[HOT] Các câu hỏi tự luận ôn thi vào Vietinbank!!!

CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN VỀ TÍN DỤNG: 30 CÂU
1.Câu hỏi:
Cty TNHH Hiệp Hưng có đại diện làm Tổng giám đốc tại Cy TNHH
An Bình. Cty An Bình sở hữu 50% vốn điều lệ của Cty Ngân Hà và Cty Hiệp Hưng cũng sở hữu 50% vốn điều lệ của Cty Ngân Hà, cả 3 Cty đều có quan hệ tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Tỉnh X. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng tại chi nhánh cho rằng 3 Cty này không phải là nhóm khách hàng liên quan. Theo anh/chị, cán bộ chi nhánh nói đúng hay sai. Vì sao?
Trả lời:
Cán bộ tín dụng khẳng định là sai. Theo quy định tại Phụ lục 01 của Quyết định 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010, 03 Cty trên thuộc nhóm khách hàng liên quan có mối quan hệ về sở hữu và quan hệ về quản trị, điều hành, thành viên.
- Cty Hiệp Hưng và Cty An Bình có mối quan hệ điều hành (Cty Hiệp Hưng có đại diện là Tổng giám đốc Cty An Bình).
- Cty Ngân Hà do Cty An Bình và Cty Hiệp Hưng thành lập, 2 Cty đều cùng sở hữu 50% vốn điều lệ của Cty Ngân Hà; do đó, cả 3 khách hàng thuộc nhóm khách hàng có quan hệ sỡ hữu.
2.Câu hỏi: Ngày 28/11/2010, Doanh nghiệp A vay vốn tại chi nhánh NHCT B 4 tỷ đồng để kinh doanh nông sản, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, định giá 4 tỷ đồng và cầm cố hàng hóa hình thành từ vốn vay, định giá 4 tỷ đồng. Do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên bị chủ nợ xiết hết kho hàng cầm cố. Doanh nghiệp ngừng hoạt động, khoản vay đã chuyển sang nợ nhóm 2 do khách hàng chưa trả lãi. Sau khi làm việc, khách hàng đề nghị chi nhánh cho thời gian để tìm nguồn trả nợ và chi nhánh đã chấp thuận, tuy nhiên sau đó nhiều lần khách hàng cố tình không gặp ngân hàng để thỏa thuận cách xử lý khoản nợ. Khi ngân hàng tiến hành niêm phong tài sản để phát mại theo thoả thuận tại HĐBĐ (có sự chứng kiến của chính quyền địa phương) thì khách hàng không chịu bàn giao và yêu cầu ngân hàng cho thêm thời gian là 6 tháng.
Hãy nêu quan điểm của anh, chị về việc quản lý kho hàng của chi nhánh B và việc xử lý nợ của chi nhánh B sẽ phải tiến hành như thế nào?
Trả lời:
- Việc quản lý kho hàng của chi nhánh NHCT B không thực hiện đúng Quy trình nhận bảo đảm bằng hàng hoá, ban hành kèm theo Quyết định số 1850/QĐ-NHCT35 ngày 01/09/2010 của TGĐ NHCT VN; khi đã thực hiện cầm cố lô hàng, khách hàng phải chuyển giao toàn bộ lô hàng sang cho NH; khách hàng và NH phải thoả thuận về việc thuê kho, thuê bảo vệ trông giữ, quản lý kho hàng. Ở đây, CN đã không tuân thủ các quy định về nhận đảm bảo bằng hàng hoá nên đã bị chủ nợ khác xiết hết kho hàng. Trách nhiệm này thuộc về CBTD, lãnh đạo phòng và BGĐ CN.
- Đối với việc xử lý nợ của chi nhánh B: CN làm việc với khách hàng, yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ khác để đảm bảo cho khoản vay. Do doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, khả năng thu hồi nợ khó khăn hoàn toàn trông chờ vào việc xử lý tài sản, khách hàng không có thái độ hợp tác với CN, Chi nhánh cần căn cứ vào mức độ suy giảm của khoản vay để phân vào nhóm nợ phù hợp với tính chất của món vay theo hướng dẫn tại Quy trình xử lý nợ có vấn đề ban hành theo quyết định số 2670/QĐ-NHCT37 ngày 23/10/2009.
Nếu sau nhiều lần làm việc, khách hàng vẫn không hợp tác với Ngân hàng để chủ động xử lý tài sản tạo nguồn trả nợ, chi nhánh yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp buộc bên có tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm cho chi nhánh để xử lý thu hồi nợ. Việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hướng dẫn tại Quy trình xử lý tài sản BĐTV, ban hành kèm theo Quyết định số 1396/QĐ-NHCT37 ngày 7/7/2010 như các hình thức đấu giá tài sản hoặc khởi kiện khách hàng ra toà để thu hồi nợ.
