Lộ trình của một sinh viên muốn làm việc trong ngành Ngân Hàng

Lang thang, vô tình nhận được những kinh nghiệm hay ho của một tiềm bối đi trước, mình thấy hay hay nên copy lên đây cho moi người cùng trao đổi, thảo luận :D Open share.

"Bạn là một sinh viên ngân hàng nói riêng, sinh viên ngành kinh tế nói chung và bạn mong muốn khi ra trường được làm việc tại một ngân hàng tốt.
Nhưng bạn thật sự chưa biết mình phải chuẩn bị những gì? Phải bắt đầu từ đâu ngoài những gì đang được học ở trường?
Bạn lo sợ ngành Ngân hàng thì tỉ lệ con ông cháu cha nhiều, liệu mình có cơ hội hay không? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra trong đầu bạn làm bạn lo lắng, suy nghĩ. Tự nhiên lại thấy hối hận vì thời sinh viên mình đã chơi nhiều, giờ sang năm cuối rồi, ra trường là phải tự nuôi thân rồi, không biết sẽ làm gì đây.
Không ít các bạn trẻ gặp phải điều này, hy vọng với chút kinh nghiệm ít ỏi của mình, có thể giúp cho các bạn được phần nào :) Với tinh thần cho và nhận chúng ta sẽ cùng bổ sung cho nhau, cùng làm cho con đường chúng ta đi là ngắn nhất, đẹp nhất.

Sinh viên năm cuối, liệu đã muộn? Nếu bạn có mục tiêu, bạn muốn thay đổi, tôi nghĩ rằng chưa bao giờ là muộn. Quyết định lúc này là ở bạn. Muốn hay không? OK. Chúng ta đã quyết định cùng nhau là: sẽ thay đổi, cùng làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Vậy còn chần chừ gì nữa, chúng ta bắt đầu thôi ;)

Bước 1: Cài đặt tư tưởng, xác định mục tiêu

Điều đầu tiên mà tôi nghĩ là điều quan trọng nhất đó là bạn phải xác định, phải cài đặt vào đầu mình tư tưởng là: ra trường mình phải làm việc trong 1 ngân hàng tốt. (Tất nhiên, tốt thế nào thì còn phải xem xét nhiều yếu tố, nhưng cứ xác định thế đã, chúng ta sẽ bàn đến cái “tốt” sau :D)
Khi đã xác định tư tưởng như thế, bộ não bạn mới bắt đầu sản sinh ra những suy nghĩ, những ý tưởng, rồi bạn sẽ hành động để hiện thực hóa mục tiêu sau của bạn. Nào, chúng ta cùng bàn đến mục tiêu.
Mục tiêu là của mỗi cá nhân, tôi không thể nói thay cho bạn được. Tôi chỉ có thể khuyên bạn là nên đặt mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn: vd như ra trường tìm được công việc ở 1 ngân hàng nước ngoài lương khởi điểm là 700$ chẳng hạn ;)

Mục tiêu trung hạn: (với tôi thì thường là từ 3-5 năm) bạn nhìn xung quanh mình những ai mới ra trường được 2-3 năm mà kết quả tốt nhất, hãy cứ đặt mục tiêu của mình cao hơn và ít nhất là bằng như thế. Vd là trưởng phòng ngân hàng chẳng hạn ;) (to phết đấy ;) ) hay là sẽ có bằng MBA, master …(tất nhiên mục tiêu có bằng này phải phục vụ được cho mục tiêu dài hạn, chứ không phải là học chỉ để lấy cái bằng thì uổng phí lắm :D)

