Mong các anh chị nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về cách tính và cho vay Hạn mức tín dụng

clickdo4545

Thành viên
Theo công thc mà các ngân hàng thường tính thì tính Hn mc tín dng ph thuc vào vic tính ra Nhu cu vn lưu đng cn thiết.
Công thc: nhu cu vn lưu đng cn thiết = tng chi phí SXKD/Vòng quayVLĐ.
Vòng quay VLĐ = 360/chu kỳ kinh doanh.
Chu kỳ kinh doanh theo cách tính ca các Ngân hàng bng s ngày các khon phi thu + s ngày hàng tn kho.
Câu hi đt ra là nếu tính như thế này: Trong trường hp mà chu kỳ kinh doanh ca doanh nghip ln hơn 1 năm thì có cho vay theo Hn mc tín dng không? cách tính s như thếo
 
theo mình đã học thì thế này:
HMTD = Nc VLD - VLDR - Vay nợ #
Nc VLD = Chu kỳ ngân quỹ x GVHB/365
Chu kỳ ngân quỹ = thời gian dự trữ tiền + thời gian tồn kho + thời gian thu tiền - thời gian thanh toán
Đó là công thức còn cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vayngắn hạnnhằm bổ sung sự thiếu hụt vốn lưu động thời vụ ==> trên 1 năm thì sẽ là cho vay trung và dài hạn rồi, cách tính thì bạn xem phần cho vay trung, dài hạn nha ^^
 
Theo mình nghĩ việc sử dụng chu kỳ kinh doanh thay vì chu kỳ ngân quỹ phải chăng là một dụng ý của Ngân hàng để đẩy hạn mức tín dụng cho Khách hàng cao hơn một chút. Có lợi cho cả đổi bên. Nhưng vấn đề trên 1 năm thì sẽ đưa vào trung và dài hạn rồi, nếu trường hợp vậy mình nghĩ họ sẽ điều chỉnh thêm. Bạn chờ vài hôm nữa tớ sẽ có câu trả lời xác đáng giúp cậu nhé!
 
Ok. mọi người cứ vào thảo luận thôi. Bản chất khách hàng vẫn muốn cấp hạn mức tín dụng mà

---------- Post added 18-02-2012 at 07:19 PM ----------

Bạn có thể nói là bạn học công thức này ở đâu được không? ý nghĩa của cái tỷ số GVHB/365 là gì vậy bạn??
theo mình đã học thì thế này:
HMTD = Nc VLD - VLDR - Vay nợ #
Nc VLD = Chu kỳ ngân quỹ x GVHB/365
Chu kỳ ngân quỹ = thời gian dự trữ tiền + thời gian tồn kho + thời gian thu tiền - thời gian thanh toán
Đó là công thức còn cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vayngắn hạnnhằm bổ sung sự thiếu hụt vốn lưu động thời vụ ==> trên 1 năm thì sẽ là cho vay trung và dài hạn rồi, cách tính thì bạn xem phần cho vay trung, dài hạn nha ^^
 
bạn có thể tham khảo sách nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đại học ngân hàng Tp.HCM của ths bùi diệu anh, nhà xuất bản phương đông và sách tín dụng ngân hàng, tiến sĩ hồ diệu chủ biên, nxb thống kê 2003
thực chất là tính theo tổng chi phí kế hoạch nhưng trên thực tế 1 số nh lấy chỉ tiêu gvhb thay cho tổng chi phí kế hoạch, nếu tính tổng cp kh thì sẽ = gvhb +cp ql, bán hàng. vì cách tính này dựa trên cơ sở bảng CĐKT và báo cáo thu nhập dự kiến nên các số liệu có được là số bq năm (như nhu cầu vốn lưu động). ct trên chia cho 365 chỉ để quy đổi đơn vị thôi, bạn nghĩ sao khi chu kỳ ngân quỹ là ngày và giá vốn hàng bán là số bq năm???
k nên xem cho vay theo hạn mức như 1 giải pháp tài trợ cho sự thiếu hụt nói chung về vốn lưu động (kể cả phần vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, phần vốn này nếu thiếu phải được tài trợ trung dài hạn). nếu muốn cho vay thì có thể thực hiện dưới hình thức cho vay ngắn hạn gối đầu hoặc thực hiện việc đáo nợ.
 