3.Câu hỏi: Cty TNHH một thành viên X vay vốn TDH tại chi nhánh NHCT Y để đầu tư nhà máy chế biến mủ cao su, số tiền 12 tỷ đồng, sau đó công ty này đề nghị được vay tiếp 4 tỷ đồng vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động (tài sản bảo đảm đầy đủ theo quy định). Tuy nhiên trong quá trình SXKD, do trình độ quản lý yếu kém đồng thời do thiếu vốn lưu động nên công ty bị thua lỗ và nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Món vay chuyển sang nợ nhóm 2. Công ty đề nghị chi nhánh Y cho vay thêm vốn lưu động là 10 tỷ đồng để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động. Tài sản đảm bảo cho khoản vay đầy đủ theo quy định. Theo anh, chị thì chi nhánh Y có nên tiếp tục cho Công ty X vay không?
Trả lời:
Chi nhánh nên cân nhắc theo 2 phương án:
Tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nếu Công ty có phương án khắc phục lỗ khả thi; đã xây dựng các phương án khắc phục những yếu kém trong việc quản lý (thay đổi nhân sự quản lý điều hành, tăng cường cán bộ giỏi ở bộ phận khách hàng, thay đổi các định mức có liên quan; tổ chức tốt các phương án tiếp thị ,..) và ký được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định. Mặt khác, chi nhánh cần tư vấn cho khách hàng những biện pháp để tăng hiệu quả công tác quản lý, điều hành hoạt động SXKD như: thuê lao động có trình độ cao để hỗ trợ, đồng thời tăng cường công tác giám sát khách hàng, quản lý nguồn thu...theo hướng dẫn tại Quy trình xử lý nợ có vấn đề ban hành theo quyết định số 2670/QĐ-NHCT37 ngày 23/10/2009. Đây là phương án “lấy nợ nuôi nợ” nhưng đòi hỏi yêu cầu quản lý giám sát của CN rất sát sao và sự nỗ lực của tập thể Công ty.
Trường hợp sau khi phân tích đánh giá các phương án của Cty cho thấy, các phương án này không khả thi, nội bộ tiếp tục phát sinh những vướng mắc, không thay đổi bộ máy tổ chức điều hành, CN cần đàm phán và thoả thuận với kháhc hàng chủ động tìm mọi nguồn thu để trả nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm để sớm thu hồi nợ vay.
4.Câu hỏi
Cty TNHH A kinh doanh ngành nghề nhà hàng, du lịch có trụ sở tại TP Phan Thiết, quan hệ tín dụng với chi nhánh từ năm 2007 với dự án đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng (RESORT) tại phường Mũi Né, TP Phan Thiết, tổng vốn đầu tư 30 tỷ đ, vốn tự có tham gia 15 tỷ đồng, vay dài hạn Ngân hàng 15 tỷ đồng, thời gian vay 84 tháng (7 năm), trong đó: Thời gian ân hạn: 12 tháng (1 năm), thời gian thu nợ: 72 tháng (6 năm ), tài sản đảm bảo: Khu du lịch Resort hình thành trong tương lai.
Khoản vay bắt đầu giải ngân từ tháng 1/2007 và kết thúc vào tháng 4/2007, công trình hoàn thành, nghiệm thu và quyết toán vào tháng 10/2007, đưa vào sử dụng kinh doanh từ tháng 11/2007. Thời gian thu nợ 72 tháng, từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2014, tần suất trả nợ 3 tháng/ lần, tần suất trả lãi 3 tháng/lần, số tiền trả nợ gốc: 625 trđ/kỳ, bắt đầu trả nợ từ tháng 1/2008. Khách hàng trả nợ đúng hạn gốc, lãi được 10 kỳ, bắt đầu kỳ thứ 11 (tháng 7/2010), khách hàng gặp khó khăn về tài chính, do thu nhập giảm vì những tháng này là mùa mưa, vắng khách. Khách hàng lập phương án vay ngắn hạn cho các chi phí hoạt động của Cty như trả lương, mua vật dụng, tiền thực phẩm… với HMTD là 1.000 trđ.
Biết rằng, tháng 11/2008 tài sản bảo đảm được cấp chứng nhận sở hữu công trình, chi nhánh đã hoàn thành thủ tục thế chấp tài sản và đăng ký giao dịch đảm bảo. TSTC tại khu vực này theo giá thị trường hiện nay khoảng 50 tỷ đồng, chủ đầu tư là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ngoài khu resort trên, Cty này còn có nhiều khu nghỉ dưỡng khác trên lãnh thổ Việt Nam và có dự kiến vay thêm để mở rộng khu du lịch.
