Hỏi về việc Chuyển nợ khi được gia hạn nợ và phân loại nợ

Hye In

Thành viên
Em đang học Quản trị ngân hàng thương mại nên có một số vẫn đề về việc chuyển nợ khi được gia hạn nợ và phân loại nợ mà em không hiểu, mong được các anh chị giải đáp:
1. Trong trường hợp doanh nghiệp được gia hạn nợ thì toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp được gia hạn chuyển về nợ trong hạn và được tính lãi trong hạn có đúng hay không, và nó được quy định ở trong quyết định nào ah?
2. Trong Qđ 18/2007 về việc phân loại nợ có ghi: nợ nhóm 3 gồm các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.Trong trường hợp này nợ được gia hạn nợ được phân loại vào nhóm 3 nhưng lại là nợ trong hạn thì có đúng hay không?
Em mới học nên còn rất nhiều vấn đề không hiểu, mong các anh chị giúp. Em xin chân thành cảm ơn.>_<
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tùy vào thời điểm bạn ơi! nhưng gốc vẫn theo QĐ 493 năm 2005 của NHNN (điều 6). tùy theo VB qui định của mỗi Ngân hàng. theo hiện nay thì sẽ ko chuyển nhóm khi được gia hạn nợ gốc +lãi.
 
Bạn tham khảo QĐ số 493/2005/QĐ- NHNN, sau đó đọc về Quyết định 780/QĐ-NHNN ban hành ngày 23/04/2012 và Ngân hàng nhà nước chuẩn bị áp dụng Thông tư Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Bạn sẽ rõ việc gia hạn nợ, cơ cấu nợ của các TCTD theo quy định của NHNN như thế nào?
 
cảm ơn anh nhưng em vẫn không rõ lắm về việc gia hạn nợ. Khi mình gia hạn nợ thì không phải tính lãi quá hạn đối với phần nợ được gia hạn phải không, và như thế có được coi là chuyển nợ quá hạn( chính là nợ được gia hạn ấy) về nợ trong hạn không? nếu được coi là như vậy thì tại sao lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ khi phân loại nợ ah?

Bạn tham khảo QĐ số 493/2005/QĐ- NHNN, sau đó đọc về Quyết định 780/QĐ-NHNN ban hành ngày 23/04/2012 và Ngân hàng nhà nước chuẩn bị áp dụng Thông tư Số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Bạn sẽ rõ việc gia hạn nợ, cơ cấu nợ của các TCTD theo quy định của NHNN như thế nào?
 
cảm ơn anh nhưng em vẫn không rõ lắm về việc gia hạn nợ. Khi mình gia hạn nợ thì không phải tính lãi quá hạn đối với phần nợ được gia hạn phải không, và như thế có được coi là chuyển nợ quá hạn( chính là nợ được gia hạn ấy) về nợ trong hạn không? nếu được coi là như vậy thì tại sao lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ khi phân loại nợ ah?

Trước tiên, em cần tìm hiểu một số vấn đề xung quanh việc gia hạn nợ:
Trong quan hệ vay vốn, việc khách hàng chậm trả nợ là điều khó tránh khỏi. Vẫn biết, chậm trả nợ dẫn đến gia hạn nợ phải xuất phát từ yếu tố khách quan, song cũng có trường hợp xin gia hạn nợ lại xuất phát từ yếu tố chủ quan của chính người vay vốn. Vậy làm cách nào để nhận biết và hạn chế được tình trạng gia hạn nợ không đúng hiện nay?

Thông thường, khi người vay vốn chưa có khả năng trả được nợ đúng hạn theo cam kết đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) trong các hợp đồng tín dụng thì họ phải làm đơn xin gia hạn nợ để có thời gian thu hồi vốn từ người mua hàng (gọi là thu hồi công nợ), hoặc tiếp tục đẩy mạnh bán hàng hoá tồn kho để có tiền trả nợ cho các TCTD. Trước đây, các TCTD quy định thời gian cho gia hạn trả nợ đối với khách hàng vay vốn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và bằng 1/2 thời gian vay vốn đối với cho vay trung hạn và dài hạn (Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Hiện nay, theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì các TCTD được phép cho khách hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ. Đối với vay ngắn hạn thời gian tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung hạn và dài hạn tối đa bằng 1/2 thời gian cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ quá các thời gian này do nguyên nhân khách quan và tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc (giám đốc) TCTD xem xét quyết định và báo cáo ngay NHNN Việt Nam sau khi thực hiện. Như vậy, việc các TCTD cho khách hàng vay vốn được gia hạn thêm thời gian trả nợ là để tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng trả nợ cho các TCTD. Và thực tế đã có không ít khách hàng sau khi được các TCTD cho gia hạn trả nợ không những đã trả được hết nợ mà còn tiếp tục sản xuất, kinh doanh có lãi. Như vậy, chủ trương cho gia hạn trả nợ của các TCTD là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, hiện nay, việc áp dụng, vận dụng gia hạn trả nợ tại một số ít TCTD còn chưa thống nhất, cần phải xem xét lại từ cả hai phía (khách hàng và ngân hàng). Đối với khách hàng, ngoài trừ những người chưa trả được nợ phải xin gia hạn, vẫn còn không ít những khách hàng chỉ vì không muốn phải đi lại để làm thủ tục vay tiền, mặc dù tiền vay họ đã thu đủ nhưng không muốn trả nợ vay đúng hạn nên đã làm đơn xin gia hạn. Còn đối với các TCTD, có một số ít cán bộ làm công tác tín dụng đã không thực hiện tốt vai trò trách nhiệm trước công việc được giao. Họ nhận đơn và đề xuất gia hạn nợ không chính xác. Vì đúng ra họ chỉ được phép đề xuất giải quyết cho gia hạn nợ sau khi đã đi kiểm tra thực tế đối với khách hàng chưa trả được nợ, có đơn xin gia hạn, đúng là do yếu tố khách quan và chỉ nên cho gia hạn với khoảng thời gian vừa đủ không nhất thiết cứ phải cho gia hạn đủ 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn.

