BIDV [HOT] BIDV tuyển dụng tập trung đợt 2/2015 - 794 chỉ tiêu [05.07.2015]

Anh @Tran Hjeu @nhím xù lông giải đáp giúp em câu này, của HĐPV ACB mà em ko biết thế nào là đúng: "Em đọc BCĐKT thấy hàng tồn kho của DN rất nhiều, các khoản Nợ phải trả cũng rất nhiều, vậy em nghĩ đến gì?" bạn em đã trả lời là chỉ hệ số Vòng quay HTK, Hệ số Nợ mà a ấy đều bảo ko phải. Nó quên mất ko hỏi lại nhừo giải đáp, em vẫn a cay câu này :D
 
Xét trong lĩnh vực cho vay, theo cá nhân mình thì Hiệu quả là khi tiết kiệm được thời gian, chi phí và kiểm soát được rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Ví dụ với 1 món vay cá nhân đơn giản, khách hàng rất tốt thì nên để cá nhân làm 1 mình thì hiệu quả hơn, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Còn với món vay phức tạp, mà bản thân cá nhân chưa kiểm soát được rủi ro cũng như chưa nắm bắt được thông tin thì nên làm việc nhóm (ví dụ cho vay 1 dự án đầu tư rất phức tạp), khi đó mỗi người trong nhóm có thể độc lập phụ trách 1 mảng mà mình chuyên biệt, nhưng sau đó mọi người sẽ ráp lại với nhau, để cuối cùng mọi thành viên trong nhóm đều phải nắm bắt được thông tin của toàn bộ dự án đó, có như thế thì lúc cho vay dự án này sẽ giúp việc kiểm soát rủi ro sẽ tốt hơn, an toàn hơn cho chi nhánh và cho chính bản thân cán bộ tín dụng.

Đối với loại hình DN khác nhau thì sẽ có cách kiểm soát khác nhau bạn à. Ví dụ như các công ty niêm yết trên sàn thì bạn dễ dàng có được BCTC được kiểm toán, Báo cáo thuế, ... thì ở đây BCTC được kiểm toán được ưu tiên sử dụng nhưng cũng phải tùy xem tổ chức kiểm toán đó là của công ty nào, ý kiến của kiểm toán viên với BCTC là thế nào (chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần, ...) thì lúc đó mới có thể đánh giá phần nào độ tin cậy của BCTC. Còn đối với các DN tư nhân, công ty quy mô nhỏ thì thường chỉ có BCTC do công ty tự lập hoặc chỉ có BCTC thuế, ... lúc này có thể ưu tiên sử dụng báo cáo thuế (tờ khai thuế là phải có hóa đơn thì mới khai được, cơ quan thuế kiểm soát vẫn đề này rất chặt). Đối với những doanh nghiệp, công ty nhỏ này thì phải xem xét kỹ độ tin cậy của BCTC xem doanh thu hợp lý không (dựa trên tờ khai thuế giá trị gia tăng để cộng thử doanh thu, rồi dựa vào hóa đơn, hợp đồng đầu vào - đầu ra, sao kê tài khoản của công ty ở các ngân hàng rồi cộng thử xem dòng thu của DN có tương ứng với doanh thu mà DN khai không?
Thường thì liên quan mấy câu hỏi về BCTC thì có thể các phỏng vấn viên sẽ hỏi như thế này: Làm sao biết công ty gian lận BCTC? Khi xem xét BCTC chú ý khoản mục nào? Vốn lưu động ròng âm hay dương là tốt? Làm sao đánh giá chất lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, ...

Anh gợi ý trả lời các câu hỏi ở đoạn cuối để bọn em tham khảo với ạ!
Cảm ơn anh!
 
Anh @Tran Hjeu @nhím xù lông giải đáp giúp em câu này, của HĐPV ACB mà em ko biết thế nào là đúng: "Em đọc BCĐKT thấy hàng tồn kho của DN rất nhiều, các khoản Nợ phải trả cũng rất nhiều, vậy em nghĩ đến gì?" bạn em đã trả lời là chỉ hệ số Vòng quay HTK, Hệ số Nợ mà a ấy đều bảo ko phải. Nó quên mất ko hỏi lại nhừo giải đáp, em vẫn a cay câu này :D
Cá nhân anh nghĩ là nghĩ ngay đến việc công ty dùng nợ để tài trợ cho hàng tồn kho hay không? Nếu thế thì rất nguy hiểm, vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao, khi các khoản nợ phải trả đến hạn, thì liệu rằng cái đám hàng tồn kho này có luân chuyển thành tiền để thanh toán cho nghĩa vụ nợ đến hạn hay không? Tuy nhiên cần xét thêm DN này hoạt động trong lĩnh vực thương mại hay sản xuất, có cần phải dự trữ hàng tồn kho không? Còn nợ phải trả ở đây là thuộc tỷ trọng lớn là do chiếm dụng người bán, vay ngắn hạn ngân hàng hay nợ dài hạn? Lúc đó thì mới có thể kết luận rõ ràng được
 
