Nhiều thắc mắc về công thức chiết khấu Trái phiếu trã lãi định kỳ

ambo_anbu

Thành viên tích cực
Mình đã tìm 1 lượt qua google và kết quả là càng tìm càng lòi ra nhiều thắc mắc =.=

1. Công thức tính số tiền chiết khấu:
Số tiền chiết khấu = Trị giá chiết khấu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí => trong giáo trình
hay Số tiền chiết khấu = (Trị giá chiết khấu)/(1+Ls chiết khấu*Số ngày nhận chiết khấu/365) => trong web Việt Á Bank

2. Trị giá chiết khấu = Mệnh giá + Lãi TrP. Công thức tính Lãi TrP:
Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số lần nhận lãi còn lại của TrP
hay Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số ngày nhận chiết khấu/365

3. Số ngày nhận chiết khấu: có tính ngày nhận chiết khấu và ngày đáo hạn TrP không?
Sách của TS. Nguyễn Minh Kiều viết rằng "không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn", nhưng trong ví dụ của sách thì lại tính ra những con số rất thần kỳ:
- Từ 2-5 đến 12-9: 130 ngày
- Từ 20-11-2004 đến 17-10-2005: 327 ngày
=.=

4. Số ngày trong năm là 365 ngày hay 360 ngày; số ngày trong tháng tính theo ngày thực tế hay tính đều 30 ngày.

Nhiều thắc mắc mong tìm được lời giải đáp. Cảm ơn các bạn!
 
ưm, mấy công thức trên thì mình không rõ lắm, cú theo giáo trình mà duyệt thôi bạn ah.
còn số ngày nhận chiết khấu được tính theo từng ngày trong tháng, bắt đầu từ ngày ngân hàng nhận chiết khấu, ngày đáo hạn không được tính vào đây
 
Mình đã tìm 1 lượt qua google và kết quả là càng tìm càng lòi ra nhiều thắc mắc =.=

1. Công thức tính số tiền chiết khấu:
Số tiền chiết khấu = Trị giá chiết khấu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí => trong giáo trình
hay Số tiền chiết khấu = (Trị giá chiết khấu)/(1+Ls chiết khấu*Số ngày nhận chiết khấu/365) => trong web Việt Á Bank

2. Trị giá chiết khấu = Mệnh giá + Lãi TrP. Công thức tính Lãi TrP:
Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số lần nhận lãi còn lại của TrP
hay Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số ngày nhận chiết khấu/365

3. Số ngày nhận chiết khấu: có tính ngày nhận chiết khấu và ngày đáo hạn TrP không?
Sách của TS. Nguyễn Minh Kiều viết rằng "không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn", nhưng trong ví dụ của sách thì lại tính ra những con số rất thần kỳ:
- Từ 2-5 đến 12-9: 130 ngày
- Từ 20-11-2004 đến 17-10-2005: 327 ngày
=.=

4. Số ngày trong năm là 365 ngày hay 360 ngày; số ngày trong tháng tính theo ngày thực tế hay tính đều 30 ngày.

Nhiều thắc mắc mong tìm được lời giải đáp. Cảm ơn các bạn!


1. Theo mình thì cứ làm theo giáo trình, mình nghĩ những thứ đc học ở trường là cách làm cơ bản, tổng quát.
Còn công thức của NH thì đấy là cách tính riêng của ngân hàng. Có khi vòng vèo mãi thì bản chất vẫn là công thức như giáo trình cũng nên.

2. Lãi Tp thì cứ tính số lãi NH sẽ được nhận dựa trên số ngày NH nắm giữ TP - từ ngày thực hiện chiết khấu đến ngày TP đáo hạn.
Chiếu khấu là mua lại TP mà, tính số lãi được nhận như kiểu mình mua TP bình thường thôi.

3. Số ngày nhận chiếu khấu: Nếu tính ngày nhận chiết khấu thì thôi ko tính ngày đáo hạn. Mà tính ngày đáo hạn thì thôi ngày nhận chiết khấu.

4. Số ngày trong năm tính là 360 ngày, còn khi tính số ngày nhận chiết khấu thì căn cứ vào số ngày thực tế trong tháng.
 
1. Theo mình thì cứ làm theo giáo trình, mình nghĩ những thứ đc học ở trường là cách làm cơ bản, tổng quát.
Còn công thức của NH thì đấy là cách tính riêng của ngân hàng. Có khi vòng vèo mãi thì bản chất vẫn là công thức như giáo trình cũng nên.

2. Lãi Tp thì cứ tính số lãi NH sẽ được nhận dựa trên số ngày NH nắm giữ TP - từ ngày thực hiện chiết khấu đến ngày TP đáo hạn.
Chiếu khấu là mua lại TP mà, tính số lãi được nhận như kiểu mình mua TP bình thường thôi.

3. Số ngày nhận chiếu khấu: Nếu tính ngày nhận chiết khấu thì thôi ko tính ngày đáo hạn. Mà tính ngày đáo hạn thì thôi ngày nhận chiết khấu.

