Làm thế nào để sống trong nghề ngân hàng ?

locnguyendragon

Thành viên
Sáng nay tản mạng suy nghĩ đôi dòng trăn trở cho hơn 10 năm kinh nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước có, tư nhân có và ngân hàng có. Bản thân cũng mong muốn chia sẽ một chút kinh nghiệm hướng đến các bạn sinh viên học tài chính ngân hàng để có những nhận định tư duy, định hướng cuộc đời thực của mình trong cuộc sống theo nghiệp ngân hàng.

Sự chia sẽ này xuất phát từ quan điểm cá nhân chứ không dám phản ánh theo lối tư duy quơ đủa cả nắm. Sự chia sẽ với mong muốn nói lên một góc khuất thực tế nào đó trong nghiệp ngân hàng. Ở đời cái gì tốt quá cũng chưa chắc tốt, mà xấu quá cũng chưa thể gọi là xấu. Xấu và tốt là hai mặt của một vấn đề. Các bạn sinh viên học ở trường lớp thường được các Thầy cô chỉ dạy những điều tốt nhiều hơn là chia sẽ điều xấu. Với tôi nên chia sẽ cả hai mặt tốt và xấu song hành để cho sinh viên nên tự nhận biết ranh giới của nó, từ đó có ít nhiều hành trang tự bảo vệ mình hơn là trông nhờ sự bảo bọc từ yếu tố bên ngoài nào khác. Xã hội thực là cuộc sống gắn liền thực chứ không phải mộng tưởng và giả định, dù muốn hay không mọi cái ở đời sẽ dạy cho ta nhiều thứ hơn so với những gì học ở trường. Trường học và trường đời ranh giời rất rõ ràng giữa " Học" và "hành" và những mặt biến tướng của “Hành”.

Nghề ngân hàng là một nghề hoạt động đặc thù gắn liền với rủi ro hay nói cách khác không có rủi ro chắc chắn không có ngân hàng. Bởi thế cho nên người làm ngân hàng cũng là người dấn thân vào nghiệp ngân hàng. Cho nên trong dân gian ông bà ta mới nói " Nghề nào nghiệp đó".

Nghề ngân hàng tuỳ theo cách nhận định của người bên trong sẽ khác người ngoài đứng nhìn vào mà phán xét. Ông bà thường nói "ở trong chăn mới biết chăn có rận" hay " mỗi nhà mỗi cảnh" ..., đo đó không phải cái gì cũng dễ dàng chia sẽ và dễ dàng thấu hiểu chúng.

Nghề ngân hàng là một nghề cũng có nhiều lợi ích, mà lợi ích thì lại lớn dần lên theo cung bậc vị trí, theo nhóm lợi ích hay theo guồng lợi ích. Thoạt nhìn vào ta thấy rất mơ ước và mong mỏi, nhưng cung bậc lợi ích lại gắn liền với cung bậc rủi ro và sự đánh đổi, lợi ích càng lớn thì thường đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Mấy ai đã từng làm ngân hàng dám tự vỗ ngực xưng tên rằng "Ta là một người trong sạch". Một câu trả lời đơn giản nhưng cũng rất dễ hiểu vì chúng ta là "Con người" mà chứ có ai gọi là "người" đâu. Mà đã là con người thì dưới cái nhìn của triết học Phật giáo ắt hẳn luôn có tam độc "Tham, Sân, và Si".

Nghiệp ngân hàng hàng đâu phải chỉ dành riêng cho những người học ngân hàng, mà đôi khi người học ngân hàng lại chưa chắc sống, làm việc được lâu dài với nghề ngân hàng. Một câu hỏi đặt ra “ Ta chọn nghề hay nghề chọn ta”, chọn hay không chọn nằm ở chỗ chúng ta hiểu rõ bản thân chúng ta như thế nào đã. Trong thực tế có những nghề ta yêu thích nhưng không nuôi sống nỗi chúng ta, trong khi đó có những nghề chúng ta không thích hoặc không phù hợp lại là nguồn nuôi chúng ta. Đó là một thực tế rất nhiều chứ không phải câu chuyện của riêng ai _ “Có thực mới vực được đạo”.