Cán bộ KTKSNB tại chi nhánh kiểm tra khoản vay trên và phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dùng vốn vay ngắn hạn để trả nợ gốc, lãi của kỳ hạn vay dài hạn nên đã làm việc với chi nhánh và kiến nghị thu hồi khoản vay, khách hàng nắm được thông tin trên và đề nghị được trả hết nợ để chuyển qua ngân hàng khác. Hiện nhiều NHTM khác trên địa bàn tìm mọi cách thuyết phục khách hàng chuyển qua quan hệ tín dụng và sẽ cấp tín dụng để đầu tư mở rộng dự án với điều kiện tín dụng ưu đãi hơn.
Theo anh (chị), nên giải quyết tình huống trên như thế nào ?
Trả lời.
CBTD cần làm việc với khách hàng để xem xét, đánh giá các khó khăn mà khách hàng gặp phải. Khách hàng gặp khó khăn tạm thời do mùa mưa, vắng khách nên thu nhập giảm. Đây là nguyên nhân khách quan. Theo quy định tại khoản 26.1, điều 26 Quyết định 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010, khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện để cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tuy nhiên, khi xem xét giải quyết khoản vay ngắn hạn 1.000 trđ, CBTD chưa kiểm tra, phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng vốn thực của khách hàng nên không phát hiện ra khó khăn trong quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân. Mà việc phát hiện này do Phòng KTKSNB thực hiện, có nghĩa là CBTD tại CN đã cố ý tư vấn cho khách hàng làm sai nhằm hạn chế việc chuyển nhóm nợ. CBTD không thực hiện đúng quy định tại khoản 10.4, điều 10 Quyết định 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010, quy định những nhu cầu vốn không được cho vay: Trả nợ gốc, lãi trong hệ thống NHTMCP Công thương VN hoặc tổ chức tín dụng khác. Trong trường hợp này, khách hàng không được vay ngắn hạn để trả nợ vay dài hạn mà chỉ làm thủ tục đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi.
Đây là nội dung vi phạm nghiêm trọng quy chế nội quy lao động của NHCT VN. Căn cứ quy định tại Nội qui lao động, phòng KTKSNB tại chi nhánh đề nghị lãnh đạo chi nhánh có hình thức xử lý phù hợp đối với CBTD.
Đồng thời, kiến nghị lãnh đạo chi nhánh làm việc trực tiếp với khách hàng, chân thành nhận khuyết điểm và nắm bắt nhu cầu của khách hàng để tìm cách giải quyết ổn thỏa, tuyệt đối không được để khách hàng chuyển qua ngân hàng khác.
5.Câu hỏi
Cty TNHH X kinh doanh ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu, trụ sở và cơ sở sản xuất tại khu chế biến cảng cá Nam Phan Thiết, TP Phan Thiết. Biết chi nhánh NHCT Y đang triển khai chương trình cho vay hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, nên có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tại chi nhánh NHCT Y với HMTD đề nghị cấp là 2 tỷ đồng, thời hạn duy trì: 12 tháng, thời hạn khoản vay: 3 tháng. TSTC gồm : Khu nhà xưởng hình thành trên QSD đất thuê trả tiền hàng năm và toàn bộ dây chuyền thiết bị có giá trị còn lại 70%, 2 xe đông lạnh đã sử dụng 5 năm (thời hạn sử dụng còn lại 15 năm). Giá trị các TSCĐ được hạch toán trên sổ sách như sau:
Nhà xưởng: Nguyên giá 2 tỷ đ, giá trị còn lại 2 tỷ đ x 90 % = 1,8 tỷ đ (đã có chứng nhận sở hữu công trình).
Dây chuyền thiết bị: Nguyên giá 1 tỷ đồng, giá trị còn lại 70 % = 0,7 tỷ đ (có hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, biên bản nghiệm thu, kiểm định chất lượng…)
2 xe đông lạnh: Nguyên giá 1,6 tỷ đ, giá trị còn lại 75 % = 1,2 tỷ đ (có giấy chứng nhận đăng ký xe Ô tô )
Qua kiểm tra CBTD nhận thấy 2 chiếc xe đông lạnh vẫn còn đứng tên ông Nguyễn Văn A là chủ tịch HĐ thành viên kiêm giám đốc Cty, nhưng trên hồ sơ góp vốn của các thành viên Cty lại thể hiện 2 chiếc xe là vốn góp của ông Nguyễn Văn A vào Cty.
Vấn tin CIC và tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin khác được biết, Cty A hoạt động được 2 năm, kinh doanh ổn định, không có nợ xấu, nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu và hiện thanh toán theo phương thức chuyển tiền T/T với NHTM Z trên địa bàn.
