Kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc?

Ngơ Siêu Nhân

Lon ton chạy vặt
(Đất Việt) Cùng với sự chờ đợi kinh tế vĩ mô khởi sắc trở lại khi lạm phát giảm nhiệt, lãi suất sẽ dễ thở hơn, tháng 7 là mốc thời gian được ngóng đợi của thị trường, bởi đây là thời điểm nhiều quy định về kinh tế đưa vào thực hiện.

Tin tốt đầu tiên là từ thị trường chứng khoán. Từ ngày 1/7, Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung có hiệu lực. Cùng với văn bản luật này, các nghị định, thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực chứng khoán đang được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước gấp rút hoàn thiện để thực thi. Đây là một bước chuyển động chính sách quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi tạo ra sự đồng bộ, minh bạch hơn trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán. Như vậy, thị trường chứng khoán đang trên đà suy giảm sẽ “vững tâm” với lá chắn là sự lành mạnh, ổn định để phát triển.

kt-USD.jpg

Nền kinh tế sẽ "dễ thở" hơn khi nhiều quy định tài chính được thực thi. Ảnh: N.Hữu.​

Cũng từ 1/7, cơ chế kết hối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chính thức được luật hóa bằng Thông tư số 13, quy định việc mua, bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Theo thông tư này, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối theo quy định.

Như vậy, sau hơn một năm áp trần lãi suất 1% một năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế, chính sách kết hối bắt đầu được thực hiện chính thức. Hiện chưa có thông tin cụ thể về số lượng ngoại tệ mà các tổ chức thuộc diện kết hối bán lại. Nhưng sẽ là nguồn không nhỏ, bởi số liệu qua báo cáo từ 78 tổ chức tín dụng gần đây, tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của đơn vị này đến cuối tháng 3 là 1,61 tỷ USD; trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD. Như vậy, thị trường ngoại hối sẽ có thêm nguồn cung từ kênh này vài ngày tới.

Cuối tháng 6, đầu tháng 7 cũng là thời hạn mà các ngân hàng thương mại phải thực hiện tỷ trọng cho vay phi sản xuất trong tổng dư nợ dưới 22%. Hạn chế phi sản xuất được coi là định hướng đúng đắn trong bối cảnh thiếu vốn cho sản xuất, giúp nguồn vốn cho sản xuất dễ thở hơn.

Một vấn đề đang được trông chờ trong tháng 7 là thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Việc đưa cạnh tranh vào hoạt động điện lực kỳ vọng giúp ổn định giá điện, để giảm áp lực tăng giá mà không gây thiếu điện. Bởi theo mô hình mới, các nhà máy điện từ 30MW trở lên sẽ bán điện qua một đơn vị mua. Như vậy, các nhà máy sẽ phải cố gắng giảm chi phí, giảm giá bán để bán được nhiều điện hơn.

Với sự chờ đợi thị trường điện hết độc quyền, tháng 7 còn ghi dấu đặc biệt với người tiêu dùng Việt Nam, khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với 8 quyền cơ bản có hiệu lực từ ngày 1.7. Có tới 15 điểm mới trong Luật, như: quyền bảo vệ thông tin cá nhân; quy định về trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin; trách nhiệm bảo hành; thu hồi hàng hóa; bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra; hay đưa vào danh sách công khai đối với tổ chức cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng... được kỳ vọng bảo vệ người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất.

Hà Linh
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,633
Thành viên mới nhất
Vinh281
Back
Bên trên