Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt

Bài viết này chủ top sưu tầm thôi bạn ạ. Cũng k phải "lôi kéo" gì như bạn nói. Mình thấy cần có những bài viết thế này để những ai bấy lâu quên đi những điều tưởng chừng như đơn giản là nói lời cảm ơn & xin lỗi nhưng lại rất khó khi ngại dùng. Bạn kể về rất nhiều người xung quanh bạn, vậy bạn có nói những câu này thường xuyên, đúng lúc, đúng chỗ k? Đôi khi lời cảm ơn và xin lỗi k chỉ là lời nói, có thể là 1 ánh mắt, 1 tràng vỗ tay, một lời khen, một hành động...

Bạn hỏi "Nếu bạn lên mạng, bạn có thấy rất nhiều lời cảm ơn không? Bạn có thấy vô số người bấm nút thanks không?", vậy bạn đã làm chưa mà hỏi người khác như thế? Ngay cả một topic nói thẳng văn hóa cảm ơn và xin lỗi, tưởng như đọc xong bạn sẽ "thực hành" luôn để bắt đầu thay đổi thói quen ngại nói lời cảm ơn&xin lỗi, thì hóa ra bạn vẫn làm ngơ. Đúng là nhiều người nói cảm ơn, nhưng k đến mức "vô số" như bạn nói đâu. Bạn không nằm trong số "nhiều người" đó. Và kể cả trong 4r này vẫn có rất nhiều người ngại làm những việc đơn giản như cảm ơn, ấn thanks.

Tại sao khi mình học tiếng Anh, khi người ta hỏi "How are you today"... thì câu đầu tiên bao giờ cũng là "I'm...Thank you". Khi bạn muốn hỏi người ta cái gì, bao giờ câu đầu tiên cũng là: "Excuse me"...? Vậy sao khi người Việt mình nói chuyện với nhau, hỏi nhau về sức khỏe, cuộc sống, chúng ta lại vô tư kể ngay, nói ngay mà quên mất câu cảm ơn? Cái tâm lý người khác k nói cảm ơn, xin lỗi, mình nói thì sợ bị bảo "thằng này, đứa này có vấn đề" ngày càng khiến những giá trị cơ bản mất đi.

Bạn đọc được 1 bài viết có sự tác động nhất định đến suy nghĩ, quan điểm của bạn, có thể sẽ khiến nhiều bạn giật mình, rằng lâu nay mình đã lười nói những lời này, bằng lời, bằng hành động... Bạn nhận được cũng k nhỏ pk? Vậy mà bạn k làm được 1 việc đơn giản là cảm ơn và ấn thanks. Bạn còn nói như đúng rồi. Đến nản.

Bạn, nếu có quay lại topic này, hãy đọc #2, comment của bạn Crab... nhé, để thấy được cái "tâm" của bạn đấy. Mình thực sự rất ấn tượng.
VN một thời gian dài chỉ chăm chăm phát triển kinh tế mà k quan tâm đúng mức đến giáo dục, văn hóa..., để bây giờ k có 1 nền văn hóa rõ ràng. Những giá trị cốt lõi ngày càng mai một. Đủ các thứ trào lưu được hình thành. Xính hàng ngoại, mê phim Hàn, ăn mặc như Hàn, cuồng ca sỹ Hàn, rồi ra đường thấy nói tục, chửi bậy, đánh nhau nhiều hơn việc giúp đỡ người khác. Kể ra thì nhiều lắm. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều người giữ được những giá trị cơ bản. Nhưng xung quanh k ai sử dụng, thì biết đâu một ngày nào đó những người đấy cũng sẽ "chán"...

Sao bạn k thực hành luôn bằng những việc đơn giản, ở ngay tại 4r này:). Không vượt qua được cái trở ngại ban đầu thì càng ngày càng khó bạn ak.

Bạn này nữa, chỉ cmt được thế này ak? Nói thế này thì khác nào chấp nhận sự thật phũ phàng!!!
ngày hôm nay vào đây mình mang theo một lời xin lỗi chân thành(không phải xã giao) đến tất cả những ai quan tâm đến chủ đề này. Lý do là đã bình luận khi chưa suy nghĩ kỹ. Phải thừa nhận rằng khi đọc xong chủ đề, mình đã suy nghĩ nông cạn rằng tác giả lên án văn hóa "cảm ơn và xin lỗi" của người Việt theo hướng tôn vinh nước ngoài và chê trách người Việt trong giao tiếp, và vẫn theo quan điểm lúc đó, mình không thấy bài viết hữu ích nên không cảm ơn. Tuy nhiên, bây giờ mình mới ngộ ra rằng đằng sau sự cảm ơn và xin lỗi ấy phải là sự chân thành và mục đích bài viết nhằm nhắc nhở lại chúng ta trong văn hóa cảm ơn và xin lỗi chứ không phải lên án. Bây giờ khi đã hieur ra, mình cảm ơn bài viết vì sự hữu ích. Phải thừa nhận rằng sau khi đọc bài viết mình càng chú ý đến lời cảm ơn và xin lỗi hơn.
Tuy nhiên, mình vẫn giữ quan điểm người Việt chúng ta không phải là những người bất lịch sự hay vô ơn. Sau khi đọc bài viết này, mình càng để ý kỹ hơn việc cảm ơn và xin lỗi của người khác và mình vẫn thấy mọi thứ như cũ, tức là mọi người không hề vô tâm.
Thêm một việc nữa, mình muốn chia sẻ, mình đã hỏi bố mình về chủ đề này, bố mình nói 2 câu. Thứ nhất là "nếu bọn trẻ chúng nó vô ơn vô tâm thì đã không bất bình trước cái vô ơn vô tâm của người khác", và câu thứ hai khiến mình càng muốn cảm ơn bài viết này " bố dạy mày, bố biết mày săn sàng nói xin lỗi người ta, nhưng bố chưa nghe mày nói 1 câu như thế với bố mẹ. Bây giờ lớn rồi, tự suy nghĩ đi." bây giờ, sau khi chém gió chán chê trên diễn đàn thì chính mình lại gặp khủng hoảng. Mình thật sự cần một lời khuyên hay 1 lời an ủi nào đó cũng được.
cuối cùng cho mình spam, mình muốn bày tỏ sự bất bình bấy lâu trước tư tưởng sính ngoại của 1 số ban, các không chỉ sính ngoại trong quần áo, trong xe cộ, trong ngôn ngữ,... mà mình thấy các bạn sính ngoại trong từng suy nghĩ, nhận xét, ngày càng nhiều các bạn cứ nhắc đến Việt Nam là nhận xét văn hóa kém, chê trách đủ kiểu. Mình không phải bảo thủ, chỉ mong các bạn hãy nhận xét khách quan, không phải cái gì chúng ta cũng thua kém, đừng tự hạ thấp dân tộc ta.
tái bút: mình xin lỗi các bạn 1 lần nữa và cảm ơn các bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
"Bội thực”… cảm ơn! - Brian - Blog Dân Trí

(Dân trí) - Khi nói cảm ơn ở Việt Nam, đôi lúc tôi bị nhìn một cách kỳ lạ. Nhưng giờ đây tôi nghĩ có lẽ ở Mỹ nói cảm ơn như vậy quá nhiều. Việc lặp đi lặp lại một từ nào đó đôi khi có thể dẫn tới việc chúng bị mất đi ý nghĩa.



(Minh họa: Ngọc Diệp)

Một trong những từ tiếng Việt đầu tiên tôi học là "cảm ơn". Lý do tôi học từ này đầu tiên là vì khi một người từ Mỹ đến, muốn học một vài câu hữu dụng bằng tiếng Việt, người đó thường hỏi từ tương đương của những từ mà chúng tôi thường dùng nhất trong tiếng Anh là gì: "How much is this?", "Oh, my god!", "How old are you?", "You're very pretty" ("Cái này giá bao nhiêu?", "Ối giời ơi", "Bạn bao nhiêu tuổi?", "Em xinh quá").

Nhưng từ đầu tiên khiến tôi rất quan tâm. Ở Mỹ, chúng tôi nói cảm ơn về mọi thứ. Nếu bạn mua dầu gội đầu ở cửa hàng, bạn đứng xếp hàng rồi trả tiền, rồi nói cảm ơn với người thu ngân.

Cô thu ngân có làm ân huệ gì cho chúng tôi không? Không. Công việc của cô ấy là thu tiền của khách hàng rồi đưa dầu gội đầu cho họ mang về. Thế nhưng, chúng tôi vẫn nói cảm ơn.

Tại sao chúng tôi lại quá ám ảnh với việc nói cảm ơn?

Tôi không chắc. Nhưng tôi có thể nói rằng thường khi các gia đình Mỹ ăn tối với nhau (một việc ngày càng ít xảy ra), bạn phải nói, "Làm ơn chuyển cho con (bố/mẹ/chị/em...) đĩa đậu".

Sau khi nhận được đĩa đậu, bạn phải nói "Cảm ơn bố (mẹ/con/anh/em...). Nếu bạn không nói, bố bạn sẽ cốc cho một phát vào đầu: "Nhớ nói cảm ơn mẹ vì đã chuyển đĩa đậu cho con đấy nhé".

Cảm ơn. Không có gì. Chúng đã được tiêm vào ý thức của chúng tôi từ khi còn rất bé.

Thế có phải là lịch sự? Có. Thế có phải là tốt? Tôi không chắc.

Tôi tự hỏi không biết người Việt có thấy việc người phương Tây nói cảm ơn quá nhiều là kỳ cục. Ngay cả một khách Tây "ba lô", chỉ ghé đây 1 hay 2 tuần, cũng sẽ học được cách cảm ơn một người rót trà cho anh ta.

Nhưng sau khi đã ở Việt Nam một thời gian, tôi đã bắt đầu băn khoăn về thói lịch sự của chúng tôi. Liệu đó có phải chỉ là sức mạnh của thói quen?

-----------

Tôi đã gặp nhiều người Việt nói rằng cha mẹ họ chưa bao giờ nói với họ "Bố/mẹ yêu con".

Lúc đầu chuyện này rất sốc đối với tôi, cũng như hẳn nó sẽ sốc đối với những người khác lớn lên ở phương Tây. Nhưng, sau khi suy nghĩ về chuyện đó, tôi tự hỏi nếu bạn nói những từ đó hàng ngày, liệu chúng có bắt đầu mất đi ý nghĩa?

Có một cảnh "kiểu Mỹ" sáo mòn, với một người chồng/cha bước xuống nhà ăn sáng. Bà vợ đã làm món trứng với bánh mì nướng. Ông ấy ăn vội, ực nhanh cốc nước cam. Ông phải đi làm; không có thời gian chuyện phiếm với lũ con, ngoài câu "Ở trường thế nào?". Ông vội vã ra khỏi nhà, nhưng luôn luôn, trước khi ra đến cửa, ông hôn vợ và nói... chắc chắn bạn đã biết...

"Anh yêu em".

-----------

Thế là tôi bắt đầu tự hỏi liệu việc liên tục nói những từ này có phải là tốt? Nếu một người chồng nói như vậy với vợ mỗi ngày, liệu anh ta có thực sự nghĩ vậy? Mỗi ngày?

Cũng giống như với "cảm ơn". Chúng tôi - những người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, nói chung, nói câu đó suốt, ngay cả khi chẳng có gì để mà phải biết ơn.

Mẹ tôi từng nói yêu tôi hàng ngày. Mỗi lần bà nói, tôi đều biết những lời đó là từ trong tâm. Nhưng tôi có cảm giác là tôi là người may mắn mà thôi. Tôi biết nhiều gia đình mà mọi người nói yêu nhau hàng ngày, nhưng rồi làm những việc tồi tệ với nhau: trộm cắp, bạo lực, hoặc tệ hơn nữa.

Khi nói cảm ơn với mọi người ở Việt Nam, đôi lúc tôi bị nhìn một cách kỳ lạ.

Lúc đầu tôi cho rằng việc đó là bất lịch sự. Chẳng có "không có gì", cũng không có cười. Nhưng giờ đây tôi nghĩ là cách của Việt Nam có thể là đúng hơn.

