Sáng nay, Quốc hội thảo luận Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này vào ngày 21/11/2017.

Theo chương trình kỳ họp thứ 4 đã được thông qua, bên cạnh việc tiến hành phê chuẩn việc bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông và Tổng thanh tra Chính phủ mới bằng hình thức bỏ phiếu kín, Quốc hội còn xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đây cũng là dự án Luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

561QH-IV-14.jpg
Cụ thể, sau khi dành thời gian về công tác nhân sự, Quốc hội sẽ xem xét dự án Luật này.Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đại diện Ngân hàng nhà nước trình trước Quốc hội gồm có Thống đốc Lê Minh Hưng và 01 đồng chí của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 về Thí điểm xử lý nợ xấu tại các Tổ chức tín dụng. Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi tới Các vị đại biểu Quốc hội trước thềm kỳ họp này (ngày 20/9), cơ quan này cho biết các TCTD đang chủ động xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017-2022. Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm việc với 06 TCTD điểm được lựa chọn và VAMC để quán triệt, chỉ đạo các đơn vị này tập trung triển khai một cách toàn diện các giải pháp tại Nghị quyết 42.

Sáu tổ chức tín dụng này bao gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Sacombank, Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Trong năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017, NHNN triển khai quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ. Trong năm 2016, NHNN đã thực hiện 1.250 cuộc thanh tra, kiểm tra , và trong 08 tháng đầu năm 2017, đã thực hiện 751 cuộc thanh tra, kiểm tra.

Trên cơ sở những sai phạm được phát hiện, năm 2016, NHNN đã ban hành 121 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TCTD và doanh nghiệp, cá nhân và 08 tháng đầu năm 2017 đã ban hành hành 77 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thanh Thủy
NDH​
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên