Cán bộ ngân hàng tranh nhau làm giáo viên

cocghe266

Administrator
Trong chuyến khảo sát tới các trường cao đẳng, đại học mới đây, chúng tôi đã phát hiện những bất ngờ không biết nên vui hay buồn.



Một viên chức làm ở phòng tổ chức hành chính trường cao đẳng ở TP.Hồ Chí Minh cho hay: “Lượng người xin tuyển vào làm giảng viên tăng đáng kể trong 2 năm gần đây. Nếu trước đây thì một thí sinh phải chọi với 2- 3 người thì năm ngoái phải chọn đến 10 người và năm nay thì lên gấp đôi, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng.”

Thí sinh nộp đơn dự tuyển vào các trường đại học cũng tăng vượt bậc không kém. Ngay khi khoa Quản trị của Đại học Luật đăng tin tuyển dụng đã có đến 50 hồ sơ ứng tuyển nhưng trường chỉ chọn 14 hồ sơ để thi tuyển vòng tiếp theo.

Minh Hồng, thạc sỹ trẻ ngành tài chính từng làm cán bộ ngân hàng. Nay ngân hàng khó khăn, giảm lương và tăng sức ép giảm người, khiến những cán bộ như cô khó lòng ở lại. Cô chặc lưỡi: “Theo chân bạn bè thi tuyển làm giáo viên, vì mình cũng thấy ngành này hay hay.

Nhưng mà đông người dự thi lắm, mà các trường đại học cao đẳng tuyển dụng không nhiều nên tỷ lệ chọi khá cao, chật vật nộp đơn vài ba trường rồi mà mình chưa trúng tuyển.”

Thanh Lâm, một giảng viên tập sự tại một trường đại học cho biết: “Học chuyên ngành tài chính ra, mình làm ngân hàng 4-5 năm. Giờ kinh tế khó khăn, sếp ép chỉ tiêu xuống, vừa áp lực, vừa thu nhập thấp. Lại vừa học xong thạc sỹ nên mình chuyển sang đi dạy luôn.”

Thủy, một kế toán trưởng của công ty viễn thông chuyển sang làm giảng viên một trường cao đẳng TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đúng là làm doanh nghiệp thu nhập có cao hơn 5-7 lần giảng viên thật, nhưng cũng vất vả lắm, đi làm từ sáng đến tối mịt. Chưa kể cạnh tranh, bon chen trong thời buổi kinh tế khó khăn này khiến thu nhập cũng giảm đi đáng kể.


Nhiều người mong muốn trở thành giảng viên

Thôi thì, về đi dạy, vừa truyền được kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian chăm sóc gia đình.

Lý tính hơn, Phượng chọn nghề không chỉ đơn giản vì sở thích vì một thu nhập ổn định sẽ khiến cô an tâm công tác hơn: “Cứ tính đơn giản thế này, lương trung bình giảng viên là 5 triệu/tháng chỉ có 200-300 tiết chuẩn/năm; tức là bạn chỉ phải lên trường 2-3 buổi/tuần. Thời gian còn lại có thể dạy vượt giờ ở trường hoặc thỉnh giảng ở các trường khác. Rõ ràng bạn chủ động hơn về thời gian mà thu nhập cũng không hề tệ trong cái thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.”

Thu nhập giảng viên đại học giờ khá ổn, tuy không quá cao nhưng cũng giúp họ sống được với nghề. Chưa kể, họ còn có thời gian nghiên cứu, học thêm để nghiên cứu trình độ cũng như kinh doanh, hợp tác, tư vấn thêm cho các doanh nghiệp.​

Đội ngũ giảng viên sẽ dồi dào, chất lượng hơn nếu có nhiều ứng viên dự tuyển hơn, nhưng liệu khi kinh tế phục hồi, những mức lương ngàn USD của doanh nghiệp có lôi bật họ ra khỏi nghề?


Theo Nhịp cầu đầu tư
 
Cán bộ ngân hàng rời ngành về làm giảng viên, cái này không còn mới. Lăn lội bên ngoài vài năm, có kiến thức thực tế, xin làm giảng viên, bài giảng sẽ phong phú, sinh động hơn nhiều so với một người chuyên nghiên cứu, ra trường được giữ lại ngay hoặc học tiếp lên rồi xin làm giảng viên. Mình thấy nhiều thầy cô ở các trường trước toàn làm cán bộ/lãnh đạo ở các NH lớn:D

Một lựa chọn khác là làm giảng viên của chính trung tâm đào tạo của NH mình hoặc 1 NH khác, nếu những trung tâm này đang có nhu cầu nhân sự, và cán bộ NH đáp ứng được yêu cầu.

Vấn đề là, không phải ai cũng có khả năng truyền đạt để người khác hiểu, dù rất giỏi. Cái này gọi là "khiếu sư phạm";))
 
Đó cũng là một hướng đi tốt cho các banker có trình độ thực sự. Thời buổi bây giờ, có bằng cấp (thực chất chứ ko phải đi mua điểm) và có kinh nghiệm thì quá tuyệt vời rồi. Mình thấy giảng viên bây giờ, biết làm ăn (tư vấn, dạy thêm các trung tâm, dạy thêm giờ) và biết tiết kiệm thì còn tuyệt vời hơn ngân hàng nhiều.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,091
Tổng số thành viên
351,661
Thành viên mới nhất
eetv
Back
Bên trên