động tốt bình thường nhưng cũng như 1 ngọn lửa âm ỉ, có thể bùng lên bất cứ lúc nào.
Vâng, vốn lưu động ròng của công ty đó vẫn thường xuyên âm, trong khi em không hiểu tại sao nó liên tục bỏ tiền mua thêm tài sản cố định, ngoài ra sếp của nó cũng rất máu. Phải Vay tiền anh chị em để đầu tư thêm máy móc, nhưng nhà có Santafe khá ngon rồi, vẫn đầu tư thêm Prado gần 2 tỷ nữa chỉ để phục vụ lãnh đạo đi lại (theo em đánh giá là không cần thiết ). Tuy nhiên em không nghiêng về giả thiết là báo cáo nó sai lệch nhiều, bởi vì tình hình của nó không sáng sủa thật. Cách suy nghĩ, tiêu tiền của giám đốc có vấn đề chăng ?
2. Gửi bạn Phungvannam : Khi doanh nghiệp không chuyển tiền qua tài khoản của mình, các đối tác cũng chuyển tiền qua tk ngân hàng khác thì bạn quản lý dòng tiền, nắm bắt như thế nào a? Bạn có thể nói rõ hơn được không ak?
 
Mình lấy ví dụ là đối với DN thi công xây dựng, họ có thể giao dịch vs nhiều NH và làm nhiều công trình 1 lúc. Vậy khi giải ngân thì mình nên kiểm tra xem khối lượng thực hiện là bao nhiêu, tiền về bao nhiêu rồi, khối lượng còn lại là bao nhiêu, tránh TH giải ngân vào công trình là NH khác đã tài trợ. Và dĩ nhiên quản lý DT của khách hàng thì phải qua dòng tiền rồi.
 
Doanh nghiệp mà em đang nói hoạt đông dưới hình thức nào vậy, quy mô như thế nào? Đối với những doanh nghiệp với qui mô nhỏ, hoặc siêu nhỏ thì việc tiêu tiền như vậy cũng dễ hiểu thôi, không phải nói toàn bộ nhưng phần đông những người quản lý của những doanh nghiệp trên không hiểu, không ý thức được việc chi tiêu, sử dụng vốn của họ như vậy chứa dựng nhiều rủi ro, dẫn tới mất thanh khoản. DN này không những sử dụng vốn không hợp lý mà còn đang lãng phí nữa. Nếu phân tích sâu hơn vào BCTC thì chắc là sẽ còn nhiều vấn đề
 
Bạn cần xác định rõ nguồn hình thành nên TSCĐ công ty bỏ tiền ra mua sắm (bằng vốn vay hay VTC hay do bản chất hạch toán phản ánh ko chính xác
Như bạn nói KH huy động từ cá nhân bên ngoài trong khi VLĐ ròng đang âm, tình hình tài chính có vấn đề thì nên thu hẹp khoản vay của KH này lại
Còn trường hợp quản lý dòng tiền của KH nếu không quản lý được thì rủi ro xảy ra rất cao + với thiện chí của KH khi quan hệ với mình thấp (CBTD nên đàm phán với KH trước khi thực hiện cấp tín dụng - để tránh xảy ra tình trạng như vậy)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,506
Thành viên mới nhất
youhuihuodong22
Back
Bên trên