Căn cứ các dữ liệu trên, xác định mức cho vay theo giá trị TSĐB.
Trả lời:
Căn cứ Quy định thực hiện bảo đảm tiền vay, ban hành kèm theo Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31/12/2008, TSTC đảm bảo cho dư nợ được xác định như sau:
+ QSD đất thuê trả tiền hàng năm không tính giá trị nhận bảo đảm.
+ 2 chiếc xe đông lạnh chưa sang tên sở hữu cho Cty, không tính giá trị nhận bảo đảm.
+ TSTC là nhà xưởng: giá trị còn lại 90%, giá trị định giá 1,8 tỷ đ, mức dư nợ cho vay: 1,8 tỷ đ X 70% = 1,26 tỷ đồng.
+ Dây chuyền thiết bị: Giá trị còn lại 70%, giá trị định giá 700 trđ, dư nợ cho vay tối đa: 700 trđ x 50% = 350 trđ (khoản 14.4 Điều 14).
Như vậy, mức cho vay theo giá trị tài sản thế chấp là: 1,26 tỷ đ + 0,35 tỷ đ = 1,61 tỷ đ.
6.Câu hỏi:
Chứng thư bảo lãnh của NHPT bảo lãnh cho Cty cổ phần Tầm Long (thực hiện nuôi cá Tầm, NHPT bảo lãnh với lãi suất cho vay cố định là 10,5%/năm. Khi điều chỉnh lãi suất lên 15%, NHCT chỉ làm việc với Cty Tầm Long. Như vậy có gì bất lợi cho NHCT khi Cty có rủi ro không? Tại sao?
Trả lời:
NHCT khi muốn thay đổi LS cho vay đối với Cty CP Tầm Long cần rà soát các điều khoản về lãi suất cho vay ghi trong HĐTD đã ký giữa CN và Cty; đồng thời căn cứ vào nội dung HĐTD có bảo lãnh ký giữa khách hàng – CN và NHPT để làm cơ sở làm việc và đàm phán với khách hàng.
Trường hợp trong cả 2 HĐ đều cho phép CN được điều chỉnh lĩa suất cho vay và CN chỉ phải thông báo với NHPT, CN chủ động gặp, đàm phán, điều chỉnh LSCV với Cty CP Tầm Long.
Trường hợp hợp đồng ký giữa khách hàng – CN – NHPT quy định mọi thay đổi khi cho vay đối với khoản vay đã được NHPT bảo lãnh phải được sự chấp thuận của NHPT thì CN cần đàm phán và thoả thuận bằng VB, được NHPT chấp thuận thì cả 3 bên thực hiện việc ký VB sửa đổi hợp đồng, đảm bảo cơ sở pháp lý khi thực hiện.
Trường hợp CN không làm việc với NHPT, tự ý đi đàm phán với Cty cổ phần Tầm Long có rủi ro thì sẽ bất lợi cho ngân hàng, do NHPT chỉ bảo lãnh với lãi suất cho vay cố định là 10,5%/năm. Khi điều chỉnh lãi suất (tăng), NHPT không thực hiện trả thay phần lãi suất chênh lệch, mặt khác do chưa có sự thống nhất về lãi suất điều chỉnh với NHPT vì vậy đây có thể là lý do NHPT từ chối thực hiện nghĩa vụ khi lãi suất tăng dẫn đến khách hàng không trả được nợ.
7.Câu hỏi:
Chi nhánh NHCT X giải quyết cho khách hàng là CTCP Y vay vốn, ông A là Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Cty sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Cty. Phòng KHDN soạn thảo hợp đồng bảo đảm ký ba bên, HĐBĐ đã thực hiện công chứng theo quy định. Tuy nhiên, ngay trong cùng ngày tại Phòng GD số 1, khách hàng là CTy TNHH một thành viên được phòng thẩm định cho vay có TSBĐ, bà Nguyễn Thị B là Chủ tịch Cty kiêm Giám đốc sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của Cty. Phòng GD số 1 soạn thảo hợp đồng bảo đảm ký hai bên và đã thực hiện công chứng theo quy định.
Theo anh/chị phòng nào soạn thảo HĐBĐ đúng quy định của NHCT VN?
Trả lời: Phòng GD số 1 soạn thảo Hợp đồng bảo đảm ký hai bên là đúng.
