CQNN [HOT] Kho bạc Nhà nước thông báo tuyển dụng công chức năm 2014

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính v/v phê duyệt Kế hoạch thi tuyển, xét tuyển dụng công chức Kho bạc Nhà nước (KBNN) năm 2014 và Công văn số 6066/BTC-TCCB ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính về cách tính điểm xét tuyển đối với ngạch nhân viên bảo vệ, KBNN thông báo tuyển dụng công chức cụ thể như sau:

I. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC

1. Điều kiện chung:
1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức KBNN:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể về văn bằng, chứng chỉ
2.1. Ngạch chuyên viên nghiệp vụ:

a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.2. Ngạch chuyên viên làm công tác tin học:

a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; mạng máy tính, toán tin;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;

2.3. Ngạch kế toán viên:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) hoặc sau đại học thuộc chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.4. Ngạch cán sự văn thư lưu trữ:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp trở lên thuộc các chuyên ngành: Văn thư, Lưu trữ; Quản trị Văn phòng;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên;
c) Có chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc trình độ A trở lên.

2.5. Ngạch nhân viên bảo vệ:
a) Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
b) Có sức khỏe tốt, phẩm chất đạo đức tốt, không bị kỷ luật, không có tiền án, tiền sự.

3. Đối tượng ưu tiên:

Đối tượng ưu tiên và điểm ưu tiên thực hiện quy định tại Điều 5, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, bao gồm:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

Trường hợp người dự tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên theo quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định.

4. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
Những người có đủ các điều kiện nêu trên nếu tham gia dự tuyển phải nộp 02 bộ hồ sơ dự tuyển bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký dự tuyển theo mẫu số 01 đính kèm công văn;
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
- Bốn phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận (thí sinh hoặc thân nhân); 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian gần nhất, từ 03 tháng tính đến thời điểm thông báo thi tuyển, xét tuyển;
- Bản cam kết phục vụ lâu dài thời gian 05 năm trở lên tại đơn vị đăng ký dự tuyển theo mẫu số 02 đính kèm công văn: thực hiện đối với thí sinh đăng ký xét tuyển.

Lưu ý:

Thí sinh đăng ký dự tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh B:
- TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT);
- IELTS 4.5 trở lên;
- TOEIC 405 trở lên.
- Thí sinh đăng ký dự tuyển có thể nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế cho chứng chỉ tiếng Anh trình độ A
+ TOEFL 347 trở lên (PBT), 19 trở lên (iBT);
+ IELTS 2.0 trở lên;
+ TOEIC 255 trở lên.

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG TUYỂN DỤNG:
A. Đối với thi tuyển:
1. Các môn thi và hình thức thi: thi 02 vòng
1.1. Vòng 1, thí sinh đăng ký dự tuyển phải tham dự 04 môn thi sau:

1.1.1. Đối với ngạch chuyên viên nghiệp vụ, ngạch chuyên viên tin học và ngạch kế toán viên:
a. Môn kiến thức chung
- Hình thức thi: Thi viết.
- Thời gian thi: 180 phút;
- Nội dung: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN.

b. Môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: Thi viết 180 phút; thi trắc nghiệm 45 phút.
- Nội dung:
+ Ngạch chuyên viên nghiệp vụ: Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
+ Ngạch kế toán viên: Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
+ Ngạch chuyên viên tin học: Kiến thức chung về công nghệ thông tin, hệ điều hành; lập trình; cơ sở dữ liệu; quản trị mạng và truyền thông;

c. Môn Ngoại ngữ
- Hình thức thi: Thi viết tiếng Anh.
- Thời gian thi 90 phút;

d. Môn Tin học văn phòng
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Thời gian thi: 45 phút.
- Nội dung: Kiến thức về sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là sử dụng Microsoft Office Word và Microsoft Office Excel).

Ghi chú:

Thí sinh đăng ký dự thi ngạch chuyên viên làm công tác tin học được miễn thi môn tin học văn phòng; môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là môn tin học.

1.1.2. Đối với ngạch cán sự văn thư lưu trữ:
a. Môn kiến thức chung
- Hình thức thi: Thi viết.
- Thời gian thi: 120 phút;
- Nội dung: Kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN.

b. Môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: Thi viết 120 phút; thi trắc nghiệm 30 phút.
- Nội dung: Quản trị văn phòng, công tác văn thư lưu trữ và kỹ thuật soạn thảo văn bản.

c. Môn Ngoại ngữ
- Hình thức thi: Thi viết tiếng Anh.
- Thời gian thi: 60 phút;

d. Môn Tin học văn phòng
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
- Thời gian thi: 30 phút.
- Nội dung: Kiến thức về sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là sử dụng Microsoft Office Word và Microsoft Office Excel).