Anh góp ý một số thắc mắc của em như sau: :)
Theo QĐ 780/NHNN thì "các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ...được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh..." như vậy, sẽ không có trường hợp chuyển nhóm nợ cao hơn đối với khoản vay của khách hàng. Còn nếu áp dụng TT02/2013 tới đây, việc phân loại nợ dựa vào báo cáo CIC của NHNN thì ảnh hưởng rất lớn đến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng của các TCTD; đặc biệt là nhóm nợ của khách hàng sẽ thay đổi và được phân loại ở mức cao nhất theo báo cáo của các ngân hàng (do 1 khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng). :D
 
Theo tôi:
- Đầu tiên cần phân biệt: nợ trong hạn/nợ quá hạn và phân loại nợ (nhóm 1 đến nhóm 5). Nợ trong hạn thì chắc chắc phải ở nhóm 1, còn nợ quá hạn thì có thể nhóm 1 (trường hợp quá hạn 10 ngày) và từ nhóm 2 đến nhóm 5. Như vậy, nợ nhóm 3 không thể là nợ trong hạn (bạn nên đọc kỹ gạch đầu dòng thứ nhất, điểm a khoản 1 điều 6 QĐ 493/2005 hay tại điều 3 QĐ 18). --> Việc tính lãi trong hạn hay quá hạn tùy thuộc vào từng giải ngân/từng lần cho vay của khách hàng, cụ thể nếu khách hàng quá hạn từ 10 ngày tính lãi quá hạn - đối với nhóm 1, đương nhiên nhóm 2 đến nhóm 5 tính lãi quá hạn.
- Trường hợp bạn nêu ra có thể hiểu như thế này: khi khách hàng được gia hạn nợ lần 1 thì phải phân loại nợ nhóm 3 theo điểm c khoản 1 điều 6 QĐ 493 hay tại điều 3 QĐ 18)- nợ quá hạn. Tuy nhiên, tối thiểu 06 tháng đối với món vay trung dài hạn hoặc 03 tháng đối với món vay ngắn hạn, bạn có thể được chuyển khách hàng từ nhóm 3 - nợ quá hạn về nhóm 1 - nợ trong hạn trong trường hợp khách hàng trả đầy đủ phần gốc + lãi theo đúng lịch cơ cấu lại. (Trường hợp nếu thời hạn trả nợ theo cơ cấu lại vượt quá 06 tháng/03 tháng thì khách hàng được quay trở lại nhóm 1). Khoảng thời gian 06 tháng/03 tháng được gọi là thời gian thử thách. Khi khách hàng vượt qua thời gian thử thách theo quy định tại khoản 2 điều 3 QĐ 18 thì khách hàng được phân nhóm 1.
- Việc tính lãi trong hạn hay quá hạn tùy thuộc vào số ngày quá hạn của từng giải ngân, hệ thống CNTT tác nghiệp của các ngân hàng cũng làm vậy chứ không chịu tác động của nhóm nợ. Ví dụ: kỳ trả lãi ngày 10/10/2010 thì từ ngày 11/10/2010 khách hàng sẽ bị tính lãi quá hạn nhưng đến ngày 20/10/2010 khách hàng mới bị chuyển sang nhóm 2 (quá hạn từ 10 ngày)
Trên đây là cách phân loại nợ theo phương pháp định lượng điều 6 QĐ 493.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính điều 7 QĐ 493. Theo đó, việc nhóm nợ của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào số ngày quá hạn hay số lần cơ cấu mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các chỉ tiêu phi tài chính và tài chính khác. Bộ chỉ tiêu này tùy thuộc vào từng ngân hàng xây dựng. Mỗi chỉ tiêu có một trọng số riêng từ kết quả chấm điểm của CBTD --> điểm đánh giá khách hàng --> xếp loại khách hàng --> phân loại nợ (ví dụ: sau chấm điểm các chỉ tiêu khách hàng X được 95 điểm --> xếp loại AAA --> nợ nhóm 1 - quy định tùy thuộc vào từng ngân hàng)h
Tất nhiên trong lúc đó khách hàng vẫn có thể bị tính lãi quá hạn nhé.

Ngày 23/4/2012, NHNN ban hành quy định 780/QĐ-NHNN theo đó khi thực hiện cơ cấu lại nợ khách hàng được giữ nguyên nhóm nợ trước thời điểm cơ cấu.

Hy vọng một số ý kiến của tôi có thể làm bạn hiểu rõ vấn đề hơn. Chúc thành công!
 
Nhân tiện mình muốn hỏi một chút:
Mình mới gia hạn nợ cho khách hàng, hợp đồng gia hạn vẫn còn hạn mức. Mình muốn hỏi là trong thời gian gia hạn nợ, khách hàng có nhu cầu giải ngân thêm thì có được giải ngân thêm không nhỉ. Mình tham khảo các văn bản pháp luật nhưng k thấy nói về vấn đề này.
Anh em tư vấn hộ mình với nhé :D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,635
Thành viên mới nhất
trangvisa
Back
Bên trên