Theo quy định bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 30/12/2008 của HĐQT NHCT VN, tại MS07/HD “Hướng dẫn lập hợp đồng bảo đảm” hướng dẫn: Đối với trường hợp (i) Chi nhánh nhận thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba trong đó người có tài sản là Giám đốc/phó giám đốc Cty cổ phần, Cty TNHH, DNTN, dùng tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng để đảm bảo cho một hoặc nhiều nghĩa vụ trả nợ của chính Công ty/doanh nghiệp mà mình là người đại diện theo pháp luật/theo ủy quyền; hoặc (ii) theo yêu cầu của cơ quan công chứng (Không chấp nhận công chứng hợp đồng bảo đảm ba bên). Chi nhánh sử dụng mẫu MS01/HĐCC trong trường hợp nhận cầm cố, mẫu MS03/HĐTC trong trường hợp nhận thế chấp và rà soát sửa đổi bổ sung các nội dung cho phù hợp.
8.Câu hỏi:
Ngày 15/3/2010, doanh nghiệp A có nhu cầu vay vốn dài hạn để xây dựng nhà xưởng sản xuất sợi. Chi nhánh đã thẩm định và quyết định cho vay, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án là 5 tỷ, vốn vay NHCT 5 tỷ đồng (sau khi đã trừ đi phần vốn lưu động), tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay là nhà xưởng sản xuất sợi. Chi nhánh ký HĐBĐ với giá trị tài sản tạm tính là 10 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành đi vào sử dụng, chi nhánh định giá tài sản là 10 tỷ đồng và thực hiện ký phụ lục HĐBĐ. Do có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sợi và kinh doanh vải, khách hàng đề nghị chi nhánh được sử dụng tiếp tài sản là nhà xưởng sản xuất sợi để bảo đảm cho khoản vay mua nguyện liệu sản xuất sợi 1 tỷ đồng và mua vải kinh doanh 1 tỷ đồng.
Theo anh/chị, việc xác định mức cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay như trên tối đa là 5 tỷ đồng hay 7 tỷ đồng theo quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay của NHCT.
Trả lời: Tại điều 14 quy định về bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31/12/2008 quy định mức cho vay có bảo đảm bằng tài phải được xác định theo nguyên tắc: Mức cho vay được bảo đảm bằng tài sản tối đa không quá 70% giá trị TSĐB đã được xác định và ghi trên Hợp đồng tín dụng và/hoặc Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Như vậy mức cho vay tối đa được 7 tỷ đồng.
9.Câu hỏi:
Ngày 01/04/2010, Công ty A đề nghị Chi nhánh NHCT X cho vay vốn bù đắp các khoản chi phí của dự án do khách hàng đã huy động nguồn vốn tạm thời của người thân để đầu tư. Biết rằng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chứng từ do Cty xuất trình ghi ngày phát sinh từ 10/2/2009- 15/3/2009. Trong trường hợp này chi nhánh X có giải quyết cho vay không?
Trả lời:
Chi nhánh NHCT X không có thẩm quyền giải quyết cho vay. Vì theo quy định tại điểm 16.3.3 khoản 16.3 Điều 16 quy định cho vay đối với các TCKT ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26/02/2010 của HĐQT NHCT VN thì: Chi nhánh X chỉ được xem xét giải ngân bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời (không phải là vốn vay của NHCT và các TCTD khác) mà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí của dự án, trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ phát sinh chưa quá 12 tháng. Trường hợp các chi phí của dự án đã phát sinh trên 12 tháng, Chi nhánh trình TSC xem xét, quyết định. Hội đồng tín dụng TSC xem xét, quyết định giải ngân bù đắp đối với các chi phí dự án đã phát sinh đến 24 tháng.
10.Câu hỏi:
Thực hiện kế hoạch mở rộng SXKD trong năm 2011, doanh nghiệp T sản xuất các sản phẩm gạch tuynen đóng trên địa bàn tỉnh N, có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm một nhà máy mới. Tổng chi phí đầu tư ước tính là 115 tỷ đồng, trong đó, tiền thuê chuyên gia thiết kế dự án 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp có nguyện vọng vay 2/3 nhu cầu vốn đầu tư dự án từ chi nhánh Ngân hàng Công thương N. Khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho vay hiện hành về cho vay có bảo đảm bằng tài sản, thế chấp TSBĐ đầy đủ. CN sau khi xem xét, phân tích, đánh giá, quyết định cho vay 78 tỷ đồng. Biết rằng mức phán quyết của GĐCN là 78 tỷ đồng. anh/chị đánh giá việc giải quyết của CN
Trả lời:
CN giải quyết cho vay đối với khách hàng là đúng, khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng của NHCTVN. Tuy nhiên, khi xem xét, thẩm định số tiền cho vay, CN thẩm định chưa đúng. Theo quy định tại Điều 10 Quyết định 222/QĐ-HĐQT-NHCT35, khoản chi phí thuê chuyên gia thiết kế dự án không được tính vào nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư của dự án là 113 tỷ, số vốn vay ngân hàng là 75,33 tỷ.