Cá nhân anh nghĩ là nghĩ ngay đến việc công ty dùng nợ để tài trợ cho hàng tồn kho hay không? Nếu thế thì rất nguy hiểm, vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao, khi các khoản nợ phải trả đến hạn, thì liệu rằng cái đám hàng tồn kho này có luân chuyển thành tiền để thanh toán cho nghĩa vụ nợ đến hạn hay không? Tuy nhiên cần xét thêm DN này hoạt động trong lĩnh vực thương mại hay sản xuất, có cần phải dự trữ hàng tồn kho không? Còn nợ phải trả ở đây là thuộc tỷ trọng lớn là do chiếm dụng người bán, vay ngắn hạn ngân hàng hay nợ dài hạn? Lúc đó thì mới có thể kết luận rõ ràng được
Vâng, em cũng nghĩ như anh, em nghĩ đến nhiều cái lắm, giả sử Nợ phải trả này đa số là nợ từ phải trả cho bên nhà cung ứng chứ ko phải là NH, thì có thể do DN này có uy tín chiếm dụng được nhiều vốn từ bạn hàng. Cơ bản anh phỏng vấn nhất quyết không nói rõ là như nào ạ.
Cho em hỏi câu nữa, ông giám đốc hỏi Doanh thu công ty cũ bao nhiêu, giải sử 5tỷ đi (vì công ty rất rất bé, chỉ có mấy nhân viên bán hàng thui). Rồi chốt bắt tính Vốn lưu động cho vay là bao nhiêu luôn. Em bảo là cần biết vốn tự có, nợ phi ngân hàng, chi phí... nữa mới tính đc, ông bảo chỉ dựa vào doanh thu rồi chốt luôn đi. Chốt phát "anh cảm ơn em, pv xong rùi" :(((
 
không có điểm liệt mà chỉ có điểm sàn thôi em.
1 ứng viên đậu vào vòng phỏng vấn khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện.
1/ Điểm trung bình ( 30% anh văn+ 70% nghiệp vụ) không thấp hơn A điểm.
2/ Điểm từng môn không thấp hơn B điểm.
Mức A, B tùy từng chi nhánh nhé :)
e cảm ơn a nhiều nhé!
 
Xét trong lĩnh vực cho vay, theo cá nhân mình thì Hiệu quả là khi tiết kiệm được thời gian, chi phí và kiểm soát được rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Ví dụ với 1 món vay cá nhân đơn giản, khách hàng rất tốt thì nên để cá nhân làm 1 mình thì hiệu quả hơn, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Còn với món vay phức tạp, mà bản thân cá nhân chưa kiểm soát được rủi ro cũng như chưa nắm bắt được thông tin thì nên làm việc nhóm (ví dụ cho vay 1 dự án đầu tư rất phức tạp), khi đó mỗi người trong nhóm có thể độc lập phụ trách 1 mảng mà mình chuyên biệt, nhưng sau đó mọi người sẽ ráp lại với nhau, để cuối cùng mọi thành viên trong nhóm đều phải nắm bắt được thông tin của toàn bộ dự án đó, có như thế thì lúc cho vay dự án này sẽ giúp việc kiểm soát rủi ro sẽ tốt hơn, an toàn hơn cho chi nhánh và cho chính bản thân cán bộ tín dụng.