Mục Tiêu dài hạn: (với tôi là từ 5-7 năm) lúc đó bạn ít nhất cũng đã 27 đến 29 tuổi rồi, có rất nhiều thứ bạn phải lo toan hơn cho cuộc sống rồi. Một ngôi nhà, một người vợ hiền (một người chồng tốt, với bạn nữ thì có thể sớm hơn, cho vào mục tiêu trung hạn đi ;)) một cuộc sống hạnh phúc đầm ấm có lẽ cũng là lúc nên nghĩ đến. Còn về sự nghiệp thì sao? Tôi nghĩ rằng với tư tưởng đã cài đặt từ lúc đầu như thế, với mục tiêu trung hạn như thế thì 5-7 năm bạn hoàn toàn đã có thể trở thành giám đốc chi nhánh của một ngân hàng hay một doanh nghiệp của chính bản thân bạn. Tin tôi đi, thậm chí bạn hoàn toàn có thể làm được hơn thế nữa ;)
Ok, sau khi đã xác định được tư tưởng, mục tiêu của mình, chúng ta bắt đầu tìm ra con đường ngắn nhất chinh phục từng mục tiêu đó nào.


Bước 2: Xác định lại vị trí, điểm xuất phát của mình

Bạn hãy xác định lại xem, mình đang có những gì, với những gì mình đang có thì mục tiêu ngắn hạn có dễ dàng thực hiện được không.
Là sinh viên năm cuối mình đang có những gì nào?

Bằng cấp. Bằng cấp của bạn đang loại gì, khả năng ra trường sẽ được bằng gì, hãy so sánh bằng của bạn với mặt bằng chung của ngôi trường và xã hội (bằng giỏi ở trường A chưa chắc đã được đánh giá cao bằng bằng khá ở trường B) Các bạn có thể tham khảo thêm tại topic http://ub.com.vn/threads/2226-Hoc-dan-lap-amp-Co-hoi-lam-viec-trong-Ngan-hang-#axzz1UtaYn4vH
Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, bằng cấp không phải là điều quan trọng nhất trong mục tiêu ngắn hạn của bạn, nhưng nó cũng là điều không thể thiếu. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình 1 cái bằng mà được mặt bằng chung của các ngân hàng chấp nhận. (bao nhiêu trở lên với các nam, bao nhiêu trở lên với nữ)

Kĩ năng mềm. Có ai đó từng nói với tôi rằng “Bạn có bao nhiêu cái bằng cũng không bằng được một cái bằng, “BẰNG LÒNG””. Càng ngày xã hội càng nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng mềm, chỉ số EQ đang được sử dụng nhiều hơn trong quá trình tuyển dụng vào ngân hàng. Các nhà khoa học thế giới cho rằng, để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85% trong khi kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (từ Tổ chức Đào tạo và Phát triển Kỹ Năng Mềm “Institution for Soft Skills Training and Development” - ISSTD). Và thực tế hiện nay năng lực của con người được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chúng ta không phủ nhận kĩ năng cứng là rất quan trọng, không có cứng làm tiền đề, làm nền tảng thì mềm cũng không có nhiều đất diễn :D Nhưng nếu chỉ có kĩ năng cứng thì bạn sẽ mãi chỉ là nhân viên, tôi xin cam đoan điều này :) Nói kĩ năng mềm nó rất rộng, trừu tượng và là sự tổng hợp của vô vàn các kĩ năng. Là sinh viên chúng ta hãy cứ xét xem mình đang có những kĩ năng bé bé như: giao tiếp, thuyết trình, nói trước đám đông, thuyết phục, làm viêc nhóm hay chưa đã? Bạn nào say mê về kĩ năng mềm thì xét đến đàm phán, gây ảnh hưởng, lãnh đạo,… Nói chung là vô vàn kĩ năng cần phải học :D

Kinh nghiệm. Tôi nghĩ đây là bài toán đau đầu nhất của các bạn sinh viên đây. Khi viết CV, khi xem yêu cầu công việc, nhìn đâu cũng thấy yêu cầu kinh nghiệm, nhìn đâu cũng thấy ưu tiên người có kinh nghiệm. Thế này thì còn cơ hội nào cho những người mới ra trường như mình nữa :( Kinh nghiệm ở đây, tôi nghĩ rằng nó không bó hẹp ở việc bạn đã đi làm ở một cơ quan nào đó hoành tráng hay chưa mà nó bao gồm tất cả những việc bạn đã từng làm. Với các bạn năng động hay đi làm thêm có kinh nghiệm công việc ở các công ty thì không nói làm gì, nhưng với những bạn khác thì kinh nghiệm của bạn đến từ: đi bán hoa cùng nhóm bạn vào các ngày lễ, đi gia sư, phát tờ rơi… hay đơn giản như phục vụ tại quán ăn ở chính nhà mình :D Nếu chịu khó suy nghĩ, lục lại kí ức, tự nhiên bạn sẽ thấy mình cũng có nhiều kinh nghiệm phết đấy nhỉ :D Lúc này điều quan trọng là làm thế nào để link những kinh nghiệm bé bé này vào công việc trong mục tiêu ngắn hạn của bạn. Link như thế nào hồi sau sẽ rõ :D