1.2. Vòng 2, thí sinh thi phỏng vấn:
Thí sinh có điểm các bài thi của mỗi môn thi vòng 1 (trừ trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng) đạt từ đủ 50 điểm trở lên được tham dự vòng 2 (phỏng vấn).
Nội dung phỏng vấn: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

2. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ và tin học
2.1. Người được miễn thi môn ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

2.2. Người được miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, toán tin trở lên.

3. Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển
3.1. Cách tính điểm:
a) Thang điểm: Điểm bài thi viết, trắc nghiệm và phỏng vấn được chấm theo thang điểm 100.
b) Điểm các môn thi được tính như sau:
- Môn kiến thức chung: hệ số 1;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Bài thi viết hệ số 2; bài thi trắc nghiệm hệ số 1.
- Môn ngoại ngữ, tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng điểm.
- Điểm phỏng vấn hệ số 1.

Kết quả điểm thi tuyển = Điểm bài thi môn Kiến thức chung + [Điểm bài thi môn nghiệp vụ (viết) x 2] + Điểm bài thi môn nghiệp vụ (trắc nghiệm) + Điểm phỏng vấn + điểm ưu tiên (nếu có).

3.2.Xác định người trúng tuyển:
Người trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức KBNN năm 2014 phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tham dự đủ hai vòng thi.
b) Có kết quả điểm thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu được tuyển cho từng đơn vị theo từng ngạch công chức cần tuyển dụng.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi tuyển bằng nhau ở vị trí cuối cùng cần tuyển dụng, người có điểm thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.
- Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

B. Đối với xét tuyển:

1. Phạm vi, đối tượng xét tuyển:
- Xét tuyển công chức đối với ngạch nhân viên bảo vệ;
- Xét tuyển công chức vào các KBNN đóng trên địa bàn tỉnh miền núi; các huyện biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (địa bàn được hưởng hệ số phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Bộ Nội vụ - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc).

2. Nội dung xét tuyển:
2.1. Xét kết quả học tập của người dự tuyển.
2.2. Phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển theo yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng.

3. Cách tính điểm:
3.1. Đối với ngạch chuyên viên nghiệp vụ, chuyên viên tin học và kế toán viên:


Điểm xét tuyển được tính như sau:
a. Điểm học tập được xác định là điểm bình quân gia quyền kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.
b. Điểm tốt nghiệp trong xét tuyển được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1, được xác định như sau:
- Nếu sinh viên được làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp là điểm đồ án, khóa luận tốt nghiệp (điểm luận văn tốt nghiệp, điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp, học phần cuối khóa chuyên ngành).
- Nếu sinh viên không được làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp mà phải thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp thì điểm tốt nghiệp là điểm bình quân gia quyền kết quả các bài thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên ngành.

c. Đối với những người dự tuyển tốt nghiệp các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ, điểm bằng chữ A, B, C, D, F…, điểm học tập và điểm tốt nghiệp được xác định như sau:
- Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ (trên bảng điểm chỉ ghi điểm học tập, không có điểm tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp): điểm học tập và điểm tốt nghiệp được xác định là điểm bình quân gia quyền của điểm các môn học, được quy đổi theo thang điểm 100 nhân hệ số 3 (trong đó được phân ra: nhân hệ số 2 để tính điểm học tập; nhân hệ số 1 để tính điểm tốt nghiệp hoặc điểm luận văn tốt nghiệp);
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm thang điểm 4, thang điểm chữ cách xác định điểm hồ sơ được thực hiện như sau: Vận dụng quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng để tính điểm hồ sơ, khi quy đổi từ thang điểm 4 sang thang điểm chữ và sang thang điểm 10 thì lấy trung bình cộng của điểm tối thiểu và điểm tối đa làm cơ sở tính điểm hồ sơ, cụ thể như sau:

