Quy định về việc cho vay bù đắp!

Nhưng bác thaonh ơi! Những chi phí đó KH đã thanh toán rồi cơ mà??? làm sao thanh toán nữa được, mình phải giải ngân vào tk cho KH chứ?
"Anh em mình thảo luận một chút cho rõ vấn đề nhé, có vấn đề gì em nói ko đúng mong bác lượng thứ""

Khái niệm "bù đắp" ở đây thì chúng ta nên hiểu là để bù đắp cho nguồn vốn kinh doanh bị thâm hụt do tập trung vốn tự có vào hoạt động đầu tư, do đó mình bù đắp vốn kinh doanh cho khách hàng cũng chính là mình tài trợ lại nguồn vốn lưu động để khách hàng luân chuyển trong kinh doanh thôi. :)
 
Nhưng bác thaonh ơi! Những chi phí đó KH đã thanh toán rồi cơ mà??? làm sao thanh toán nữa được, mình phải giải ngân vào tk cho KH chứ?
"Anh em mình thảo luận một chút cho rõ vấn đề nhé, có vấn đề gì em nói ko đúng mong bác lượng thứ""
Nếu cho vay bù đắp thì không có chuyện GN vào TK của khách hàng, mà phải GN vào TK nhà cung cấp, có đối chiếu công nợ, hợp đồng kinh tế rõ ràng
 
Bác có nhầm ko thế? Thế thì còn gọi gì là cho vay bù đắp nữa???? Chi phí đã được KH thanh toán cho đối tác rồi cơ mà, làm gì còn nợ mà đối chiếu???
 
Việc cho vay bù đắp cho một mục đích vay đã xảy ra trong quá khứ.
Do đó, sẽ không thanh toán cho đối tác nữa {vì đã thanh toán xong}
Tuy nhiên, việc thanh toán lại trực tiếp cho KH là rất hạn chế, dẽ phát sinh rủi ro.

Thông thường, trong trường hợp này, KH phải chứng minh là đang có dư nợ ở đâu đó hoặc nhu cầu cần thanh toán (như mượn bạn bè, mượn người thân...)
Khi đó, NH sẽ thanh toán lại cho người đó (hoặc có thể mua lại khoản vay tại NH khác - trước đó đã vay)
 
Việc cho vay bù đắp cho một mục đích vay đã xảy ra trong quá khứ.
Do đó, sẽ không thanh toán cho đối tác nữa {vì đã thanh toán xong}
Tuy nhiên, việc thanh toán lại trực tiếp cho KH là rất hạn chế, dẽ phát sinh rủi ro.

Thông thường, trong trường hợp này, KH phải chứng minh là đang có dư nợ ở đâu đó hoặc nhu cầu cần thanh toán (như mượn bạn bè, mượn người thân...)
Khi đó, NH sẽ thanh toán lại cho người đó (hoặc có thể mua lại khoản vay tại NH khác - trước đó đã vay)

Không cho vay để trả nợ vay NH được, như thế là vi phạm luật các tổ chức tín dụng
Còn chuyền vào tài khoản người khác thì lấy chứng từ gì để chuyển. KH là một doanh nghiệp, muốn thanh toán đi cho đối tác thì phải có chứng từ chứ (kể cả từ nguồn tiền vay).
 
Theo mình:
- Việc cho vay bù đắp để trả nợ vay NH có thể được vì bản thân NHNN cũng ra thông tư số 15/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012 v.v cho vay tái cấp vốn NHNN đối với các NHTM;
- Chuyển vào tài khoản của người khác (người cho vay trước - bạn bè, người thân...) thì căn cứ vào hợp đồng, chứng từ chuyển tiền, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay trước
Nhưng có thể cho vay bù đắp phần vốn tự có bỏ ra trước đó ko?
 
Cho vay bù đắp là một khái niệm chung về tái cấp vốn cho khách hàng để bù đắp các chi phí hợp lý đã bỏ ra trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở mỗi ngân hàng sẽ đưa ra từng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Ví dụ như trước đây khách hàng dồn quá nhiều vốn tự có để đầu tư vào một dự án kinh doanh, nhưng do nhu cầu vốn kinh doanh hiện tại đang bị thiếu hụt nên khách hàng có thể đề nghị ngân hàng tái cấp lại 1 phần vốn của dự án. Việc thẩm định hồ sơ cũng giống như khi thẩm định cho vay lần đầu nhưng sẽ cần thêm cái chứng từ liên quan đến dự án và tiến trình thực hiện dự án của khách hàng.