Có lẽ mọi người ở Mỹ nói như vậy quá nhiều. Việc lặp đi lặp lại một từ nào đó đôi khi có thể dẫn tới việc chúng bị mất đi ý nghĩa.

Ở đây tôi là người ngoài, nên tôi không thể nói chắc chắn được. Tôi chỉ có nhiều người bạn Việt để cho tôi biết chuyện này chuyện kia. Nhưng nếu đúng là những từ "Bố/mẹ (con) yêu con (bố/mẹ)" không được nói nhiều trong các gia đình Việt Nam, thì có lẽ đó không phải là chuyện xấu. Suy cho cùng, tình yêu thực sự được thể hiện qua hành động. Nếu Cha và Mẹ làm việc cật lực mỗi ngày để đảm bảo con cái họ có một tương lai tốt, thì con cái sẽ hiểu, mà không cần tới lời nói.

Lần duy nhất tôi nghe câu "Anh yêu em" ở Việt Nam là trong các bài hát pop. Ở đó, bạn có thể nghe câu này thường xuyên. Nhưng khi tôi nghe ở đó, câu đó nghe hơi trống rỗng (có thể chỉ là do khả năng hiểu hạn chế của tôi). Có thể là vì sự lặp lại quá nhiều.

Nếu tôi đúng (và tôi không biết liệu tôi có đúng), cách hạn chế sử dụng những từ này của người Việt, hẳn là tốt hơn.

Tuy nhiên, sau tất cả những thứ triết lý về ngôn ngữ này, tôi vẫn hơi hoang mang về việc khi nào thì là phù hợp để nói cảm ơn. Khi ai đó bán cho bạn ly trà đá? Khi họ mời bạn tới dự tiệc? Khi họ cho bạn vay tiền?

Các bạn có thể cho tôi biết? Cảm ơn các bạn trước.

Brian
U.M dịch

* Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả

Qua bài viết "Bội thực”… cảm ơn!" của tác giả Brian đăng trên mục Blog của Dân trí, nhiều độc giả đã chia sẻ suy nghĩ, quan điểm riêng về cách nói lời “cảm ơn” giữa người nước ngoài với người Việt Nam.

Nói đúng lúc

“Tôi lại thấy ông bạn nói có lý. Vì chúng ta không đề cập vấn đề là nói cảm ơn tốt hay không mà là nói cảm ơn ở đâu, lúc nào cho phù hợp mới là đáng bàn. Dĩ nhiên một người đủ lịch sự để cảm ơn người khác thì chắc cũng đủ hiểu biết để lúc nào thì nói "Cảm ơn".

Còn về vấn đề nói lời yêu thương thì tôi lại càng đồng ý, vì không thể nào đánh đồng việc nói lời yêu thương với những hành động yêu thương. Ai cũng nói được nhưng chưa chắc đã làm được, tôi ghét nhất sự giả dối hoặc chứ ít là sự sáo rỗng. Những lời nói đó không thể là chót lưỡi đầu môi.

Dĩ nhiên yêu thương thì phải bày tỏ nhưng không thể miễn cưỡng nói lời yêu thương. Bạn sẽ nghĩ sao nếu phát hiện ra những lời nói yêu thương dành cho bạn là giả dối? Còn vấn đề của người Việt Nam ta thì tôi thấy buồn quá, rất ít người nói xin lỗi chứ đừng nói đến cảm ơn. Tôi đã nghe ở đâu đó người ta nói về người VN rằng "Không cần xin lỗi, không cần cảm ơn". Buồn!”- liscom.info - Nam - 26 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh

“Theo tôi, tác giả bài viết băn khoăn rất đúng! Mỗi nền văn hóa có điểm khác biệt của mình. Ở phương Tây những lời "cảm ơn", "xin lỗi", "Bố/mẹ (con) yêu con (bố/mẹ)"... là những câu nói cửa miệng. Họ nói thường xuyên, ở bất cứ đâu nên theo tôi nó cũng làm giảm đi khá nhiều ý nghĩa của những từ này. Có thể các bạn cho đó là thói quen tốt, là lịch sự . Nhưng tôi thấy họ quá lạm dụng nên nó trở nên sáo rỗng và bản thân người nói cũng nói theo thói quen, chứ thực ra có lẽ họ cũng không hề có trách nhiệm với câu nói đó.