Thang điểm chữ Thang điểm 4 Thang điểm 10
A (8,5-10)tương đương với 4quy đổi thành 9,25
B (7,0-8,4)tương đương với 3quy đổi thành 7,7
C (5,5-6,9)tương đương với 2quy đổi thành 6,2
D (4,0-5,4)tương đương với 1quy đổi thành 4,7
F (dưới 4)tương đương với 0quy đổi thành 2,0
[TBODY] [/TBODY]
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm chỉ có các điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F và không có điểm theo thang điểm 10, thực hiện quy đổi từ điểm chữ sang thang điểm 10 như sau:
A+ (9,0-10) quy đổi thành 9,50
A (8,5-9,0) quy đổi thành 8,75
B+ (8,0-8,4) quy đổi thành 8,20
B (7,0-7,9) quy đổi thành 7,45
C+ (6,5-6,9) quy đổi thành 6,70
C (5,5-6,4) quy đổi thành 5,95
D+ (5,0-5,4) quy đổi thành 5,2
D (4,0-4,9) quy đổi thành 4,5
F (dưới 4) quy đổi thành 2,00
- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm ghi điểm các môn học xuất sắc, tốt, rất khá, khá, đạt, không đạt và không có điểm theo thang điểm 10, thực hiện quy đổi sang thang điểm 10 như sau:
Xuất sắc: quy đổi bằng trung bình của điểm Xuất sắc là 9.5

Tốt: quy đổi bằng trung bình của điểm Giỏi là 8.5

Rất khá: quy đổi bằng trung bình của điểm Khá là 7.5

Khá: quy đổi bằng trung bình của điểm Trung bình khá là 6.5

Đạt: quy đổi bằng trung bình của điểm Trung bình là 5.5

Không đạt: quy đổi bằng trung bình của Yếu là 4.5

- Trường hợp người dự xét tuyển có bảng điểm ghi điểm bình quân học tập toàn khóa thì không nhất thiết phải thực hiện việc tính lại điểm bình quân học tập mà sử dụng điểm bình quân học tập (nhà trường đã tính) để quy đổi theo thang điểm 100 cho việc tính điểm xét tuyển.

Lưu ý: Không tính vào kết quả điểm học tập và kết quả điểm tốt nghiệp các môn học điều kiện (các môn học không có đơn vị học trình trong bảng điểm).

d. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

đ. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định trên và điểm ưu tiên (nếu có) theo quy định.

e. Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng thì căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và điểm phỏng vấn về chuyên môn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định trên.

3.2. Đối với ngạch bảo vệ:

Điểm xét tuyển được tính trên cơ sở điểm hồ sơ, điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm hồ sơ, hệ số 1: Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của ngạch được tính 100 điểm;

- Điểm phỏng vấn, hệ số 1: Tính theo thang điểm 100;

- Kết quả xét tuyển: Bằng tổng điểm hồ sơ cộng điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên (nếu có).

4. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển dụng công chức:

a. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức KBNN phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;

- Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng đơn vị tuyển dụng, từng ngạch tuyển dụng.

b. Trường hợp có từ 2 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở ngạch cần tuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định người trúng tuyển.

c. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển không được bảo lưu kết quả cho các kỳ xét tuyển lần sau.

III. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG:

Chỉ tiêu tuyển dụng xem chi tiết tại bảng chỉ tiêu đính kèm thông báo này.

IV. TỔ CHỨC TIẾP NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

1. Thời gian nộp hồ sơ:

Thời gian nhận hồ sơ: Từ 8 giờ 30 phút ngày 03/7/2014 đến 16 giờ 30 phút ngày 11/7/2014. Các trường hợp nộp sau thời gian nói trên đều không hợp lệ.

2. Địa điểm nộp hồ sơ:

Người đăng ký dự tuyển vào KBNN tỉnh nào thì nộp hồ sơ trực tiếp tại KBNN tỉnh đó.

3. Lệ phí đăng ký dự tuyển: 140.000 đồng/thí sinh.

4. Thời gian tổ chức thi tuyển, xét tuyển:

Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển; thông báo thời gian, địa điểm tổ chức tuyển dụng; kết quả tuyển dụng sẽ được đăng tải trên website Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn hoặc gửi cho thí sinh theo địa chỉ liên lạc trên phong bì thư mà thí sinh đã nộp.