Đối với loại hình DN khác nhau thì sẽ có cách kiểm soát khác nhau bạn à. Ví dụ như các công ty niêm yết trên sàn thì bạn dễ dàng có được BCTC được kiểm toán, Báo cáo thuế, ... thì ở đây BCTC được kiểm toán được ưu tiên sử dụng nhưng cũng phải tùy xem tổ chức kiểm toán đó là của công ty nào, ý kiến của kiểm toán viên với BCTC là thế nào (chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần, ...) thì lúc đó mới có thể đánh giá phần nào độ tin cậy của BCTC. Còn đối với các DN tư nhân, công ty quy mô nhỏ thì thường chỉ có BCTC do công ty tự lập hoặc chỉ có BCTC thuế, ... lúc này có thể ưu tiên sử dụng báo cáo thuế (tờ khai thuế là phải có hóa đơn thì mới khai được, cơ quan thuế kiểm soát vẫn đề này rất chặt). Đối với những doanh nghiệp, công ty nhỏ này thì phải xem xét kỹ độ tin cậy của BCTC xem doanh thu hợp lý không (dựa trên tờ khai thuế giá trị gia tăng để cộng thử doanh thu, rồi dựa vào hóa đơn, hợp đồng đầu vào - đầu ra, sao kê tài khoản của công ty ở các ngân hàng rồi cộng thử xem dòng thu của DN có tương ứng với doanh thu mà DN khai không?
Thường thì liên quan mấy câu hỏi về BCTC thì có thể các phỏng vấn viên sẽ hỏi như thế này: Làm sao biết công ty gian lận BCTC? Khi xem xét BCTC chú ý khoản mục nào? Vốn lưu động ròng âm hay dương là tốt? Làm sao đánh giá chất lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, ...
Mình bổ sung thêm là với DN k niêm yết TTCK nên ktra so sánh bctc của DN 3-5 năm cùng với thực trạng nền kinh tế để đánh giá BCTC. Hơn nữa là ktra giữa các khoản mục chi phí, HTK... vs doanh thu trên BCTC. VD như trong 1 năm hàng hóa a mua vào (hay tự sx) nhiều, cuối năm lượng tồn cũng nhiều mà doanh thu anh cao, chắc chắn là có vấn đề. Cùng với đó là đánh giá các BCTC với nhau, nhất là với LCTT (cái này khó nhất mà hiểu được thì cũng hay nhất luôn :)), nhưng DN vừa và nhỏ thì thường k lập)
Và mình thấy là kiểm tra cộng tổng các hóa đơn thường là của kiểm toán, nếu Ngân hàng có làm thì chỉ nên kiểm tra chọn mẫu, mình ktra ngẫu nhiên với những HĐ giá trị lớn thôi. 1năm DN phát sinh cả trăm nghìn nghiệp vụ, HĐ cộng sao hết được nên cộng xong rồi so sánh khó lắm. Ngay cả kiểm toán họ cũng chỉ kiểm tra 1 cách tương đối, trung thực hợp lý chứ k kiểm tra tính chính xác BCTC. Mình thì vẫn ưu tiên phân tích BCTC các khoản mục, BCTC các năm + thực trạng nền kinh tế để phát hiện rủi ro. DN nào rủi ro quá hay mình k tin thì yêu cầu nó có dấu kiểm toán r xem xét cấp vốn hay k.
Nói chung thì kiểm tra gian lận BCTC nhất là gian lận Doanh thu rất khó và mất thời gian, sv ra trường đi kiểm toán thì cũng chỉ được kiểm toán tiền mặt với mấy mục đơn giản. Mấy mục DT, CP thường là kiểm toán viên kinh nghiệm vài năm thậm chí chục năm r mới kiểm toán được. haiz, NH hỏi câu này làm khó người chơi quá
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh gợi ý trả lời các câu hỏi ở đoạn cuối để bọn em tham khảo với ạ!
Cảm ơn anh!
Mình bổ sung thêm là với DN k niêm yết TTCK nên ktra so sánh bctc của DN 3-5 năm cùng với thực trạng nền kinh tế để đánh giá BCTC. Hơn nữa là ktra giữa các khoản mục chi phí, HTK... vs doanh thu trên BCTC. VD như trong 1 năm hàng hóa a mua vào (hay tự sx) nhiều, cuối năm lượng tồn cũng nhiều mà doanh thu anh cao, chắc chắn là có vấn đề. Cùng với đó là đánh giá các BCTC với nhau, nhất là với LCTT (cái này khó nhất mà hiểu được thì cũng hay nhất luôn :)), nhưng DN vừa và nhỏ thì thường k lập)
Và mình thấy là kiểm tra cộng tổng các hóa đơn thường là của kiểm toán, nếu Ngân hàng có làm thì chỉ nên kiểm tra chọn mẫu, mình ktra ngẫu nhiên với những HĐ giá trị lớn thôi. 1năm DN phát sinh cả trăm nghìn nghiệp vụ, HĐ cộng sao hết được nên cộng xong rồi so sánh khó lắm. Ngay cả kiểm toán họ cũng chỉ kiểm tra 1 cách tương đối, trung thực hợp lý chứ k kiểm tra tính chính xác BCTC. Mình thì vẫn ưu tiên phân tích BCTC các khoản mục, BCTC các năm + thực trạng nền kinh tế để phát hiện rủi ro. DN nào rủi ro quá hay mình k tin thì yêu cầu nó có dấu kiểm toán r xem xét cấp vốn hay k.
Nói chung thì kiểm tra gian lận BCTC nhất là gian lận Doanh thu rất khó và mất thời gian, sv ra trường đi kiểm toán thì cũng chỉ được kiểm toán tiền mặt với mấy mục đơn giản. Mấy mục DT, CP thường là kiểm toán viên kinh nghiệm vài năm thậm chí chục năm r mới kiểm toán được. haiz, NH hỏi câu này làm khó người chơi quá
Bạn này trả lời cho em vài câu ở dưới luôn nè, Về chất lượng doanh thu thì mình cũng chỉ cộng áng chừng thoi, chứ ko thể cộng hết được, dựa vào hóa đơn hoặc hợp đồng đầu vào đầu ra thì có thể thấy được một vài khách hàng, nhà cung cấp chính của Dn thì lúc đó có thể khoanh vùng lại và kiểm tra dễ dàng hơn, với những DN mà giao dịch qua TK thanh toán của ngân hàng thì sao kê tài khoản ngân hàng là 1 phương pháp hiệu quả để xem xét dòng thu và dòng chi. Ngoài ra cần phải xem xét chi tiết khoản phải thu để xem có thằng nào dư nợ từ đầu năm mà đến cuối không phát sinh trả nợ cho DN hay không thì nó được cho vào dạng "nợ khó đòi" rồi đó, xem thử tổng phát sinh có và phát sinh nợ của tất cả các khoản phải thu có phù hợp với quy mô doanh thu mà DN khai báo cũng như lịch sử giao dịch, hợp đồng ký kết trước đây hay không?... Còn về hàng tồn kho, cần phải xem chi tiết hàng tồn kho để xem có mục nào tồn từ kỳ này sang kỳ khác mà vẫn chưa bán được không? nhãn hiệu hàng tồn kho thế nào? khi xuống kiểm tra thực tế thì cần phải kiểm tra nhãn hiệu, số khung, số máy của hàng tồn kho đúng như trên giấy tờ hay ko? ....dự trữ hàng tồn kho của DN có phù hợp với tính chất ngành nghề hay không?
Đồng ý là phải phân tích ngành để xem lĩnh vực kinh doanh của DN hiện tại bão hòa hay chưa, tỷ suất lợi nhuận thế nào, có rào cản gì không? Còn về báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì ưu điểm là khắc phục nhược điểm của BCKQHĐKD, cho biết chất lượng doanh thu (doanh thu bằng tiền hay là công nợ phải thu), cho biết so dư tiền cuối kỳ và cho biết nguồn tiền có được từ hoạt động kinh doanh, đầu tư hay tài chính; cho biết DN có khả năng tạo tiền từ HĐKD, HĐ đầu tư để trả nợ vay ngân hàng không. Tuy nhiên giống như bạn trên nói, 1 số DN vừa và nhỏ không bắt buộc lập BCLCTT nhưng hiện này nhiều phần mềm tích hợp sẵn cho phép lập BCLCTT tự động rồi.
 