Cám ơn bạn Hongminh. Tuy nhiên mình có điều thắc mắc: Ý của bạn trong trường hợp này là thế nào (k nên xem cho vay theo hạn mức như 1 giải pháp tài trợ cho sự thiếu hụt nói chung về vốn lưu động (kể cả phần vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên, phần vốn này nếu thiếu phải được tài trợ trung dài hạn). nếu muốn cho vay thì có thể thực hiện dưới hình thức cho vay ngắn hạn gối đầu hoặc thực hiện việc đáo nợ.)
Nếu thiết hụt vốn lưu động và cho vay trung dài hạn là sao vậy bạn? Bản chất của việc cho vay vốn lưu động tài trợ trung dài hạn như bạn nói? Trong trường hợp đó thì cho vay theo phương thức nào? mục đích là gì vậy bạn?
Mong bạn cho ý kiến. Thanks!


 
có lẽ bạn nên xem lại các sách sau : phân tích tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ tín dụng, tín dụng ngân hàng.........
 
Hic. Cám ơn bác. Mình muốn được chỉ giáo luôn tại đây vì chắc cũng không lâu lắm.
 
Dear bạn clickdo4545

Nói về vấn đề hạn mức tín dụng thì thông thường đó là vốn lưu động _ tức là vốn ngắn hạn (thông thường là dưới 1 năm). Trong trường hợp DN có vòng quay vốn trên 1 năm (VD: trồng rừng có thể mất 5, 10 năm), người thẩm định sau khi xem xét các yếu tố rủi ro của ngành hàng, xem xét các sản phẩm của Ngân hàng có thể đề xuất 1 phương án tài trợ phù hợp với nhu cầu của DN, đồng thời đảm bảo an toàn vốn cũng như thanh khoản của Ngân hàng.
Với tình huống đặc thù trên, không nên và cũng không cần áp dụng công thức tính hạn mức tín dụng thông thường vì điều này liên quan đến vấn đề thanh khoản của Ngân hàng, và cách tính cụ thể phải xem đặc điểm của DN đó ra sao, phương án kinh doanh thế nào. Những trường hợp như vậy, các Ngân hàng TMCP không dồi dào thanh khoản sẽ không đời nào tài trợ, DN nên tìm đến Agribank, VCB, Incombank.
 
Mình có gặp 1 thằng khách hàng mà vòng quay VLĐ của nó rất thấp (theo tính toán chỉ 0.56 vòng/ năm). trong trường hợp này thì mình xử lý như sau: Do thằng khách hàng của mình có hoạt động đặc thù (nhập khẩu ủy thác và làm đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) do đó dẫn đến phải thu khách hàng và trả trước cho ng bán của nó rất lớn. trong khi đó, chỉ ghi nhận doanh thu từ phí ủy thác và hoa hồng đại lý. do đó, khi tính toán hạn mức, tớ đã tiến hành tách các khoản phải thu tư 2 hoạt động trên và tính toán lại vòng quay VLĐ của khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tính lại vòng quay VLĐ trên tình hình thực tế (vì đôi khi BCTC của khách hàng vì lý do nào đó đã được căn chỉnh nên 1 số chỉ tiêu phản ánh ko đúng với thực tế). hơn nữa. bạn tiến hành tham khảo vòng quay VLĐ của các khách hàng khác trong cùng ngành để lấy tham khảo..... Đây là trường hợp khách hàng của mình. Nếu bạn cho mình biết về đặc thù kinh doanh trong trường hợp bạn tính toán thì mình có thể hỏi hộ bạn ^^
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,511
Thành viên mới nhất
bet168bond2
Back
Bên trên