11.Câu hỏi:
Ngày 20.10.2010 chi nhánh NHCT A nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của doanh nghiệp B trị giá 5 tỷ đồng để cho vay 3,5 tỷ đồng mục đích kinh doanh hàng may mặc. Hồ sơ vay vốn đầy đủ, tuy nhiên kiểm tra hồ sơ khoản vay KTV thấy: đây là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, đã được cơ quan nhà nước thông báo miễn nộp tiền sử dụng đất. KTV kết luận việc nhận TSBĐ của chi nhánh NHCT A là sai.
Theo Anh chị quyết định của KTV trên đúng hay sai? Anh chị có kiến nghị gì đối với chi nhánh.
Trả lời: Quyết định của KTV trên là đúng vì:
Theo quy định tại điểm iii khoản 5.23 Điều 5 QĐ số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 về BĐTV thì: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nhưng cho miễn tiền sử dụng đất thuộc trường hợp: Tiền sử dụng đất đã nộp Ngân sách nhà nước hoặc tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng QSD đất được xác định có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
Và tại điểm 9.1.5 khoản 9.1 Điều 9 QĐ số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 quy định: QSD đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp để vay vốn phục vụ SXKD bao gồm: QSD đất của TCKT được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc nhận chuyển nhượng QSD đất, mà tiền sử dụng đất đã nộp/tiền chuyển nhượng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Kiến nghị: Đề nghị chi nhánh yêu cầu KH bổ sung tài sản bảo đảm tương ứng dư nợ. Nếu không bổ sung được TSBĐ, chi nhánh thu hồi khoản nợ đã cho vay.
12.Câu hỏi:
Bà A đề nghị chi nhánh NHCT B xem xét cho vay 4,2 tỷ đồng để kinh doanh hàng nông sản, tài sản thế chấp là quyền sử dụng 200 m2 đất, giá thị trường 30.000 trđ/m2, khung giá nhà nước 20.000 đ/m2. Giám đốc giao cho Phó giám đốc phụ trách phòng KHCN xem xét quyết định cho vay, đồng thời quyết định thành lập tổ thẩm định, định giá tài sản gồm 2 CBTD, 1 phó giám đốc phụ trách phòng KHCN. Chi nhánh NHCT B thẩm định và đồng ý cho vay 4,2 tỷ đồng.
Theo anh/chị chi nhánh NHCT B sai ở điểm nào? Anh chị có kiến nghị gì đối với chi nhánh?
Trả lời: Chi nhánh NHCTB sai ở các điểm sau:
+ Thành phần tổ thẩm định chưa đúng theo quy định tại tiết a diểm 11.1.1 khoản 11.1 Điều 11Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31.12.2008.
+ Chi nhánh NHCT B cho KH vay 4,2 tỷ đồng là sai vì theo quy định tại điểm 2.1 mục 2 CV 148/CV-NHCT35 ngày 9/01/2009 về hướng dẫn thực hiện bảo đảm tiền vay thì: Giá trị quyền sử dụng đất thế chấp do các bên thoả thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm định giá với mức tối đa 70% giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường (áp dụng đối với trường hợp giá đất thực tế chuyển nhượng ở thị trường địa phương tại thời điểm định giá cao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất ). Như vậy, giá trị tài sản đảm bảo được xác định ở đây tối đa là: 200 m2 * 30.000 trđ/ m2* 70% = 4.200 trđ .
Căn cứ Điều 14 quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31.12.2008, mức cho vay so với giá trị bảo đảm: 4.200 trđ * 70% = 2.940 trđ. Như vậy, mức cho vay tối đa đối với khách hàng B là 2.940 trđ.
Kiến nghị:
+ Chi nhánh cần nghiên cứu kỹ quy định thực hiện bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31.12.2008 của HĐQT-NHCT VN. Rút kinh nghiệm khi thành lập tổ thẩm định đối với các trường hợp tương tự.
+ Yêu cầu KH bổ sung thêm tài sản bảo đảm tương ứng với số tiền cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo là: 1.260 trđ. Nếu không bổ sung được thu hồi ngay số tiền 1.260 trđ.
13.Câu hỏi:
Ngày 05/09/2010 Doanh nghiệp A đến chi nhánh NHTMCPCT X đề xuất nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng 01 nhà máy sản xuất gạch: Biết rằng tổng đầu tư của dự án này là: 10 tỷ đồng, DN có vốn tự có tham gia 4,6 tỷ, đề nghị vay 5,4 tỷ, thời gian vay là 4 năm. DN dùng tài sản bảo đảm là QSD đất thuê có thời hạn 50 năm, trả tiền thuê đất hàng năm. Giấy chứng nhận QSD đất được cấp ngày 01/07/2010 DN đã nộp tiền thuê đất đầy đủ vào Ngân sách nhà nước. DN thuộc đối tượng vay vốn phải có đủ TSBĐ theo quy định, các điều kiện khác theo quy định của NHTMCPCT VN DN đáp ứng được.