Nghiệp ngân hàng mấy ai dám nói trước được mình kiểm soát được rủi ro. Có những rủi ro ta biết được, kiểm soát được. Ngược lại có những rủi ro ta biết nhưng không tự mình thoát ra được theo kiểu “Phóng lao theo lao”, hay có những rủi ro “vô cớ” tự nhiên ập đến bất chợt theo kiểu “ăn ốc đỗ vỏ”…

Nghề ngân hàng đâu phải cứ nghĩ học những gì ta thấy đúng, đủ, tuân thủ là làm được. Trong thực tế có những điều ngược lại nhưng vẫn phải làm, phải chấp nhận làm, phải chấp nhận đưa đầu vào rủi ro để mà tồn tại hay thoái thác tự đào thải. Đã vào vòng xoáy chắc chắn mọi thứ có liên quan phải cuốn cuồng xoay theo.

Nghề ngân hàng đâu phải cứ ai giỏi, thật thà là tâm huyết với nghề, sống lâu với nghề. Ông bà ta hay nói “Thật thà là cha thằng dại” mà “đã dại thì hại tấm thân”…Ở đây không cổ xuý cho việc không thật thà, hành vi gian lận. Ở ngân hàng cũng có những góc khuất của nó mà người bên trong đôi khi không dám chia sẽ hoặc chia sẽ sợ này nọ nhiều thứ lý do chủ quan có, khách quan có. Có những cái không cần phải khảo sát, thống kê những lại hiện hữu và đồng thuận trong thực tế cuộc sống thường nhật. Bởi thế cho nên theo nghiệp ngân hàng cái quan trọng là phải biết khôn khéo, khéo léo theo kiểu “Biết mình biết ta”. Đôi khi khéo léo và khôn khéo chưa chắc là thực giỏi, giỏi và khôn khéo khác nhau nhiều, và có khi trong một chừng mực nào đó “thực” thì cũng cực cho tấm thân mà thôi.

Nghề ngân hàng là kinh doanh, mà đã kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng cũng liên quan đến yếu tố sinh lời. Kinh doanh mà sao lại không có cạnh tranh, mà có cạnh tranh liệu có lành mạnh hay không khi mà thông tin bất cân xứng thường nhật trong mọi giao dịch diễn ra hằng ngày. Do đó, thủ đoạn hay tiểu xảo trong cạnh tranh bên ngoài hay bên trong nội bộ ngân hàng là điều không ai có thể chối cãi. Do đó mỗi bản thân người tham gia nghiệp ngân hàng phải tự xác định cho mình lập trường rõ ràng rằng : “ trong thực tế có những cái tưởng chừng rất rõ ràng nhưng thực chất lại không rõ ràng; có những cái đúng nhưng lại không thực sự đúng”. Người dấn thân vào nghiệp ngân hàng phải hiểu rõ những nguyên tắc ngầm riêng của nó:
+ “Không ai bảo vệ bạn bằng chính bản thân bạn”;
+ “Án tại hồ sơ”
+ “Giỏi cũng chết, dại càng chết, quan trọng là biết khôn khéo”
+ “Làm việc theo nhóm, lợi ích nhóm nhưng hậu quả cũng phải đi theo nhóm”
+ Thấm nhuần tư tưởng “Ăn cây nào rào cây ấy” trong quan hệ nội bộ ngân hàng, nhóm lợi ích ngân hàng”
+ “ Luôn có sự đánh đổi giữa lợi ích và rủi ro”

Bởi vậy, trước khi chọn nghề gì phải hiểu rõ bản thân mình trước. Đứng vì vẻ ngoài hào phóng, sức hấp dẫn lôi cuốn, cái tôi…mà lu mờ đi những tiên định hậu quả của nó. “Nhân” nhờ duyên mà thọ “Quả”, “ Quả” như thế nào lại còn tuỳ vào “Nhân” trước đó.

Tôi xin chia sẽ chút tản mạng đến các bạn sinh viên tài chính ngân hàng. Các bạn đứng quá do dự hay bận tâm lắm trong việc chọn cho mình một công việc ngân hàng phù hợp. Quan trọng là tự tin bản thân, phải hiểu rõ bản thân mình trước khi dấn thân làm cái gì. Chia sẽ cũng chỉ là quan điểm cá nhân, có thể phù hợp với tôi, một số người khác nhưng với bạn lại có khi khác. Tất cả cùng vì mục tiêu chia sẽ để học hỏi và trưởng thành thêm.

