Cách trả lời câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?”

Các bạn nghiên cứu thêm nhé!

Chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công trong cuộc phỏng vấn xin việc đó là sự “chuẩn bị”. Nếu bạn được người phỏng vấn hỏi rằng “Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi?” Lúc đó bạn cần phải được chuẩn bị sẵn những phương án trả lời thích hợp. Nếu bạn không chuẩn bị trước những câu trả lời cho câu hỏi đó, lúc đó bạn sẽ lúng túng và trình bày một cách không thành thật, người phỏng vấn sẽ nghĩ bạn thích làm việc ở công ty họ vì mục đích tìm kiếm những lợi ích cho riêng bạn.

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước theo những gợi ý sau:
Đầu tiên, điều trước tiên bạn cần phải làm là bắt đầu mô tả sơ lược những hiểu biết về công ty của họ mà bạn đã tìm hiểu qua trước đó. Bạn nên đưa ra một số hiểu biết sơ lược về công ty họ như là: công ty họ đã bắt đầu hoạt động như thế nào, làm thế nào để tồn tại trên thị trường hiện nay và có những kế hoạch hợp lý nào cho tương lai?

Bạn có thể đưa ra những phương án trả lời chung chung như là: Tôi tin đây sẽ là môi trường để tôi thể hiện tốt khả năng của mình”, nhưng nếu bạn muốn làm tăng thêm cơ hội thành công, bạn có thể đưa ra những lý do cụ thể, rõ ràng hoặc những lý do giải thích vì sao bạn muốn gia nhập vào công ty họ.

Thứ hai, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn và các phương án trả lời, để nhắm vào mục đích được trở thành ứng viên thích hợp nhất cho công ty của họ. Với tất cả những gì bạn nói đó đều có liên quan với nhau và được cân nhắc kỹ. Khi bạn được hỏi về công việc trước đây, với những kinh nghiệm và kỹ năng đã có của bạn, thì bạn nên trả lời một cách trung thực và chính xác về bạn, nếu bạn không trả lời trung thực nhà tuyển dụng sẽ có cách nhận biết ra ngay bằng sự từng trải của họ, hoặc họ sẽ liên hệ với những nơi mà bạn đã từng làm việc để tìm hiểu về bạn.

Thứ ba, để trả lời câu hỏi: “Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi”? Bạn nên đi sâu vào trình bày những hiểu biết cụ thể, chính xác nhất về công ty họ. Bạn không cần nêu lên lịch sử thành lập công ty mà chỉ cần nêu lên những lĩnh vực chuyên môn và hệ thống sản xuất của công ty họ. Biết được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, những mục tiêu của họ và làm thế nào để bạn có thể đóng góp tài năng của mình để làm cho công ty họ càng tăng trưởng hơn nữa trong vai trò là một nhân viên mới. Nếu bạn là một người rất am hiểu, và với mong muốn được gia nhập vào công ty họ thì nhà tuyển dụng sẽ nhận biết được sự thành thật của bạn, và khả năng để thành công đang đến gần với bạn.

Thứ tư, sẽ không có tai hại gì nếu bạn có thể tâng bốc một chút. Bạn có thể khen ngợi và nêu ra những mặt tốt về công ty họ. Nên nhớ, hãy giữ cho sự tâng bốc của bạn thật khôn khéo tương xứng với nhiều lời ca ngợi của những khách hàng và người tiêu dùng của họ ngoài thị trường. Và tất nhiên, sau đó bạn sẽ có được một cái nhìn tốt từ phía nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, để trả lời tốt câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn đang tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp hơn và đây là công ty mà bạn rất mong muốn được gia nhập để mở ra nhiều cơ hội và phát huy giá trị thực sự của bạn. Đáp lại rằng, bạn có thể giúp công ty họ bằng những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của mình.

Cuối cùng, hãy cung cấp những điều mà bạn có thể trở thành một cỗ máy vận hành tốt và một phần hữu ích cho công ty họ. Luôn luôn thể hiện chúng với sự quan tâm và sự sẵn lòng làm việc để thực hiện thành công những mục tiêu của họ.
 
Kỹ thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thông thường

“Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?”

Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn.

Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”.

«Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?»,
«Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?», hoặc «Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?», " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?"

Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Cho nên, bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!


"Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?"

Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều).

Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...",…

“Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?”

Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng.

Ví dụ: «Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể; thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; và cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao.

