Hà Nội buồn thế! Ngàn ánh mắt tiếc thương hướng về Đại tướng:(

cocghe266

Administrator
Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, khởi đầu với tên gọi "Thăng Long" vào 10/10 - theo thời tiết là vào mùa thu. Có phải vì cái ngày lịch sử ấy mà rất nhiều sự kiện lớn của dân tộc đều diễn ra vào mùa thu? Ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - 2/9/1945, ngày giải phóng thủ đô - 10/10/1954, ngày Bác mất - 2/9/1969, và nay, ngày Đại tướng ra đi - 04/10/2013.

Khắp phố phường, cuộc sống vội vàng, tấp nập ở Hà Nội vẫn diễn ra, nhưng ở một góc nhỏ của thủ đô, tại số nhà 30 Hoàng Diệu - nơi vị Tướng huyền thoại của dân tộc cùng gia đình sinh sống hơn nửa thế kỷ qua, hàng chục ngàn người từ khắp nơi, không ai bảo ai về đây tỏ lòng thành kính với vị Anh hùng dân tộc, phúng viếng Người trước khi Người trở về với đất mẹ Quảng Bình.

Nếu ba ngày trước đó, mỗi khi đi qua số 30 Hoàng Diệu ai nấy đều thấy an tâm khi nhìn vào căn nhà của Đại tướng, thì bây giờ thay vào đó là cảm giác đau buồn vô hạn, tình cảm tiếc thương trước sự ra đi của vị tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Từ những cựu chiến binh, những người lính Cụ Hồ, những người đồng đội, cấp dưới của Đại tướng, những người may mắn được gặp Đại tướng và những người chưa từng gặp Đại tướng một lần; những thương binh, bệnh binh, những ông lão, bà lão đã qua cái tuổi thất thập cổ lai hy; nhân dân đồng bào các dân tộc đã đùm bọc bộ đội trong cách mạng; hay đến những người trẻ sinh ra trong thời bình, kể cả những em bé còn chưa biết tại sao người lớn lại đau buồn như vậy; hay những vị khách nước ngoài, tất cả đã cho thấy tình cảm mà nhân dân dành cho Đại tướng sâu nặng đến nhường nào. Cuộc sống hiện đại, nhiều bon chen, tính toán khiến nhiều người trở nên vô tâm hơn, nhưng chính những ngày này mới thấy người Việt Nam sống thật tình cảm, ân nghĩa thủy chung và đoàn kết, biết ghi nhớ công ơn của những người thực sự có công lao với dân tộc, vì dân, vì nước.

Nhìn những hình ảnh này mà không thể cầm lòng, bạn đừng thắc mắc vì sao mình rất ít khi khóc, mình mạnh mẽ nhưng nước mắt vẫn trực chờ rơi. Đơn giản, cả dân tộc đang khóc, thế giới cũng nghiêng mình tiếc thương, những cụ ông, cụ bà, những người lính mạnh mẽ, kiên cường cũng đã không cầm được nước mắt… Với nhiều người, Đại tướng như người Anh, người Cha, người Thầy, người Ông thứ hai. Đại tướng mất, đất nước Việt Nam mất đi một anh hùng dân tộc, thế giới mất đi một vĩ nhân, dân tộc mất đi một phần sinh khí đã là chỗ dựa tinh thần suốt bao năm tháng qua.

Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Người! Người về với Người thầy vĩ đại, về với đồng chí, đồng đội Người nhé! Mong Người an nghỉ nơi bên kia thế giới. Người đã ra đi mãi nhưng hình ảnh, công lao và tình cảm của Người dành cho dân cho nước sẽ còn sống mãi với triệu người dân Việt. Vị ĐẠI TƯỚNG của NHÂN DÂN. Có cái chết đi vào dĩ vãng nhưng Người ra đi để lại cho đời một huyền thoại bất tử. Vĩnh biệt Người!

Đường Hoàng Diệu, số nhà 30, vẫn mùa thu đặc trưng của Hà Nội, nắng vàng, gió mát, nhưng sao những ngày này lại buồn đến thế!


Tranh ghép chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo trang trọng trước bàn tưởng niệm


Người thì lặng lẽ rơi nước mắt


Có người lại khóc òa


Không thể cầm được nước mắt




Những giọt nước mắt tiếc thương vẫn còn vương sau khi vào trong nhà tưởng niệm Đại tướng




Một tiếng trước giờ nghỉ đón khách (ngày 06/10), hàng chục nghìn người vẫn xếp hàng.


Nhiều gia đình mang cả con nhỏ tới trước cổng nhà Đại tướng.