Thân chào
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thaks, bài viết của anh là lời khuyên thực tế. Trên giảng đường em cũng đã nghe thầy cô giảng về chuyện đời, chuyện nghề nghiệp và những tình huống xấu trong ngành NH. Nói chung là chúng ta phải biết tự lực vào chính mình là chủ yếu. Em đang là sv năm cuối, cũng mong là khi ra trường bầu trời sẽ quang đãng trong xanh hơn. Chúc các bạn ngành tài chính làm đúng nghề mình học.
 
hi . .
Những điều anh nói đúng.

Nhưng cái khoản trong sạch, thì thật ra trong ngành mình vẫn có nhiều người trong sạch anh à. Cái đó mà mình bàn, chắc bàn cả năm.

Anh viết mai mốt xuống dòng, cho tụi em dễ nhìn nhe, chứ nãy giờ em đọc hơi bị mệt.

Chúc anh luôn bền vững với nghề, em thì chỉ mới 5 năm thôi, cũng chưa là bao cả!

- - - Updated - - -

Thaks, bài viết của anh là lời khuyên thực tế. Trên giảng đường em cũng đã nghe thầy cô giảng về chuyện đời, chuyện nghề nghiệp và những tình huống xấu trong ngành NH. Nói chung là chúng ta phải biết tự lực vào chính mình là chủ yếu. Em đang là sv năm cuối, cũng mong là khi ra trường bầu trời sẽ quang đãng trong xanh hơn. Chúc các bạn ngành tài chính làm đúng nghề mình học.

Rất ít Thầy Cô dám nói thực tại của nghề, mà đôi khi thầy cô cũng chẳng biết.

Như chuyện đi thực tập, có bao giờ xin được số liệu thật đâu, thế mà không bao giờ (số đông thầy cô) hướng cho Sinh viên mình xử lý thế nào cho tốt.

Do đó, có những trường hợp nhận thực tập 1 lần, lần sau lên xin nữa không bao giờ cho thực tập!
 
bày viết rất hay, nhưng theo mình thì tiêu đề nên là "làm thế nào để sống trong nghề tín dụng"
 
Bài viết rất bổ ích cho các bạn sinh viên mới ra trường, còn với các bankers thì cứ lăn lộn, lăn lóc trong ngành ngân hàng từ 2-3 năm trở lên thì sẽ nghiệm ra những điều như vậy. Cám ơn tác giả nhiều.
 
Hay nhưng đề nghị anh Trình bày sạch đẹp chút ah.
Trình bày như thế này thì không giống dân Ngân Hàng Chuyên nghiệp lắm
 
Mình thấy bài viết nhiều điều đúng!
Tuy nhiên mình thấy trong NH nhd thấy có nhiều người sạch mà!

Bên cạnh đó nhd còn thấy locnguyendragon còn có quan tâm tới Phật Pháp nữa!
Đã là con người, thì dễ gì thoát khỏi tam độc của trần gian "Tham, Sân, Si"

Vậy làm sao để thoát khỏi thì theo triết học Phật Giáo cũng đã phân tích, giải thích và hướng dẫn mà, đó là: "Tứ Diệu Đế" và "Bát Chánh Đạo"
Bát Chánh Đạo bao gồm: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh nghiệp, Chánh ngữ, Chánh mệnh, Chánh tinh tiến, Chánh niệm, Chánh định!

Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Thật khó thực hiện hoàn toàn tám con đường chánh đạo này, nhưng chỉ cần những cố gắng nhỏ để áp dụng tám bước này vào đời sống cũng sẽ mang đến cho ta hạnh phúc.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bài nhd viết hay quá. Mình rất muốn giao lưu với nhd. Liên hệ với mình được không? 0916114521. Chúc nhd và gia đình năm mới luôn tràn đầy hạnh phúc nhé!
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,488
Thành viên mới nhất
nhacai2q
Back
Bên trên