5. Lưu ý nộp hồ sơ tuyển dụng:
- Chỉ tiếp nhận hồ sơ có đủ điều kiện của ngạch đăng ký dự tuyển và các giấy tờ cần thiết được quy định.
- Thí sinh trực tiếp đến nộp hồ sơ dự tuyển, không tiếp nhận hồ sơ gửi qua đường Bưu điện hoặc người khác nộp thay.
- Mỗi thí sinh chỉ được nộp hồ sơ dự tuyển (thi tuyển hoặc xét tuyển) vào 01 ngạch công chức tại 01 KBNN tỉnh nơi dự kiến sẽ nhận công tác nếu trúng tuyển. Nếu thí sinh không thực hiện đúng quy định sẽ không được tham gia dự tuyển.
- Không hoàn trả lại hồ sơ và lệ phí dự tuyển mà thí sinh đã nộp;

Mọi chi tiết cụ thể, thí sinh liên hệ với KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc KBNN địa chỉ 32 Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội.

clip_1.gif
Tệp đính kèm: 1. Bang chi tieu tuyen dung cong chuc KBNN nam 2014.TIF
clip_1.gif
Tệp đính kèm: 2. Mau so 1 (Don du tuyen).doc
clip_1.gif
Tệp đính kèm: 3. Mau so 2 (Ban cam ket phuc vu lau dai tai don vi xet tuyen).doc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình có thắc mắc là công việc tại kho bạc nhà nước có điểm gì khác biệt so với khối quản lý hành chính (các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND)? hiện tại mình đang làm tại 1 phòng thuộc UBND huyện nhưng môi trường làm việc mình thấy ko phù hợp cho lắm, và cũng có 1 số vấn đề khác nữa nên mình muốn nghỉ. mình học ngành tài chính - ngân hàng và cũng đã cố gắng thi tuyển vào các ngân hàng đợt vừa rồi, nhưng tình hình xem ra rất là ko ổn :confused: nếu theo đuổi ngành ngân hàng thì mình cảm thấy có thể vào được bằng nỗ lực của mình, nhưng sẽ mất ko ít thời gian và một số cái khác nữa. KBNN tỉnh mình năm nay cũng có một số chỉ tiêu xét tuyển, và bố mẹ mình cũng hướng cho mình vào ngành này. mình nge qua thì thấy cũng ổn ổn nhưng mà vẫn muốn biết rõ hơn về công việc cụ thể, đặc trưng tính chất công việc ra sao, có gì giống và khác với khối quản lý hành chính, vì mình sợ nó lại giống như chỗ mình đang làm thì thôi, chán chẳng buồn nói. với lại không biết có j giống với ngành ngân hàng ko nhỉ? mình vẫn luôn mong muốn và giữ chí hướng theo ngành ngân hàng, nhưng vào KBNN cũng là sự lựa chọn ko hề kém cạnh :(
mong có bạn, anh, chị nào biết thì tư vấn giùm mình với. thanks mọi ng trước nhé ;)
 
Còn đây là đề thi KBNN ngạch chuyên viên năm 2012 do 1 bạn post bên webketoan.vn. Mọi người tham khảo nhé vì mình ko nhớ chắc đây có đúng là đề mình thi năm đấy ko. Mình nhớ năm mình thi có câu nêu những điều mà công chức ko đc làm nhưng ko thấy có ở đây.
Tks bạn đã chia sẻ nhé.
A. kiến thức chung
1. vị trí, chức năng của kbnn tw, cấp tỉnh và cấp huyện.
2. nêu nhiệm vụ cơ bản của kbnn cấp tỉnh để thực hiện chức năng quản lý quy nsnn, các quỹ tcnn và các quỹ khác.
3. k/n công chức? điểm giống và khác giữa cán bộ và công chức theo qđ trong luat cb,cc.
4. nêu các qđ về đạo đức, văn hóa, giao tiếp đối với cb,cc trong luật cb,cc. Liên hệ bản thân nếu được tuyển vào cc kbnn.
5. nguyên tắc, yêu cầu, nội dung của quản lý nsnn.
(nsnn: ngân sách nhà nước)

B. Thi nghiệp vụ viết
1. k/n nsnn? căn cứ, yêu cầu lập dự toán ns.
2. trình bày nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp theo luật ns.
3. k/n quĩ nsnn? quĩ nsnn đc quản lý ở đâu? căn cứ vào cơ cấu tổ chức của kbnn, hãy nêu chức năng của kbnn và nvụ của từng cấp kbnn trong viêc quản lý quỹ nsnn.
4. kể tên các khoản thu phân chia theo % giữa nstw và nsdp. Theo qđ tỉ lệ phân chia giữa nstw và ns từng tỉnh, tp đối với các khoản thu này có bắt buộc phải = nhau giữa các tỉnh, tp trực thuộc tw k? Vì sao?
5. trình bày trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị sd nsnn và kbnn trong việc quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi nsnn.