Chị Lưu Thị Bích Hồng (30 tuổi) làm việc ở TP HCM ra Hà Nội công tác. Sáng 6/10, vài giờ trước chuyến bay trở lại thành phố, chị nép bên hàng rào nhìn vào bên trong nhà Đại tướng, mắt đẫm lệ. Ông của chị cũng là nhà lão thành cách mạng, vừa qua đời. Qua lời kể của ông, chị biết và kính trọng Đại tướng.


Vị cựu chiến binh này không cầm được nước mắt khi kể lại kỷ niệm chiến trường xưa dưới sự chỉ huy của Đại tướng.


Nghệ sĩ đường phố chơi bản nhạc Hồn tử sĩ để tưởng nhớ Đại tướng.


Các vị cách mạng lão thành đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Em bé này theo bố đi viếng người mà em chỉ biết qua ảnh và gọi là cụ Giáp


Gia đình Bác Giáp đón tiếp và cám ơn các đoàn thể và người dân đến viếng.


Cụ Nguyễn Thị Cúc- 74 tuổi - Thanh Hóa đến viếng Đại tướng.



Đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào chiều nay, có cựu chiến binh Nguyễn Quang Thát, sinh ra ở Thái Bình, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Ông tham gia sư đoàn 320 Bộ Binh. Một vinh dự đến với cựu chiến binh Nguyễn Quang Thát khi ông là người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phong quân hàm Trung tá vào năm 1958. Theo ông Chu Văn Thịnh (Con rể của ông Thát), hiện ông Thát là thương binh hạng đặc biệt. Ông sống với 17 mảnh đạn trong đầu. Hai phổi của ông đều bị dính đạn do chiến tranh. Tuy tuổi đã cao, nhưng khi nghe tin Đại tướng từ trần, cụ Thát đã yêu cầu con rể đưa mình tới căn nhà số 30 Hoàng Diệu để thắp nén hương tỏ lòng thành kính trước hương hồn Đại tướng.








Hàng người xếp hàng kéo dài suốt 3 dãy phố. Nhiều người cho biết nếu hôm nay không kịp giờ viếng thăm, ngày mai mọi người sẽ quay lại tiếp.


Cựu chiến binh Điện Biên Phủ trong dòng người chờ viếng thăm Đại tướng.




Hình ảnh buồn thương của người phụ nữ khiến ai cũng cảm thấy nhói lòng.


Niềm tiếc thương vô hạn hiện hữu trên gương mặt mỗi người dân.


6h30 ngày 07/10, trước cửa số nhà 30, 32 Hoàng Diệu đã đông nghịt người.


Bức tranh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do một sinh viên phác họa




Không ít người nước ngoài cũng bày tỏ niềm cảm phục trước vị danh tướng.






Giữa trưa 7/10, người dân vẫn xếp hàng kéo dài tới tận lăng Bác chờ viếng Tướng Giáp.


Cuối giờ chiều 7/10, đoàn người vẫn xếp hàng dài và ken đặc, kéo tới cả khu vực phố Chùa Một Cột.


Những giọt nước mắt tiếc thương cho vị tướng vĩ đại của dân tộc








Nhiều người cao tuổi từng tham gia kháng chiến cũng có mặt trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ rất sớm.


Có bác còn chống gậy đến viếng Đại tướng.


Vị cựu chiến binh vượt đường xa đến viếng Đại tướng.


Trung tá Nguyễn Trọng Ngữ (90 tuổi, ở Hải Phòng) ngồi xe lăn vào viếng Đại tướng. Tại đây ông Ngữ có dịp được hội ngộ người đồng đội cũ Nguyễn Hoan (77 tuổi).


Gia đình Bác Giáp đón tiếp và cám ơn các đoàn thể và người dân đến viếng.


Cầm bó cúc vàng trên tay, anh Nguyễn Tiến Công dò dẫm từng bước trên vỉa hè phố Hoàng Diệu. Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt, nhưng hay tin Đại tướng qua đời, anh Công vẫn nhờ người đưa tới đây xếp hàng.


Những dòng nước mắt không ngừng tuôn rơi.


Một chàng trai ngoại quốc cũng không khỏi xúc động trước tình cảm mà người dân dành cho Đại tướng.


Dù rất mạnh mẽ nhưng nhiều người vẫn không cầm được nước mắt.


Cụ Nguyễn Thị Bỉnh, từ Tô Tịch nghẹn ngào : "Vẫn biết là lần cuối cùng đến vái biệt bác. Trong tâm tôi vô cùng thương tiếc sự ra đi của Đại tướng dù cũng biết bác tuổi cao, không qua khỏi được. Ngày xưa tôi ở nhà quê cũng có đi du kích. Nghĩ đến công lao của bác, nhờ có bác mà nhân dân được bình yên. Thật tình trong lòng tôi rất biết ơn bác".