Hình thức tái cấp vốn có thể áp dụng cho cả hình thức vay đầu tư lẫn vay bổ sung vốn lưu động.


Xin lỗi bác, bác trả lời không đúng gì cả, sai cơ bản
 
Cho vay bù đắp là một khái niệm chung về tái cấp vốn cho khách hàng để bù đắp các chi phí hợp lý đã bỏ ra trong 1 khoảng thời gian nhất định, ở mỗi ngân hàng sẽ đưa ra từng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Ví dụ như trước đây khách hàng dồn quá nhiều vốn tự có để đầu tư vào một dự án kinh doanh, nhưng do nhu cầu vốn kinh doanh hiện tại đang bị thiếu hụt nên khách hàng có thể đề nghị ngân hàng tái cấp lại 1 phần vốn của dự án. Việc thẩm định hồ sơ cũng giống như khi thẩm định cho vay lần đầu nhưng sẽ cần thêm cái chứng từ liên quan đến dự án và tiến trình thực hiện dự án của khách hàng.

Hình thức tái cấp vốn có thể áp dụng cho cả hình thức vay đầu tư lẫn vay bổ sung vốn lưu động.

Chào bác Thaonh,

Em thì mới tham gia các diễn đàn này. Qua bài viết của bác giải thích cho các bác khác, em xin trao đổi với bác như thế này:

- Cho vay bù đắp là một sản phẩm tín dụng mà các NHTM tự nghĩ ra, nó cũng như sảm phẩm tín dụng cho vay mua nhà trả góp, tiêu dùng...; NHNN không quy định cụ thể như thế nào là cho vay bù đắp. Do đó, khi các ngân hàng TM nghĩ ra các sản phẩm tín dụng thì người ta cũng nghĩ ra các quy định, các điều kiện...kèm theo để cho vay an toàn, hiệu quả và đúng quy định của pháo luât.

- Không có ai nói cho vay bù đắp là khái niệm chung về tái cấp vốn cả, xin các bác lưu ý cho chỗ này. Cho vay bù đắp là cho vay, chứ không có khái niệm nào cao siêu là tái cấp vốn cả các bác ạh

- Bác lấy ví dụ: "Ví dụ như trước đây khách hàng dồn quá nhiều vốn tự có để đầu tư vào một dự án kinh doanh, nhưng do nhu cầu vốn kinh doanh hiện tại đang bị thiếu hụt nên khách hàng có thể đề nghị ngân hàng tái cấp lại 1 phần vốn của dự án. Việc thẩm định hồ sơ cũng giống như khi thẩm định cho vay lần đầu nhưng sẽ cần thêm cái chứng từ liên quan đến dự án và tiến trình thực hiện dự án của khách hàng"

Không có ngân hàng nào lại cho vay để bù đắp vốn tự có của khách hàng đã bỏ ra. Khi đầu tư một dự án, phải có vốn tự có tham gia là điều chắc chắn phải có.

Ví dụ, Cty X đầu tư một dự án A, khách hàng phải bỏ hết vốn tự có ra để đầu tư, khi thực hiện phương án kinh doanh B bị thiếu hụt thì Doanh nghiệp phải đi huy động các nguồn để thực hiện phương án kinh doanh B, trong đó có thể vay ngân hàng. Chứ không phải ngân hàng cho vay bù đắp phần vốn tự có của dự án A để khách hàng lấy nguồn vốn tự có ra sử dụng vào phương án B.

Thực chất của vay bù đắp là để Doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn vốn cho phù hợp, hay nói cách khác là biện pháp xử lý tài chính tốt hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình có ý kiến về "bù đắp vốn tự có" của huongnvs như thế này: Đồng ý là khi đầu tư một dự án phải có vốn tự có tham gia nhưng theo một tỷ lệ/tổng vốn đầu tư. ví dụ: một NHTM quy định tỷ lệ vốn tự có/tổng vốn đầu tư của 1 dự án là 30%. Nếu Công ty X trong quá trình đầu tư đã bỏ ra vốn tự có tham gia vào dự án A chiếm 50% tổng vốn đầu tư. Hiện nay, Công ty đang cần vốn để triển khai dự án B/hoặc cần vốn bổ sung để mở rộng dự án A thì NHTM có thể cho vay bù đắp phần vốn tự có vượt quá quy định (20%)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,641
Thành viên mới nhất
skegssmerch
Back
Bên trên