Các mối quan hệ. Ngồi nghĩ lại xem bạn đang có bao nhiêu mối quan hệ nào? Chất lượng các mối quan hệ đó ra sao? Các mối quan hệ ở đây không chỉ là những mối quan hệ họ hàng, người thân cận cận trong gia đình mà còn từ bạn bè… từ những lần gặp gỡ trước đây. Điều này rất quan trọng và cũng quyết định nhiều đến thành công của bạn, bên cạnh những nỗ lực từ bản thân thì sự giúp đỡ từ bên ngoài sẽ giúp bạn đi nhanh hơn và bước vững hơn. Nếu mình chưa có, thì mình xây dựng các mối quan hệ thôi. (Tạo thế nào thì hồi sau chúng ta sẽ bàn đến) Cũng nhiều bạn rất tự tin, suy nghĩ rằng, mình cần gì phải làm thế, mình có khả năng, tự khắc mình có thể làm được, cần gì phải nhờ vả đến ai, lại mang tiếng… Cá nhân tôi nghĩ đó là một suy nghĩ hơi sai lầm. Như tôi đã nói, bạn có thể tự đi, nhưng có người đi cùng trên con đường của bạn thì bao giờ nó cũng vui hơn, hạnh phúc hơn và nhanh hơn. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng, mình đang đi nhờ vả người ta, mà hãy nghĩ rằng mình đang mang đến cho người ta cơ hội “được giới thiệu mình đến với những người, những tổ chức đang cần mình” Hãy thử nghĩ xem, khi bạn làm tốt, thì bạn đã góp phần làm tăng uy tín của người ta vì đã giới thiệu bạn rồi đấy. Lúc này điều quan trọng là phải làm sao cho xứng đáng với lời giới thiệu, tự khắc đó lại là một động lực nữa để bạn phấn đấu. Chúng ta đang cùng “cho vào nhận” Cho đi trước đã nhé!

Còn gì nữa không nhỉ? Nhiều bạn đang là sinh viên nhưng có điểm xuất phát rất tốt, chắc chắn ngoài 4 điều cơ bản trên thì còn có nhiều cái khác để nói nữa. Các bạn bổ sung tiếp cho tôi nhé! Tôi lấy ví dụ đơn giản, sự hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội :D Đây là một điều rất rất lợi thế :D Tôi có đứa em, cũng đang là sinh viên năm cuối, nhưng nó biết rất nhiều về “chính trường” ngồi nghe nó nói vanh vách, ông tổng của ngân hàng này đi lên từ đâu, trước học trường gì, cuộc đời sóng gió ra làm sao; bà tổng ngân hàng kia quê ở đâu, Tổng giám đốc quỹ đầu tư nọ là con ai… :D Không nhất thiết chúng ta phải biết những điều này, những điều này cũng không nói lên rằng bạn là người giỏi nhưng ít ra thì cũng phẩn nào đấy khiến người ta ấn tượng về bạn trong một cuộc nói chuyện :D Với sinh viên muốn làm ngân hàng thì tôi nghĩ các bạn cứ chuẩn bị những kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội liên quan đến ngành ngân hàng như tình hình lãi suất, chính sách tiền tệ, chứng khoán,… cũng đã là một thành công rất lớn.

Bước 3: Tìm hiểu về ngân hàng
(page 9)
Các cụ có câu “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” Bước 2 mình đã tìm hiểu xem là mình đang có những gì rồi, giờ chúng ta đi tìm hiểu xem Ngân hàng có những gì, từ đó rồi chúng ta sẽ lên kế hoạch “cưa đổ” nó :”>

continue...