Sưu tầm: www.kynang.edu.vn
 
Hoan nghênh ý kiến của bạn, đặc biệt là Holozero vì chiều sâu trong phân tích của bạn.
Bạn có thể trả lời chung chung cũng được " Tôi thích vì môi trường làm việc đây tốt ...". Đó là câu mà ai cũng trả lời được. Nên bạn phải tìm thêm điểm ở các câu sau mới hi vọng vượt qua cửa hẹp.
Hãy diễn giải theo cách nhẹ nhàng.
- Bạn hiểu gì về tôi.
- Tôi có gì đặc biệt.
- Tại sao không phải là người ấy mà là tôi. Đặc biệt, nếu bạn đang nhảy việc thì câu này đồng nghĩa với kỳ vọng mà bạn cần có so với nơi bạn ra đi. Nếu bạn miêu tả kỳ vọng của bạn nơi mới giống như nơi cũ mà bạn đánh giá, có nghĩa là bạn sẽ ra đi tiếp ?????
- Vậy chỉ vì bạn thích thôi sao?, đến với tôi bạn mang cho tôi được cái gì.
Hãy trung thực với mình, nhưng không có nghĩa là phô trương mọi thứ.
Bạn nói bạn vì mức lương mơ ước, điều đó đâu có gì là xấu, họ đánh giá bạn thực dụng, thực dụng cũng đâu có gì là xấu, nếu bạn mô tả được rằng: Tiền đối với bạn cũng là phương tiện, một mức lương cao (đặc biệt phù hợp với vị trí sales) phù hợp với năng lực của bạn, bạn tin mình có thành tích để xứng đáng với đồng tiền bác gạo mà DN sẽ trả cho bạn.
Những câu trả lời có cảm xúc sẽ được đánh giá rất cao hơn là câu trả lời bài bản.
Có bạn sinh viên mới ra trường đã trả lời: Tìm được việc làm đã là mơ ước của em. Em cũng không hiểu vì sao những ngày đi học đại học đi ngang qua trụ sở của ngân hàng mình em có cảm giác rất thân quen và ao ước một ngày được vào đây làm việc.
Tôi bổ sung thêm: Sau đó, những lúc rảnh rỗi ngoài giờ học em thường đến trụ sở của ngân hàng mình tìm hiểu về cách mà các anh chị phục vụ khách hàng, em thấy thật ngưỡng mộ sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ, nhiều khách hàng cười tươi khi đến giao dịch với ngân hàng, khách hàng đang hài lòng, em tin mình cũng có thể làm được như các anh chị, đem lại sự hài lòng của khách hàng.
Nếu trả lời câu này, làm ơn đi thực tế ngân hàng và làm ơn đừng nói quá sự thật nếu nơi đó phục vụ chưa thật tốt. Tự mình sẽ dẫn dắt nhà tuyển dụng hỏi tiếp:
Vậy theo em làm thế nào để khách hàng hài lòng ? ................ Câu này bạn tủ trước rồi mà.

Nếu như bạn có bạn, hoặc người quen đã làm ở đây, hoặc đơn giản chỉ là khách hàng ở ngân hàng, bạn cũng nên tìm cách dẫn dắt mối liên hệ này vào, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn.

Nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm: Thường dành cho ứng viên cấp quản lý
Theo anh/chị thì ngân hàng trước đây anh chị làm có điểm mạnh yếu/gì
Và chúng tôi có điểm mạnh yếu gì.
Hãy trình bày cách trung thực, nhưng luôn theo hướng tích cực, dùng từ tích cực nhất, tránh chê bai người cũ, khen thiếu thực tế về người mới.

Tôi cũng gặp câu hỏi này vài lần.
Trước khi nộp đơn vào ngân hàng, tôi đã đi đến các điểm giao dịch của ngân hàng .... kể tên vài điểm, tôi cũng thử sử dụng dịch vụ ngân hàng mình, tôi đánh giá cao kỹ năng của nhân viên, ưu thế của sản phẩm (kể tên), đó là lợi thế mà không phải ngân hàng nào cũng có được. Tôi tin, làm việc ở tập thể như vậy tôi sẽ thành công và phát huy năng lực của mình đóng góp vào thành công của ngân hàng.
.........................................................................................................................
Sau khi trả lời xong, Chủ tịch Hội đồng là Tổng Giám Đốc hỏi,
Sao toàn thấy anh khen không vậy ?
Tôi cười, không có ưu thế nào là tuyệt đối, chẳng ai toàn diện tuyệt đối,
Ngân hàng mình nên cần cải thiện 1 vài điểm, ........
Tôi cũng có vài người bạn đang công tác ở đây ............, như ..........
Họ có niềm tin sâu sắc vào NH mình, dù có khó khăn trước mắt nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.....
Là người làm kinh doanh phải tin vào ưu thế của mình, biết khai thác điểm mạnh của mình mới có thể giành thành công.

Hội đồng phỏng vấn sẽ đánh giá ứng viên có am hiểu sâu sắc về ngân hàng, có tư duy tích cực, nhưng rất thực tế, quyết định vào ngân hàng là có sự đầu tư, và sẽ gắn bó với ngân hàng ngay cả khi ngân hàng đang khó khăn.

Chúc các bạn thành công.
 
Mình mới tham gia diễn đàn. Mình có câu hỏi thế này, nếu có bài nào đã thảo luận rùi thì mọi người chia sẻ mình nhé:
"Là người học Ngân hàng, nhưng mình vẫn hơi mơ hồ về điểm nổi bật riêng biệt của từng ngân hàng mình sẽ dự tuyển để có thể có được câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi của trantuy_1990".
Helppppp meeeee
 
Bài viết rất hay và hữu ích. Mặc dù còn một thời gian khá dài nữa mình mới phải đi phỏng vấn nhưng mình luôn quan tâm và muốn trau dồi kinh nghiệm ngay từ bây giờ. Cảm ơn bạn nhiều nha.:D
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,579
Thành viên mới nhất
charlieparkerme
Back
Bên trên