C. trắc nghiệm nghiệp vụ (40 câu, 45p)
- hỏi nhiều về ai có quyền quyết định, vd cq qđ dự toán ns --> Quốc hội. ( coi kỹ chức năng, quyền hạn của QH, UBTVQH, Chính phủ, BTC, ai có quyền qđ, ai thực hiện, ai lập,...rất dễ bị nhầm)
- ai được qđ tạm ứng ns, ai thực hiện tạm ứng ns, cho ai, trong trường hợp nào.
- cái nào có % là xe kỹ. vd mức khống chế tối đa trích lập quỹ dự trữ tài chính của ns các cấp là 25%.
1. luật ns 2002 có hiều lực từ năm-->2004
2. qđ mức bội chi ns, nguổn.
3. phê chuẩn quyết toán-->QH
4. quyết định % phân chia nstw và dp --> UBTVQH
5. qđ pbo nstw--> QH
6. qd dự toán --> QH
7. việc pbo, giao dự toán cho các đvị sd hoàn thành trước. --> 31/12
8. vay bù đắp chi ns sd cho --> đầu tư, phát triển
9. kết dư ns huyện sang thu ns năm sau --> 100%
10. chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ns đối với ngành, lĩnh vực do --> CP qđ
11. nvu của cơ quan thu trong qlnn qua kbnn (k nhớ đáp án)
12. nvu kbnn trong qlnn qua kbnn (k nhớ đáp án)
13. việc sd quỹ dự trữ tc để cân đối nsdp --> ubnn tỉnh qd
14. hiện nay đang thực hiện các phương thức cấp phát ns nào:
15. thẩm quyền qđ chi chuyển nguồn nstw --> chủ tịch QH.
16. ns xã, tp thuộc tỉnh được hưởng % khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất --> 50%
còn 24 câu nữa

D. tin học (40c, 45p) 2003
chủ yếu sd các phím tắt
1. Mở menu file MWord203  Ctrl + F
2. Giảm kích thước chữ  Ctrl + [
3. Viết chỉ số dưới (vd H2O)  Ctrl + (phím +/= )
4. Thay đổi tỉ lệ hiển thị  View -> Zoom
5. Xuất hiện hướng dẫn phím tắt trên Ribbon  Alt
6. Lớn chữ đầu tiên  Insert -> Drop Cap
7. Thêm sheet trước sheet 3 (Excel)  click chuột phải sheet3-> Insert/Worksheet
8. Ô A9 = 0, viết công thức =9/A9 vào ô B9 trả kết quả  # Div/0!
9. Định dạng số %  Ctrl + Shift + %
10. Ctrl Shift P  chọn front chữ
11. PROPER (Con ca vang) trả về --> Con Ca Vang
Đê anh văn (90p) rất dễ, phần viết đoạn văn chỉ viết 60 từ về gia đình.
 
anh ơi, nhưng sao tuyển ở bộ phận chuyên viên về nghiệp vụ mà chỉ hỏi về luật lệ không vậy anh? Ví dụ bên bộ phận kế toán chẳng hạn, ít ra cũng phải hỏi vài câu về khoản mục hoặc định khoản gì gì đó chứ anh nhỉ?

Bạn hỏi thế thì mình cũng ko giải đáp nổi cho bạn. Mình đâu phải là Nhà nước hay người ra đề đâu. :) Đề thi cơ quan Nhà nước là như vậy bạn à. Thường toàn luật thôi. Năm 2012, mình thi KBNN, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh và bộ Tài chính thì cả 3 đề quanh đi quẩn lại là luật và luật (trừ đề bộ Tài chính thì có thêm phần tóm tắt lại bài báo về lạm phát rồi câu tiếp cho topic lạm phát viết bài phân tích -> đề này cho thế bik là để cho trượt trong vinh quang vì vào suất cả rồi. Đến khi thi xong về nhà, chị hàng xóm làm trg mình Kinh tế quốc dân nói là ông thầy chị ấy ra đề này nói vỡ ra, hóa ra cho để "chúng mày" chết cho đỡ nhục)
Ko có nghiệp vụ đâu. Bạn đọc kĩ lại thông báo tuyển dụng xem, người ta đã nêu rõ nội dung thi gồm những gì rồi đấy.

nên nộp chuyên viên nghiệp vụ hay kế toán viên hả mọi người?
Bạn muốn nộp vị trí nào thì phải xem bằng mình phù hợp với vị trí nào chứ.
 
em cũng có cùng câu hỏi với bạn này nè anh @ragnell1990 , nhưng có thêm 1 số câu nữa
1/ Em nghe nói làm KBNN lương không được cao, phù hợp với các bạn nữ hơn, nhất là khi có gia đình rồi, nhưng mà còn đối với nam thì đây có phải lựa chọn tốt hơn, có ưu điểm nào vượt trội hơn so với việc ứng tuyển vào ngân hàng không anh?