(Sưu tầm)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bước 3: Tìm hiểu về ngân hàng

Các cụ có câu “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” Bước 2 mình đã tìm hiểu xem là mình đang có những gì rồi, giờ chúng ta đi tìm hiểu xem Ngân hàng có những gì, từ đó rồi chúng ta sẽ lên kế hoạch “cưa đổ” nó :”>

Tôi thấy nhiều bạn học đến năm cuối một trường đào tạo chuyên sâu về ngân hàng rồi nhưng vẫn chưa biết trong ngân hàng làm những cái gì, có những bộ phận nào, những vị trí nào, có phải đơn thuần Ngân Hàng chỉ đi huy động rồi cho vay lại hay không. Lúc đầu nghĩ rằng để tìm hiểu được hết chỗ này cũng cần kha khá thời gian, vì hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại các mô hình ngân hàng khác nhau nhưng vể bản chất sâu bên trong của nó cũng đều giống nhau cả :) Bởi thế mình cứ chọn 1 ngân hàng để tìm hiểu đã, rồi những ngân hàng khác chỉ thêm chỗ này một tí, sửa chỗ kia 1 tí thôi. (Bạn nên chọn một ngân hàng trong top 3 thì cơ cấu của nó có đầy đủ các bộ phận hơn và cũng có nhiều sản phẩm, nghiệp vụ để mình tìm hiểu hơn)

Thứ nhất: Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, bộ máy ngân hàng.
Tài liệu tốt nhất giúp bạn tìm hiểu về điều này là Báo Cáo Thường Niên năm gần nhất và website của Ngân Hàng, bây giờ hầu hết các ngân hàng đểu là công ty đại chúng nên việc tìm những tài liệu này không quá khó khăn.
Tìm hiểu xem mỗi bộ phận, mỗi khối trong bộ máy đó có những chức năng, nhiệm vụ chính là gì? Tại sao ngân hàng này lại phân chia bộ máy như thế này mà lại không phân chia giống ngân hàng kia? Với mô hình này thì ưu điểm của nó là gì? Nhược điểm là gì? Tự đặt ra các câu hỏi rồi tìm cách trả lời những câu hỏi đó, tự đưa ra quan điểm đánh giá của chính bản thân mình, đúng cũng được, sai cũng được, điều quan trọng là tự bản thân mình đưa ra được những đánh giá và nhìn nhận đó. Câu nào không thể tự trả lời được, note lại, biết đâu lại có dịp hỏi chính lãnh đạo ngân hàng đó trong một cuộc phỏng vấn chăng :D điều đó có ghi điểm hơn không nhỉ? Tôi nghĩ là có đấy :D

Thứ 2: Trong từng khối lớn của ngân hàng bao gồm những bộ phận nào?
Có được cái nhìn tổng quát về NH đó rồi, ta bắt đầu mổ xẻ chi tiết nó. Thật sự để trả lời được câu hỏi này không hề đơn giản. Vì thậm chí trong cùng một ngân hàng nhưng có thể người ở khối này cũng không biết được ở khối kia có những bộ phận nào? Làm những công việc gì. May mắn là chúng ta đang sống trong thời đại của “thế giới phẳng” :D “Dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra google” :D Cũng may mắn là có những diễn đàn như U&Bank để chúng ta có thể hỏi và có những người sẵn sàng trả lời cho chúng ta như anh daibang168 ở topic http://ub.com.vn/threads/1656-Khoi-Nguon-von-cua-mot-ngan-hang-lam-gi.html?p=78162#post78162 Chốt lại, không nhất thiết là chúng ta phải hiểu được hết chi tiết các khối trong NH bao gồm những bộ phận gì, chức năng ra sao, mà chỉ cần có được cái nhìn tổng quan về khối đó, cách thức liên kết trách nhiệm giữa các bộ phận là đã thành công lắm lắm rồi :D