Ở phương Đông cũng như ở Việt Nam thì khác, chúng ta rất hiếm khi sử dụng những lời "cảm ơn", "xin lỗi", "Bố/mẹ (con) yêu con (bố/mẹ)"... Chính vì thế mà có vẻ như chúng ta thường gặp khó khăn trong việc bày tỏ tình cảm và sự quan tâm với người khác. Tuy nhiên, theo tôi thì chúng ta lại là những người có "trách nhiệm" hơn người phương Tây với những lời nói đó. Học hỏi, tiếp thu những thói quen, hành vi, cách cư xử "tốt" của các nền văn hóa khác là cần thiết. Tuy nhiên vấn đề là cần "chọn lọc" và "tiêu hóa" để hoàn thiện nền văn hóa của chính mình. Chúng ta cần phải học nói lời "cảm ơn", "xin lỗi", "Bố/mẹ (con) yêu con (bố/mẹ)"... đúng lúc, đúng chỗ, đúng tình huống chứ không nên nói những lời này mọi lúc, mọi nơi” - Kiến Đen - Nam - 26 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh.

“Mình nghĩ cách nói cảm ơn của người Việt hay người Mỹ đều có cái hay riêng cả. Thật sự thì có những lời cảm ơn của người Mỹ theo mình là không cần thiết. Ví dụ như câu hỏi cuối, khi ai đó bán cho bạn ly trà đá, người mua không cần cảm ơn (vì chính mình bỏ tiền ra để có li trà đó cơ mà, đâu phải là vay mượn ai đâu), mà chính là người bán mới cần phải cảm ơn cho việc người mua đã đến cửa hàng. Nhưng trong nhiều trường hợp, như có người khác giúp đỡ mình điều gì đó, thì người Việt thật sự vẫn chưa biết cách nói cảm ơn. Chúng ta nên học cách biết sử dụng lời nói cảm ơn hay xin lỗi 1 cách đúng đắn, hợp lí” - Hoàng - Nam - 20 tuổi - Từ Nghệ An

“Xin đừng nói thanh-kiu. Người Việt ngại nói câu "Cảm ơn". Nhiều khi thấy bực mình vì giúp ai đó việc nho nhỏ, mà nghe họ nói "Thanh kiu". Hình như họ không muốn nói nhưng chắc là không nói cũng ngại, thành ra nói thanh-kiu cho đỡ phải nói cảm-ơn??? Thực lòng, không muốn nghe câu thanh-kiu bằng cái giọng ngượng nghịu, suồng sã đó. Nếu có thể, xin đừng nói gì cả. Còn nếu muốn cảm ơn, hãy cười hoặc nói bằng tiếng Việt "cảm ơn"” - Nhân - Nam - 34 tuổi - Từ Hà Nội

“Tôi thấy người Việt cũng nói cảm ơn nhiều đấy chứ. Tất nhiên thì không thường trực trên môi như người Mỹ, nhưng với những người tử tế ở Việt Nam, tôi thấy câu nói đó là thường xuyên đó chứ. Còn câu "I love u" thì có lẽ hơi khó nói. Có lẽ câu đó tôi mới hay nói với con trai nhỏ của tôi, còn với bố mẹ đúng là chưa bao giờ, với "người yêu cũ" - (giờ là chồng) thì may ra có 1-2 lần. Còn là chồng rồi thì chỉ may có nhắn tin lúc đi xa, he he. Đúng là người Việt nói câu đó thấy... gượng lắm. Nhưng văn hoá Tây khác ta, cũng phải lựa sao cho phù hợp. Quan trọng là bạn thể hiện bằng hành động, chứ không phải lời nói sáo rỗng mà hành động ngược lại” - Hoàng Tâm - Nam - 26 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh

“Cảm ơn” - câu nói thần kỳ

“Mỗi một đất nước, có một nền văn hóa khác nhau....Ở các nước phương Tây, mọi người thể hiện tình cảm bằng cả lời nói và hành động. Nhưng ở Việt Nam, cách mọi người thể hiện tình cảm của mình đó chính là hành động, lời nói rất ít khi được nói ra đặc biệt là những từ như "yêu", "xin lỗi", "cảm ơn". Với mình, mình vẫn thích nói từ "cảm ơn" nhiều hơn vì mình đâu có phải trả tiền cho từ " cảm ơn" đâu, từ " cảm ơn" có thể làm cho con người gần nhau lại hơn” - Phương Thủy - Nam - 26 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh

“Nói cảm ơn để bày tỏ sự ghi nhận về sự giúp đỡ của người khác! Lời nói chẳng mất tiền mua, sao không làm cho mọi người xung quanh bạn thấy vui vẻ? Hãy biết cảm ơn vì những gì người khác đã làm cho bạn! Tôi thích "Cảm ơn"!” - Ngọc Lan - Nam - 28 tuổi - Từ Hải Phòng

“Cảm ơn mọi người hàng ngày! Tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tôi nói cảm ơn khi chồng bật cho tôi bình nước nóng khi tôi chuẩn bị đi tắm. Tôi cảm ơn mẹ khi mẹ nấu cho tôi bữa cơm ngon. Tôi cảm ơn đồng nghiệp khi nhận được sự giúp đỡ từ họ, khi được họ chúc mừng nhân dịp gì đó, được chia sẻ khi tôi không vui. Cảm ơn là câu nói thần kỳ! Nếu có thể hãy cảm ơn tất cả mọi người đã chia sẻ với bạn cuộc sống, từ bà bán rau Rau của cô hôm nay tươi quá, cảm ơn"; chồng hay vợ "Cảm ơn Mình yêu nhé". Cảm ơn!”- Sơn Quỳnh - Nam - 20 tuổi - Từ Tp.Hồ Chí Minh

“Cá nhân tôi lại rất mong muốn Việt Nam cũng giống như các nước phương Tây, có thể nói cảm ơn mà không phải ngại ngùng. Trong khi đó ở Việt Nam, việc nói xin lỗi hay cảm ơn nhiều khi không được bộc lộ. Nhiều người Việt Nam mặc dù rất yêu bố mẹ hay con cái của mình và thực sự muốn nói lời cảm ơn hay những lời yêu thương với họ... nhưng vì câu đó không xuất hiện thường xuyên trong đời sống người Việt như ở Mỹ... nên người ta phải giấu đi cảm xúc của mình mà không bộc lộ ra ngoài.

Tôi cũng không phản đối rằng họ thể hiện bằng hành động nhiều hơn. Thế nhưng thử ví dụ rằng một người mẹ tất bật chăm lo cho gia đình, nhiều lúc cảm thấy thực sự mệt mỏi. Nếu chỉ cần nghe một câu yêu thương từ người chồng hay con của mình rằng anh yêu em, con yêu mẹ... chắc chắn họ sẽ cảm thấy vui hơn và không cảm thấy mệt mỏi nữa... Dù nói thế nào, tôi cũng mong Việt Nam cũng có thói quen nó cảm ơn xin lỗi như người Mỹ... và mọi người có thể bộc lộ tình cảm của mình với những người thân yêu của họ...” - Nguyễn Hảo - Nữ - 21 tuổi - Từ Nam Định

“Tất nhiên lời nói không thể thay thế cho hành động, nhưng không phải chúng ta đều có thể thể hiện sự cảm ơn bằng hành động ngay khi ai đó làm điều tốt cho ta. Vậy thì tốt hơn hết hãy nói lời cảm ơn ngay lúc đó, người làm điều tốt cho bạn sẽ cảm nhận được lòng tốt của họ được bạn biết đến” - Vũ Thị Thu - Nữ - 22 tuổi - Từ Hà Nội.

Biết nói lời “cảm ơn” không chỉ thể hiện phép lịch sự mà còn làm cho người giúp đỡ hay người được nghe cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Nói lời “cảm ơn” tưởng đâu không cần phải học, không cần phải dạy, nhưng đó cũng là một kỹ năng sống quý báu cần có cho mỗi chúng ta.

Linh Nhã
Dân Trí
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,593
Thành viên mới nhất
gamebai121
Back
Bên trên