Nghe tin được vào viếng Đại tướng, bác Mấn bắt xe từ Bắc Giang lên Hà Nội vào tối qua. Sáng nay, bác đến nhà Đại tướng lúc 7h nhưng không được vào nên 2 mẹ con lại lang thang, quanh quẩn ở Phủ Chủ tịch đợi đến chiều.


Một cháu nhỏ đưa hoa gửi chú cảnh vệ.


Hàng người xếp thành hàng dài suốt ba dãy phố.


Ai cũng mặc cái nắng gay gắt, kiên nhẫn chờ tới lượt vào viếng.


11 giờ trưa, hàng nghìn người vẫn xếp hàng kéo dài và có thể sẽ phải chờ đến buổi chiều những người dân mới được vào viếng Cụ Võ Nguyên Giáp.


Hình ảnh vị cựu chiến binh Điện Biên Phủ đứng trang nghiêm trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu khiến cộng đồng mạng cảm động.

Có lẽ Đại tướng là người cuối cùng đủ làm lay động hàng triệu con tin Việt Nam, có thể khiến mọi người dân xếp hàng chờ vào viếng... Và cũng có lẽ chỉ ở Lăng Bác và ở nhà Đại Tướng mới thấy tất cả mọi người có ý thức như vậy, xếp hàng ngay ngắn, nhường nhịn nhau, không bon chen, không vứt rác bừa bãi… Những hình ảnh đã nói lên tất cả…

Tin liên quan:

> 10 ngày tang lễ lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
> Những chuyện thú vị về nụ cười thu phục lòng người của Đại tướng

Nguồn ảnh: Kênh 14, VnExpress, Soha, Zing News, Dantri,...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cứ đọc bài viết về bác suốt! Lần nào đọc nước mắt cũng rơi, có cảm giác như con người cuối cùng của 1 thế hệ hào hùng đã đi xa :(
 
Mình cảm thấy buồn nhất là câu bình luận cuối bài " có lẽ Đại Tướng là người CUỐI CÙNG đủ làm lay động hàng riệu con tim Việt Nam....".
 
Quá đỗi xúc động và tự hào khi nhìn những hình ảnh này. Những ngày qua, mỗi lần đọc tin về Đại tướng, về tình cảm mà cả dân tộc và bạn bè thế giới dành cho Người mà lòng nghẹn ngào. Tự hào biết mấy khi đất nước Việt Nam có những người con như Bác Hồ, như Đại tướng. Tự hào khi trước mất mát lớn lao này, lại một lần nữa thấy cả dân tộc như nắm tay nhau, triệu trái tim chung một nhịp đập, triệu ánh mắt nhìn về một hướng. Chỉ còn hơn 2 ngày nữa, Đại tướng sẽ về với đất mẹ, yên giấc ngủ ngàn thu. Mong Người yên nghỉ. Cả dân tộc sẽ đời đời ghi nhớ và biết ơn công ơn của Người...
 
Haivl cũng đã có một hành động thật đẹp và ý nghĩa, chứ không chỉ là những bài chế ảnh, những lời bình luận troll như mọi ngày:


Click vào hoặc copy paste vào thanh địa chỉ của trình duyệt để xem ảnh gốc
 
Đọc sách về Người, tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam lại càng thấy Người thật vĩ đại. Ngay cả đến khi Người ra đi cũng làm cho con cháu, dân tộc xích lại gần nhau hơn. Có lẽ chẳng bao giờ còn được bắt gặp hình ảnh cả đồng bào nắm tay nhau như bây giờ nữa. Thực sự cám ơn Người. Kính cấn nghiêng mình trước anh linh của Người, tiễn đưa Người về cõi vĩnh hằng.
 
Sáng nay vừa đi viếng bác Giáp về, lòng nghẹn ngào không thể tả, chúc bác yên giấc vĩnh hằng...
 
Lỗi kỹ thuật kìa, ngày Bác mất là 2/9/1969 chứ.
Chiều 4/10, khi linh cữu Đại tướng đã được đưa về Quảng Bình, đi qua số nhà 30 Hoàng Diệu vẫn có khá nhiều người đến vái lạy từ bên ngoài và gửi hoa viếng đại tướng qua anh cảnh vệ. :(

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, khởi đầu với tên gọi "Thăng Long" vào 10/10 - theo thời tiết là vào mùa thu. Có phải vì cái ngày lịch sử ấy mà rất nhiều sự kiện lớn của dân tộc đều diễn ra vào mùa thu? Ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - 2/9/1945, ngày giải phóng thủ đô - 10/10/1954, ngày Bác mất - 2/9/1945, và nay, ngày Đại tướng ra đi - 04/10/2013.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,619
Thành viên mới nhất
caipiaovnd2244
Back
Bên trên