BCTC nội bộ ko phải "dễ" mà xin được bạn ạ. Khi mà họ xác định làm 3 BCTC thì họ phải chuẩn bị hết rồi....

khi dn đi vay ngân hàng thì ko yêu cầu bản nội bộ thì họ cũng tự đưa thôi. chẳng khó khăn gì
m mới gặp duy nhất mới gặp 1 DN ko gửi bc nội bộ. bảo là sợ mình là công an kinh tế =))))
còn về sao kê tài khoản ngân hàng hoặc tờ khai VAT đầu ra đầu vào hàng tháng/quý làm giả cũng rất khó
họ có thể liên tục rút tiền ra xong dùng nhiều tài khoản gửi lại tiền vào trong vòng 6 tháng hoặc 1 năm để làm tăng doanh số tiền về ư . làm như thế thật mất công cực kì :))

Bạn ơi, cho mình hỏi 1 câu thôi: làm thế nào xác định doanh thu thật của DN?
Mình làm vài tháng rồi mà chịu, chả biết dựa vào cái gì? E là ko dễ đâu, vì chỉ biết nó gian lận, nhưng số thật thì ko biết bnh.
thông thường m thấy dn hay làm tăng chi phí để giảm lợi nhuận hơn là giảm doanh thu.
vì đầu ra đôi khi phải tương xứng với đầu vào
chênh lệch giữa doanh thu nội bộ và dn thuế chính là phần doanh thu không xuất hóa đơn
doanh thu thực >= doanh thu trên tờ khai VAT. đơn vị nào bán hàng lẻ mà doanh thu thuế thấp hơn trong bc nội bộ thì xem tiền về tài khoản. khách hàng mà cứ khăng khăng bảo là bán hàng thu tiền mặt nữa thì chịu thôi :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,660
Thành viên mới nhất
info8xbetonline
Back
Bên trên