2/ Con đường thăng tiến bên trong KBNN là như thế nào ạ? em thật sự chưa được rõ lắm.


3/ KBNN yêu cầu nếu đậu phải cam kết làm 5 năm, nếu trong 5 năm này mình có ý nhảy việc có phải đền bù gì không anh.
Em cảm ơn anh @ragnell1990 nhiều ạ :)
1) Làm Nhà nước thì môi trường làm việc nhàn hơn so với NHTM. Làm NH thì năng động hơn. Lương Nhà nước cũng bèo hơn, chỉ tầm 2-3tr thôi. Đấy là lương cứng. Còn màu mè thì chắc tùy. Thấy có người kêu làm KBNN lương tới 9tr, nhưng cũng có người chê ít, chỉ tầm 2,5tr thôi. Theo quy định mới thì mức lương cho cán bộ KBNN ko quá 1,8 thì phải. Nhưng lương cũng là 1 phần thôi, còn phải tính đến chi phí nữa.
Thằng em họ mình làm BIDV kia, lương tầm 8tr, nhưng suốt ngày nào là khách rủ đi uống, rồi sếp rủ đi uống, rồi phòng rủ đi, tiêu pha rồi cũng chả tiết kiệm đc mấy. Làm QHKH nên toàn hơn 7h tối mới về là ít. Bạn cũng nên cân nhắc xem địa phương mình thi nữa. Thi KB các tỉnh thì chắc 2-3 tr còn sống đc, chứ thi vào KBNN ở Hà Nội thì chả bik có đủ sống ko nữa.
Xác định vào Nhà nước thì là cái lợi nhất là công việc ổn định, nhàn rỗi, ít áp lực hơn có time tập trung cho gia đình hoặc muốn đi học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ tiếp hoặc đi học những thứ khác như thêm ngoại ngữ chẳng hạn.
Về môi trường làm việc thì chắc chắn làm ở NH thì môi trường năng động hơn, nhưng còn bản thân mình có năng động hơn ko thì còn tùy vào bản thân. Mình quen 1 ông vào UBND quận mà ông ấy còn nhanh và lắm mồm hơn bất kỳ đứa tín dụng nào mình từng gặp. :D.

2) Về thăng tiến trong KBNN thì mình ko đc rõ lắm nên ko trả lời hộ bạn đc. Nhưng vào Nhà nước thì bạn có time để học tiếp lên cao hơn thì cũng là điều kiện để nâng ngạch công chức.

3) Cái cam kết 5 năm này thì năm nay mới có, còn năm 2012 thì ko hề có cái này nên chắc bạn phải liên lạc với bộ phận Tổ chức hành chính của KBNN để tư vấn về vấn đề này. Nếu theo cái mẫu cam kết ghi thì chắc nhảy việc thì chịu phạt gì đó. Các bạn quyết thi vào KBNN cũng nên cân nhắc cái điều khoản mới vào của Kho bac.

Mọi người cho tớ hỏi là ai từng nộp hồ sơ thi công chức rồi thì chứng chỉ toeic như thế nào , lần trc tớ đi công chứng nhưng toeic không công chứng được , hix :(
Bạn có hỏi người ta tại sao ko công chứng đc ko. Thường thì tất cả các văn bản, chứng chỉ mà có tiếng Anh, song ngữ thì phải lên cấp Quận để công chứng (thế nên là hồi xưa mình đi công chứng bảng điểm đại học, có ông đi công chứng mỗi bằng lái xe thôi mà bị từ chối, phải lên tận UBND Quận để công chứng chỉ vì nó có tiếng Anh)
 
em cũng có cùng câu hỏi với bạn này nè anh @ragnell1990 , nhưng có thêm 1 số câu nữa
1/ Em nghe nói làm KBNN lương không được cao, phù hợp với các bạn nữ hơn, nhất là khi có gia đình rồi, nhưng mà còn đối với nam thì đây có phải lựa chọn tốt hơn, có ưu điểm nào vượt trội hơn so với việc ứng tuyển vào ngân hàng không anh?