Thứ 3: Nghiên cứu xem chi tiết công việc của từng vị trí.
Mỗi bộ phận khách nhau sẽ có những vị trí công việc khác nhau, yêu cầu khác nhau. Còn chờ gì nữa mà bạn không lục tung cái mục tuyển dụng của NH lên, list ra tất cả những vị trí, mô tả công việc như thế nào, yêu cầu ra sao? Lúc này một NH có hệ thống JS, JD rõ ràng và khá sát với thực tế sẽ giúp ích các bạn rất nhiều (tham khảo của Techcombank, MB, ACB) Hãy cứ list cả những công việc mà bạn cảm thấy yêu cầu cao, bạn chưa thể làm được, nhưng nó sẽ là một cái đích, một cái tham khảo để bạn hướng đến nó trong tương lai ;)

Bước 4: Tìm hiểu về vị trí mình yêu thích nhất, phù hợp với mình nhất.
Có thể cho vào trong bước 3, nhưng tôi nhận thấy đây là một điều quan trọng nên quyết định để nó là một bước riêng.

continue...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
bài viết rất bổ ích, nhất là cho sv năm 3 và năm cuối như bọn e, cảm ơn anh hoangthai, a có phải FTUer k ạ??@@
 
Bài viết rất hay và bổ ích.

Mình đã ra trường và đi làm từ năm 2007 nên cũng đã có 1 khoảng thời gian tương đối trải nghiệm và thực hiện kế hoạch sự nghiệp của mình. Mình xin chia sẻ vài ý như thế này.

1. Mục tiêu:
Đã làm gì, dù là ăn uống hay vui chơi đều phải có mục tiêu rõ ràng huống chi sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên hiện nay các bạn sinh viên đặc biệt là những bạn gia đình không có truyền thống làm trong ngành ngân hàng, hiếm người hiểu rõ mình học để làm gì, ra trường làm ở vị trí nào? Phải nắm rõ mục tiêu rồi mới từng bước vạch ra kế hoạch mà phấn đấu.

2. Thăng tiến công việc
Nếu bạn là người tham vọng muốn thành công và trưởng thành nhanh chóng bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Chọn vị trí đa năng tại ngân hàng nhỏ (dễ thi vào nhưng học được nhiều và lương không cao)
- Nhảy việc chiến lược: theo các yêu cầu công việc của các ngân hàng các mốc kinh nghiệm ưu tiên sẽ là
+ 1 năm: Vị trí chuyên viên
+ 3 năm: Vị trí trưởng bộ phận, kiểm soát viên, trưởng nhóm
+ 5 năm: Phó phòng/trưởng phòng/Giám đốc chi nhánh
Tại các mốc thời gian này bạn chuyển việc từ NH này sang NH khác sẽ có vị trí cao hơn, thu nhập tốt hơn. Nếu bạn sau 2 năm mới chuyển thì vẫn chưa đủ đk làm quản lý cấp thấp mà chỉ ở vị trí chuyên viên sẽ phí 1 năm trừ khi bạn muốn phấn đấu leo cao tại chính ngân hàng đầu tiên của mình.
Không nên quá tập trung làm 1 việc, tức là chuyển việc bạn nên lái sang một mảng công việc khác nhưng có chút liên quan tới công việc cũ. Bạn càng đa năng, bạn càng chuyên nghiệp và kinh nghiệm phong phú. CV của bạn sẽ đẹp lên qua các năm và phấn đấu đên mốc 10 năm bạn có thể đạt tới vị trí như giám đốc khối, phó tổng là không quá khó