DN trên có đáp ứng đủ điều kiện vay vốn tại thời điểm vay của NHTMCPCT VN hay không? DN không đáp ứng được điều kiện vay vốn nào, quy định tại văn bản nào?
Trả lời:
DN trên không đáp ứng được điều kiện vay vốn của NHTMCPCT VN về TSBĐ, theo quy định tại điều 9 Quy định về bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 31/12/2008 quy định đối với “QSD đất thuê của tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 và đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm”. Như vậy, QSD đất thuê của DN được cấp sau ngày 01/07/2004 NHTMCPCT VN không nhận làm đảm bảo.
14.Câu hỏi: Tại thời điểm 31/12/2009, Công ty CP TM tổng hợp X có một số chỉ tiêu chủ yếu trên báo cáo tài chính như sau:
Doanh thu: 9.820 triệuđ. Lợi nhuận TT: 1.440 triệuđ
Tổng tài sản 4.907 triệuđ
Tài sản ngắn hạn: 2.490 triệuđ
Tài sản dài hạn: 2.417, trong đó: Tài sản cố định: 2.200 triệuđ
Nợ phải trả : 1.966 triệuđ,
Nợ ngắn hạn = 1.966 triệuđ, trong đó: Nợ vay ngắn hạn = 0
Vốn chủ sở hữu: 2.941 triệuđ
Báo cáo kết quả KD mục “Chi phí lãi vay =0”
Báo cáo thuế TNDN đã nộp: 446 triệuđ
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại,dịch vụ: Dịchvụ viễn thông, điện thoại, điện tử, điện lạnh, phụ tùng thiết bị hàng công nghiệp, kinh doanh vật liệu XD…
Môt số tài liệu khoản vay kèm theo: Báo cáo Tài chính 31/12/2009: Tổng tài sản cuối kỳ 4.907 triệuđ. Báo cáo tài chính ngày 31/3/2010: Tổng tài sản đầu kỳ 5.516 triệuđ; trong đó Mục nợ dài hạn bằng 0.
Các chứng từ nộp thuế năm 2009 với tổng số tiền là 4,2 triệuđ.
Thông tin CIC tại 31/12/2009: Dư nợ vay NH tại các TCTD khác: 5.100 triệuđ
Cuối tháng 3 năm 2010 Công ty đề nghị vay vốn tại NHCT A và đã được Chi nhánh thẩm định và quyết định tín dụng như sau: Đối tượng cho vay: Mua đất mở rộng SXKD. Tổng nhu cầu vốn: 13.500 trđ, Vốn chủ sở hữu: 7.000 trđ. Số tiền cho vay : 6.500 trđ. Nguồn trả nợ: Trích từ khấu hao CBTS và lợi nhuận của công ty. Thời hạn vay vốn: 60 tháng. Tài sản thế chấp: là BĐS đủ đảm bảo cho giá trị khoản vay. Giải ngân ngày 30/3/2010 số tiền giải ngân :6.500 triệuđ.
Hãy đánh giá các sai phạm trong việc cho vay, thẩm định và quản lý món vay đối với khách hàng X. Đưa ra kiến nghị cần thực hiện ngay với chi nhánh và giám sát quá trình thực hiện.
Trả lời:
*Các sai phạm:
+ Về điều kiện vay vốn:
- Khách hàng không trung thực trong việc cung cấp số liệu cho ngân hàng.
- Không đủ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án (trên BCTC, vốn chủ sở hữu 2,941 tỷđ, đã tài trợ đầu tư tài sản cố định 2,2 tỷđ, còn lại 0,7 tỷđ không đủ vốn tự có tham gia vào dự án (QĐ 222 quy định tại Điều 12 - Điều kiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản - khoản 12.3.2: Trường hợp thời hạn cho vay từ trên 3 năm đến 5 năm,vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu bằng 25% tổng nhu cầu vốn).
+ Về thẩm định: Chất lượng thẩm định kém. Cán bộ thẩm định món vay không thẩm định lại số liệu trên BCTC của khách hàng mà căn cứ luôn vào số liệu khách hàng cung cấp để phân tích tình hình SXKD và tài chính của khách hàng là không chính xác.
Cụ thể:
- Số liệu trên báo cáo tài chính không khớp nhau giữa số cuối kỳ trước với đầu kỳ sau; Tại ngày 31/12/2009 vay ngắn hạn = 0, trong khi thông tin CIC cho thấy tại thời điểm này vay ngắn hạn NHĐT là 5,1 tỷđ; BCKQ SXKD năm 2009 số liệu về chi phí lãi vay = 0 trong khi dư nợ bình quân năm 2009 là 3.800 triệuđ; báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp năm 2009 là 446 triệuđ trong khi chứng từ nộp thuế vào NSNN chỉ có 4,2 triệuđ.