2/ Con đường thăng tiến bên trong KBNN là như thế nào ạ? em thật sự chưa được rõ lắm.
Cái 5 năm theo t biết là y/c đối Vs xét tuyển thôi mà


3/ KBNN yêu cầu nếu đậu phải cam kết làm 5 năm, nếu trong 5 năm này mình có ý nhảy việc có phải đền bù gì không anh.
Em cảm ơn anh @ragnell1990 nhiều ạ :)
 
Bạn hỏi thế thì mình cũng ko giải đáp nổi cho bạn. Mình đâu phải là Nhà nước hay người ra đề đâu. :) Đề thi cơ quan Nhà nước là như vậy bạn à. Thường toàn luật thôi. Năm 2012, mình thi KBNN, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh và bộ Tài chính thì cả 3 đề quanh đi quẩn lại là luật và luật (trừ đề bộ Tài chính thì có thêm phần tóm tắt lại bài báo về lạm phát rồi câu tiếp cho topic lạm phát viết bài phân tích -> đề này cho thế bik là để cho trượt trong vinh quang vì vào suất cả rồi. Đến khi thi xong về nhà, chị hàng xóm làm trg mình Kinh tế quốc dân nói là ông thầy chị ấy ra đề này nói vỡ ra, hóa ra cho để "chúng mày" chết cho đỡ nhục)
Ko có nghiệp vụ đâu. Bạn đọc kĩ lại thông báo tuyển dụng xem, người ta đã nêu rõ nội dung thi gồm những gì rồi đấy.


Bạn muốn nộp vị trí nào thì phải xem bằng mình phù hợp với vị trí nào chứ.
bằng mình là Tài chính ngân hàng, nộp đc cả 2 nên mới băn khoăn
 
cái vấn đề nộp vào vị trí nào nge nói ko quan trọng lắm đâu, rồi vào ngta lại phân bổ lại thui, ko chắc đk vị trí nào thì chắc chắn làm vị trí đó.
em cũng có cùng câu hỏi với bạn này nè anh @ragnell1990 , nhưng có thêm 1 số câu nữa
1/ Em nghe nói làm KBNN lương không được cao, phù hợp với các bạn nữ hơn, nhất là khi có gia đình rồi, nhưng mà còn đối với nam thì đây có phải lựa chọn tốt hơn, có ưu điểm nào vượt trội hơn so với việc ứng tuyển vào ngân hàng không anh?


2/ Con đường thăng tiến bên trong KBNN là như thế nào ạ? em thật sự chưa được rõ lắm.