3. Học tập
Việc học tiếp là rất cần thiết nếu bạn muốn thăng tiến nhanh. Mình không khuyến khích các bạn SV ra trường học MA hay MBA vội vì sau khi học xong bạn vẫn chỉ ôm một "mớ lý thuyết" và thu nhập cũng chẳng hơn là bao. Thời gian ra trường nên tập trung nắm bắt công việc, tự đào tạo các kỹ năng nhất là kỹ năng mềm và kỹ năng văn phòng (vốn sv Việt Nam không giỏi) để tạo sức bật tốt so với các bạn cùng trang lứa
Nên bắt đầu học tiếp khi bạn đã đi làm từ 1-2 năm. Nếu có điều kiện đừng bao giờ học cao học Made in Việt Nam vì nó không khác gì học lại cử nhân 1 lần nữa. Rất hình thức mà cũng không có thêm cái gì mới. Nên học các chương trình liên kết với nước ngoài. Ưu tiên học Master of Banking chứ học MBA thì vừa vất vả mà lại không ứng dụng đươc. Hiện tại CFVG liên kết với NEU có chương trình MEBF (master in economics of Banking and Finance) là bằng cao học, theo mình, là có giá trị nhất đối với dân ngân hàng. Ngoài ra nếu đủ "trâu" về tiền bạc và sức khỏe các chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA, CFA, FRM,.. là hành trang số 1 cho con đường công danh của bạn tại ngân hàng.
Tuy nhiên bạn cần có giới hạn về học vấn, không nên máu me "Tiến sĩ" hay "giao sư" nếu bạn đi làm ngân hàng vì chi phí và thời gian bỏ ra là rất dài.

Vài lời chia sẻ..
 
Bài viết rất hay và bổ ích.

Mình đã ra trường và đi làm từ năm 2007 nên cũng đã có 1 khoảng thời gian tương đối trải nghiệm và thực hiện kế hoạch sự nghiệp của mình. Mình xin chia sẻ vài ý như thế này.

1. Mục tiêu:
Đã làm gì, dù là ăn uống hay vui chơi đều phải có mục tiêu rõ ràng huống chi sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên hiện nay các bạn sinh viên đặc biệt là những bạn gia đình không có truyền thống làm trong ngành ngân hàng, hiếm người hiểu rõ mình học để làm gì, ra trường làm ở vị trí nào? Phải nắm rõ mục tiêu rồi mới từng bước vạch ra kế hoạch mà phấn đấu.

2. Thăng tiến công việc
Nếu bạn là người tham vọng muốn thành công và trưởng thành nhanh chóng bạn nên lưu ý các vấn đề sau:
- Chọn vị trí đa năng tại ngân hàng nhỏ (dễ thi vào nhưng học được nhiều và lương không cao)
- Nhảy việc chiến lược: theo các yêu cầu công việc của các ngân hàng các mốc kinh nghiệm ưu tiên sẽ là
+ 1 năm: Vị trí chuyên viên
+ 3 năm: Vị trí trưởng bộ phận, kiểm soát viên, trưởng nhóm
+ 5 năm: Phó phòng/trưởng phòng/Giám đốc chi nhánh
Tại các mốc thời gian này bạn chuyển việc từ NH này sang NH khác sẽ có vị trí cao hơn, thu nhập tốt hơn. Nếu bạn sau 2 năm mới chuyển thì vẫn chưa đủ đk làm quản lý cấp thấp mà chỉ ở vị trí chuyên viên sẽ phí 1 năm trừ khi bạn muốn phấn đấu leo cao tại chính ngân hàng đầu tiên của mình.
Không nên quá tập trung làm 1 việc, tức là chuyển việc bạn nên lái sang một mảng công việc khác nhưng có chút liên quan tới công việc cũ. Bạn càng đa năng, bạn càng chuyên nghiệp và kinh nghiệm phong phú. CV của bạn sẽ đẹp lên qua các năm và phấn đấu đên mốc 10 năm bạn có thể đạt tới vị trí như giám đốc khối, phó tổng là không quá khó