4. Số ngày trong năm tính là 360 ngày, còn khi tính số ngày nhận chiết khấu thì căn cứ vào số ngày thực tế trong tháng.

Học theo giáo trình cũng khó mà thẩm thấu lắm bạn, như mình nói đó: Sách của TS. Nguyễn Minh Kiều viết rằng "không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn", nhưng trong ví dụ của sách thì lại tính ra những con số rất thần kỳ:
- Từ 2-5 đến 12-9: 130 ngày
- Từ 20-11-2004 đến 17-10-2005: 327 ngày
Và trong giáo trình, Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số lần nhận lãi còn lại của TrP chứ ko dựa trên số ngày NH nắm giữ TrP.
Còn số ngày trong năm, lý thuyết thì ghi 360, còn giải bài tập thì dùng 365 =.= (Sách Thẩm định tín dụng - Nguyễn Minh Kiều)
Ko biết nên học theo cái j :|
 
Mình cũng học môn tín dụng rồi, và cũng đã có ty tỷ băn khoăn về quyển sách của Tiến sĩ này rồi. Quyển này mình chỉ dùng để tham khảo chứ ko học theo hoàn toàn (trong sách này có một số phần kiến thức liên quan đến các quy định đã bị cũ rồi)

4 ý mình trả lời bạn là theo những gì mình được thầy cô dạy ở trường.
Còn chuyện 360 hay 365: bọn mình kiểm tra hay thi đều lấy 360 (không riêng môn Tín dụng mà rất nhiều các môn khác đều lấy 360 làm chuẩn)
còn nếu bạn băn khoăn, bạn có thể nêu rõ trong bài làm của bạn là: giả sử 1 năm có 360 hay 365 ngày. Chuyện giả sử này là hoàn toàn được phép.
Mình nghĩ thế.
 
Mọi người cho mình hỏi về công thức tính chiết khấu 1 chút nhé:
Theo giáo trình trường mình học (mình học Kinh Công) thì công thức tính Số tiền chiết khấu=(Mệnh giá*Thời hạn chiết khấu*lãi suất chiết khấu)/360 nhưng mình đọc trong giáo trình của 1 số trường khác và trên google thi lại dùng công thức: Số tiền chiết khấu= Mệnh giá/(1+lãi suất*thời hạn chiết khấu/360). Minh tính thử 1 số bài theo 2 cách thì lại ra 2 kết quả khác nhau, vậy công thức nào là đúng?
 
Học theo giáo trình cũng khó mà thẩm thấu lắm bạn, như mình nói đó: Sách của TS. Nguyễn Minh Kiều viết rằng "không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn", nhưng trong ví dụ của sách thì lại tính ra những con số rất thần kỳ:
- Từ 2-5 đến 12-9: 130 ngày
- Từ 20-11-2004 đến 17-10-2005: 327 ngày
Và trong giáo trình, Lãi TrP = Mệnh giá * Ls TrP * Số lần nhận lãi còn lại của TrP chứ ko dựa trên số ngày NH nắm giữ TrP.
Còn số ngày trong năm, lý thuyết thì ghi 360, còn giải bài tập thì dùng 365 =.= (Sách Thẩm định tín dụng - Nguyễn Minh Kiều)
Ko biết nên học theo cái j :|

Mình hiểu băn khoăn của bạn vì mình cũng từng nát óc với mấy cái này. Nhưng cuối cùng mình tự đặt ra 1 số quy luật sau để bạn tham khảo:
1- Về phần ngày tính lãi, nếu bạn lấy ngày đầu thì k lấy ngày sau và ngược lại, nếu suy nghĩ kỹ thì đây chính là phần đại số của các ngày trừ lại với nhau thôi nên bạn cứ thế mà bấm máy tính nhé. Còn vd bạn nêu từ 2/5 đến 12/9 thì mình tính ra là 132 ngày ,nếu k tính ngày đầu (tức là 2/5) thì từ 3/5 đến 31/5 có 28n+30 (t6) + 31n (t7) + 31n (t8) + 11n (k tính ngày cuối)là 131n???
2- Lãi trái phiếu: ví dụ, nếu như TP đc phát hành vào ngày 27/2, thời hạn là 12 tháng, đến ngày 27/6 thì KH mang lại NH xin chiết khấu --> bạn tính lãi theo tháng (360 ngày); nếu k phải là ngày 27 thì bạn tính lãi theo ngày (365 ngày) cho đơn giản công thức. Nếu có chênh lệch thì k đáng kể.
 
Mọi người cho mình hỏi về công thức tính chiết khấu 1 chút nhé:
Theo giáo trình trường mình học (mình học Kinh Công) thì công thức tính Số tiền chiết khấu=(Mệnh giá*Thời hạn chiết khấu*lãi suất chiết khấu)/360 nhưng mình đọc trong giáo trình của 1 số trường khác và trên google thi lại dùng công thức: Số tiền chiết khấu= Mệnh giá/(1+lãi suất*thời hạn chiết khấu/360). Minh tính thử 1 số bài theo 2 cách thì lại ra 2 kết quả khác nhau, vậy công thức nào là đúng?
Bạn nên tham khảo sách của Học Viện ngân hàng hay của KTQD sẽ biết ngay thôi mà :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,601
Thành viên mới nhất
clintonkanemerc
Back
Bên trên