- Không thẩm định nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án. Vì vậy, khách hàng đã không có đủ vốn tự có tham gia theo quy định.
- Số liệu trên BC tài chính không chính xác nên kết quả thẩm định các chỉ số tài chính, kết quả SXKD, hiệu quả kinh tế của dự án cũng không chính xác.
- Giải ngân ngày 30/3/2010 nhưng báo cáo tài chính 31/3/2010 không hạch toán nợ dài hạn ngân hàng và tăng TSCĐ.
+ Về kiểm tra giám sát khoản vay: Đến thời điểm kiểm tra tài khoản tiền gửi thanh toán của KH vẫn chưa hoạt động, như vậy KH đã không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong HĐTD “Chuyển toàn bộ doanh thu về NHCT để NH quản lý và giám sát nguồn thu”
*Kiến nghị, đề xuất:
Chi nhánh cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng này; cần kiểm tra phân tích toàn diện, giám sát thường xuyên hoạt động SXKD và tài chính của khách hàng để có biện pháp xử lý tín dụng phù hợp.
Yêu cầu Khách hàng thực hiện nghĩa vụ của người vay chuyển toàn bộ doanh thu về NHCT để NH giám sát quản lý nguồn thu.
Chi nhánh phải có kế hoạch rút giảm dần dư nợ đảm bảo KH có đủ vốn tự có tham gia theo quy định nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Vận động khách hàng bán tài sản là đối tượng vay vốn để trả nợ ngân hàng.
15.Câu hỏi: Đầu năm 2007, Khách hàng A được Chi nhánh NHCT B thẩm định có đầy đủ các điều kiện vay vốn hiện hành của NHCT, Chi nhánh B cho khách hàng vay vốn để mua 02 máy xúc phục vụ cho khai thác than với số tiền cho vay 12 tỷđ, tài sản thế chấp là bất động sản của khách hàng A với giá trị định giá là 18 tỷ. Đến năm 2008 Chính phủ có quyết định lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than, do vậy khách hàng A không ký được các hợp đồng về bốc xúc vận chuyển với các đơn vị khai thác than, máy xúc gần như tạm ngừng hoạt động, doanh thu về hoạt động SXKD của khách hàng không đủ trang trải các chi phí phát sinh, số nợ vay ngân hàng còn dự nợ tại thời điểm 31/12/2008 là 9 tỷ đồng, Ngân hàng CT B điều chỉnh kỳ hạn nợ lần thứ nhất vào ngày 18/7/2008, lịch trả nợ gốc mới vào ngày 18/10/2008, nhưng đến ngày 20/11/2008 khách hàng mới trả được nợ.
Chi nhánh B phân loại nợ khách hàng A thuộc nợ nhóm 2 và trích dự phòng rủi ro số tiền 180 triệuđ.
Căn cứ các văn bản hiện hành của NHCT, việc phân loại nợ và trích rủi ro của CN B đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
*Phân lợi nợ: CN B phân loại nợ khách hàng A thuộc nhóm 2 là sai.
Theo QĐ 296 thì các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu được tính nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) -Điều 8 “Phân loại nợ theo nhóm” - Mục d) Nhóm 4.
Theo Quyết định 296/QĐ-HĐQT –NHCT 37 ngày 01/8/2007 của Hội đồng Quản trị NHCT VN và công văn 320/CV-HĐQT-NHCT37 ngày 03/12/2008 của Chủ tịch HĐQT NHCT VN, số tiền trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản vay trên được tính toán cụ thể như sau:
Giá trị khấu trừ tài bảo đảm cho khoản vay:
18.000.000.000 x 30% = 5.400.000.000
+Trích dự phòng rủi ro lần 1, theo QĐ 296 Điều 8 “Phân loại nợ theo nhóm” - Mục b) Nhóm 2”, tỷ lệ trích 5%:
(9.000.000.000 - 5.400.000.000) x 5% = 180.000.000đ
+Trích dự phòng rủi ro lần 2: Khoản vay được phân loại vào nhóm 4, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể là 50%:
(9.000.000.000 - 5.4.000.000) x (50% - 5%) = 1.620.000.000đ
Như vậy,tổng số tiền CN NHCT B phải trich dự phòng rủi ro của khoản vay trên là:
1.620.000.000 + 180.000.000 = 1.800.000.000đ
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,572
Thành viên mới nhất
8xbet777_bet
Back
Bên trên