3. Học tập
Việc học tiếp là rất cần thiết nếu bạn muốn thăng tiến nhanh. Mình không khuyến khích các bạn SV ra trường học MA hay MBA vội vì sau khi học xong bạn vẫn chỉ ôm một "mớ lý thuyết" và thu nhập cũng chẳng hơn là bao. Thời gian ra trường nên tập trung nắm bắt công việc, tự đào tạo các kỹ năng nhất là kỹ năng mềm và kỹ năng văn phòng (vốn sv Việt Nam không giỏi) để tạo sức bật tốt so với các bạn cùng trang lứa
Nên bắt đầu học tiếp khi bạn đã đi làm từ 1-2 năm. Nếu có điều kiện đừng bao giờ học cao học Made in Việt Nam vì nó không khác gì học lại cử nhân 1 lần nữa. Rất hình thức mà cũng không có thêm cái gì mới. Nên học các chương trình liên kết với nước ngoài. Ưu tiên học Master of Banking chứ học MBA thì vừa vất vả mà lại không ứng dụng đươc. Hiện tại CFVG liên kết với NEU có chương trình MEBF (master in economics of Banking and Finance) là bằng cao học, theo mình, là có giá trị nhất đối với dân ngân hàng. Ngoài ra nếu đủ "trâu" về tiền bạc và sức khỏe các chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA, CFA, FRM,.. là hành trang số 1 cho con đường công danh của bạn tại ngân hàng.
Tuy nhiên bạn cần có giới hạn về học vấn, không nên máu me "Tiến sĩ" hay "giao sư" nếu bạn đi làm ngân hàng vì chi phí và thời gian bỏ ra là rất dài.

Vài lời chia sẻ..
thank a đã chia sẻ!!!
Cơ mà xác định mục tiêu là quan trọng nhưng phương pháp đạt được muc tiêu mới khó, dẫu biết rằng mỗi người phải tự tìm ra phương pháp riêng, anh chia sẻ thêm đc k
 
vạn sự khởi đầu nan
gian nan bắt đầu nản
nản hoài rồi cũng chán
chán mãi rồi lại than
than suốt sẽ có gan
có gan thì dễ gặp công an
coi chừng không còn được lang than...
 
thank a đã chia sẻ!!!
Cơ mà xác định mục tiêu là quan trọng nhưng phương pháp đạt được muc tiêu mới khó, dẫu biết rằng mỗi người phải tự tìm ra phương pháp riêng, anh chia sẻ thêm đc k

Đúng như bạn nói, phương pháp thì mỗi người có cách riêng của mình tuy nhiên cần phải có những nguyên tắc nhất định. Minh nêu ra vài gợi ý như sau

1. Phải biết mình tức là: mình có những thế mạnh, điểm yếu gì ví dụ bạn giỏi tính toán, không giỏi viết lách hay giao tiếp vậy bạn phù hợp với những công việc như kiểm toán, phân tích, quản trị rủi ro,...

2. Tìm kiếm các công việc phù hợp từ các ngân hàng. Cố gắng thi được vào ngân hàng lớn (để sau này nhảy việc xuống NH nhỏ dễ hơn). Các ngân hàng như VIB, MB, EAB, Tech, ACB, EIB, STB đều không khó vào nếu bạn ôn tập kỹ

3. Xây dựng chiến lược và phương pháp thực hiện. Chiến lược ở đây hiểu theo 2 cách đều được: Chiến lược tích lũy kinh nghiệm và nghiệp vụ và chiến lược kiếm tiền. Trong từng thời điểm không thể tiến hành cả 2.

Ví dụ nhé mình lựa chọn phương pháp "nhân viên quèn - ngân hàng lớn" sang "quản lý - ngân hàng nhỏ" và cuối cùng là "quản lý - ngân hàng tốt". Phương pháp thực hiện là chiến lược tích lũy kinh nghiệm trong giai đoạn "nhân viên quèn - ngân hàng lớn" và "quản lý - ngân hàng nhỏ". Chiến lược kiếm tiền thực hiên trong giai đoạn "quản lý - ngân hàng tốt" (hãy nhớ NH tốt = ngân hàng nhiều tiềm năng phát triển chứ ko nhất thiết là ngân hàng lớn)
 
cám ơn anh vì bài viết hay và thiết thực!^^ em muốn hỏi về cơ hội ở vị trí kế toán trong các ngân hàng ạh. theo em thấy thì các NH chủ yếu tuyển GDV và QHKH. rất ít khi tuyển kế toán. em muốn ứng tuyển vị trí này thì cần những điều kiện j ah? em là SV sắp ra trường, khả năng đạt bằng giỏi tuy nhiên trường khá là bé và chưa có tiếng tăm j ^^. em cám ơn anh nhiều ạ!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,095
Tổng số thành viên
351,802
Thành viên mới nhất
hb883net
Back
Bên trên