3/ KBNN yêu cầu nếu đậu phải cam kết làm 5 năm, nếu trong 5 năm này mình có ý nhảy việc có phải đền bù gì không anh.
Em cảm ơn anh @ragnell1990 nhiều ạ :)
mình đóng góp chút ý kiến riêng của mình về mấy vấn đề thắc mắc của bạn :)
1. Đã là làm CQNN thì lương ko thể gọi là cao đc, ở chỗ nào cũng vậy thôi bạn ah. đặc biệt là khối quản lý hành chính. các đơn vị sự nghiệp có thu như thuế, hải quan... thì họ được thưởng nếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu. KBNN cũng có thưởng theo tháng hoặc quý nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, cụ thể là giải ngân đúng, đủ, ko vượt thời hạn cho phép,... (đấy là theo mình biết). còn các đơn vị quản lý hành chính, các ban đảng thì một vài ngành có phụ cấp riêng của ngành, phổ biến 25-30 %. vd: thanh tra 25% phụ cấp nếu là thanh tra viên, ủy ban kiểm tra đảng 30%,... còn KBNN thì như các bạn đã trao đổi ở trên, nó cũng có thêm hệ số lương nên cũng khấm khá hơn các chỗ khác chỉ có lương cơ bản nhân bậc lương. nó lại có thưởng nữa, và 1 cái mình nói thẳng là đợt cuối năm các cơ quan muốn đc trả lương sớm để sắm tết thì đều phải có chút gửi về KB, cái này chắc mn cũng dễ hiểu, ko có j lạ cả (mình ko có ý bôi xấu hay j đó, chỉ là nêu thẳng thắn cái mình biết). với một cái nữa là tỉnh mình là một tỉnh miền núi, và có một vài huyện vùng biên. mình định nếu vào đc thì mình xin đi huyện vùng biên luôn ,vì đó là huyện khó khăn đặc biệt, nên phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt khó khăn,... nge đâu nếu như làm ở các huyện ko phải vùng biên thì lương lúc mới vào cũng như bt, tầm 3tr thôi nhưng ở huyện vùng biên đó thì phải tầm 5-7tr :eek: cái này mình chưa rõ có thật ko nhưng nge vậy cũng hoảng. vậy nên vấn đề lương coi như là ổn nếu mình đi huyện vùng biên khó khăn đó. còn khu vực đồng bằng, trung du, các tp lớn thì mình ko bít j nge :p
2. cũng là nói theo tình hình, thực trạng khu vực miền núi như tỉnh của mình, thì bên khối quản lý hành chính đc đánh giá là cơ hội thăng tiến cao hơn bên KBNN, nhưng về lương thì ko cần nói lại nữa nhỉ. vậy nên nếu so sánh giữa 2 khối này thì một bên là cơ hội thăng tiến, một bên là lương bổng khấm khá hơn. và xin nói lại là nếu làm công ăn lương thì làm NN ko bao giờ giàu đc, cái này chắc ai cũng rõ. chỉ có những ng "ba chấm ba chấm", này này nọ nọ thì mới giàu lên đc, mà muốn này này nọ nọ như thế thì phải có địa vị. như vậy là làm bên khối quản lý hành chính sẽ phù hợp hơn vs các bạn nào gđ có đk khá, chuyên tâm vào công việc, các mqh thì thăng tiến nhanh, và có địa vị rùi thì ... này này nọ nọ :D riêng mình thì mình ko trông mong điều đó, vì nói thật là giả sử mình có địa vị cao đi nữa, thì mình cũng ko thể nuốt nổi những đồng tiền của dân, của nước, chắc chắn là thế. mình chỉ muốn làm công ăn lương thôi, vs lại gđ mình đk ko đc khá lắm, nên mình muốn làm cái j đó nó khá khẩm hơn về kinh tế. và đó là lí do mình dù ko mong muốn vào KB lắm nhưng mình thấy đây là lựa chọn ko hề tồi nếu so vs ngành ngân hàng. và với những ng có máu kinh doanh, buôn bán thì ngoài thời gian làm trên cq vẫn có thể tranh thủ làm thêm, kinh doanh bên ngoài. sau này già rùi ko phải lo đói, lương hưu đều đều đến khi xuống lỗ :p nếu làm ngoài mà khấm khá thì ko còn j để nói nữa rùi :D
Cơ hội thăng tiến thì bên KBNN là khó khăn hơn, nhưng cũng ko có vấn đề j cả, bên NN thì có thể chậm mà chắc, từ từ mà tiến, tất nhiên nhanh thì tốt thui. theo cá nhân mình thì so với bên ngành ngân hàng hay các ngành kinh doanh khác, mình còn kém hơn rất nhiều người, nhưng với khối nhà nước thì mình có thể nói là mình có khá nhiều lợi thế. nếu mình thể hiện đc sự vượt trội so vs những ng xung quanh, thì khả năng thăng tiến có lẽ là ko đến nỗi khó khăn quá o_O
3. cái này thì mình chịu nha, vì mình cũng xác định nếu vào đc thì sẽ theo luôn, ko tơ tưởng công việc khác nữa, chuyên tâm theo nó, dù ko phải là ước muốn của mình. cái này cũng 1 phần là vì gia đình mình thực sự ko có lợi thế cũng như điều kiện để cho mình theo đuổi và trụ lại vững chắc trong ngân hàng. thi thì có thể tự thi đc, nhưng vào NH làm tín dụng với các mqh làm ăn gần như là con số 0 thì mình e là cái ước muốn của mình nó quá xa vời và bất định, kém xa so vs làm trong KB :( làm KBNN đi huyện xa tầm 3-5 năm là có thể chuyển về gần nhà làm rùi, sau này lại ko phải luân chuyển nữa.
P/S: đây hoàn toàn là những j mình biết, và cũng là đánh giá chủ quan của mình qua những j mình nge đc. xin chân thành cảm ơn và xin lỗi những ai đã đọc đến dòng này, vì bài của mình quá dài. đây là những suy tính, trăn trở của mình trong thời gian vừa qua, mà ko có mấy ng để giãi bày :(
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,635
Thành viên mới nhất
trangvisa
Back
Bên trên