Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt

cocghe266

Administrator
Hôm nay mình thấy buồn, liên quan đến cái tít của topic này, nên xin phép post lên đây để mọi người đọc và suy nghĩ. Chỉ là bài sưu tầm thôi nên có gì bức xúc, k hài lòng về nội dung topic thì đừng gạch đá mình nhé. Hoàn toàn mang tính chia sẻ, mong các bạn đừng "dị ứng" với cái tít, bởi mình giữ nguyên toàn bộ tên & nội dung bài bình luận.

Bỏ qua những nội dung mà các bạn thấy "sạn", mình hy vọng sau khi đọc topic này chúng ta sẽ thực sự có "văn hóa cảm ơn" và "văn hóa xin lỗi".

Các bạn chia sẻ nhiệt tình nhé.

Có lẽ khỏi phải nói, ai cũng đều biết rằng khi người khác làm giúp mình 1 điều gì đó, cần phải có lời "cảm ơn" và khi mình sai, hãy nói lời "xin lỗi". Đó đơn giản là văn hóa! Tuy nhiên, văn hóa "cảm ơn" và "xin lỗi" phổ biến của người Việt Nam chúng ta quả là có nhiều điều đáng phải ngẫm nghĩ.

Hai tuần trước là ngày kỉ niệm ngày 22 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa của Việt Nam. Theo truyền thống đạo lí của người Việt chúng ta phải ghi ơn những người đã nằm xuống trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhưng rất tiếc hình như trong giới quan chức ít ai nhớ đến ngày này, đến nổi báo chí không thấy nhắc đến cụ thể.

Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lí của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo,ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt.

Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là một kĩ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá.

Một câu chuyện “quên” cám ơn khác có liên quan đến Giáo sư Bùi Trọng Liễu, người vừa mới qua đời khoảng 10 ngày trước ở Paris. Gs Liễu là một người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, đóng góp hàng trăm bài viết để cải tiến giáo dục và chuẩn mực giáo sư. Gs Liễu cũng là một trong những người sáng lập ra Đại học dân lập Thăng Long, nay là Đại học Thăng Long. Sau 1 tuần Gs Liễu qua đời, tôi tò mò vào trang web của Đại học Thăng Long xem ban giám hiệu có lời nào về sự ra đi của Gs Liễu. Hoàn toàn không. Tôi rất ngạc nhiên. Nhưng nay thì tôi không còn ngạc nhiên nữa.

Câu chuyện bên Úc mà tôi thuật ở đây cho thấy người phương Tây có cách thể hiện sự tri ân một cách thiết thực. Viện nghiên cứu y khoa Garvan của chúng tôi có nhu cầu thành lập một phòng thí nghiệm mới chuyên về phân tích di truyền, và may mắn thay, chúng tôi được một “đại gia” trong ngành bảo hiểm tài trợ để trang bị phòng óc và các thiết bị quan trọng. Hội động quản lí của Viện quyết định lấy tên của nhà tài trợ đặt tên cho phòng thí nghiệm. Ngày khai mạc, chúng tôi mời nhà tài trợ, phu nhân và con của ông đến tham dự, phát biểu ý kiến, và cắt băng khánh thành. Tôi để ý thấy chẳng những phòng thí nghiệm mang tên ông, mà ngay cả trước phòng thí nghiệm còn có một bảng đồng khắc một đoạn văn ghi ơn ông đã hỗ trợ tài chính cho việc thành lập phòng thí nghiệm. Đó là một cách ghi ơn của người phương Tây.

Thật ra, trong xã hội Âu Mĩ, việc ghi nhận đóng góp của các nhà từ thiện được xem là một đặc điểm của văn minh. Ở các đại học, thỉnh thoảng các thương gia tài trợ cho một ghế giáo sư hay ghế chủ nhiệm một bộ môn khoa học, trường đại học thường lấy tên nhà tài trợ đặt cho chức danh giáo sư. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta thấy một số giáo sư Âu Mĩ, chẳng hạn như ông bạn tôi kí tên là “Rebecca Cooper Professor of Medicine” để cho thấy người giữ chức danh giáo sư y khoa đó là do bà Rebecca Cooper tài trợ.

Ngay cả trong các hội nghị khoa học có sự tài trợ của các công ty dược, ban tổ chức còn gửi thư nhắc nhở các nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu trẻ đến quầy của các công ty dược để nói một tiếng cám ơn. Nếu không có tài trợ của các công ty đó, chắc gì các nghiên cứu sinh được đi dự hội nghị. Lời cám ơn ở đây rất quan trọng, vì đó không chỉ là một cách tri ân người hỗ trợ, mà còn là một cử chỉ bày tỏ rằng ở trên đời mọi người đều phải tùy thuộc nhau mà sống.

Có thời người Việt chúng ta có cảm nhận không đúng với người phương Tây. Hồi còn nhỏ, tôi thỉnh thoảng nghe người ta nói người phương Tây tuy bề ngoài tỏ ra lịch sự nhưng tâm thì họ vô đạo đức lắm, vô ơn lắm. Nhưng khi có dịp sống và làm việc chung với người Mĩ, Anh, Úc và Âu châu nói chung, tôi thấy quan điểm đó quá sai. Tôi thấy cám ơn và xin lỗi gần như là một nét văn hóa của người phương Tây. Ngày tôi mới sang Úc, tôi thấy hai chữ “thank you” (cám ơn) và “sorry” (xin lỗi) giống như là những chữ nằm lòng. Thật ra, ngay từ ngày mới vào học tiếng Anh, người ta dạy khi được hỏi “How are you today” (Hôm nay anh khỏe không), thì câu trả lời lúc nào cũng kèm theo hai chữ cám ơn –thank you. Phải có chữ cám ơn đằng sau. Đi chợ mua hàng, sau khi trả tiền, người bán hàng cũng “cám ơn”, và mình (người mua hàng) cũng “cám ơn” lại. Bên Mĩ, họ còn lịch sự hơn nữa: cám ơn, và chúc ông/bà một ngày tốt đẹp.

Ở xã hội Âu Mĩ, trẻ em ngay từ lúc còn rất nhỏ đã được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”, và nói thật lòng chứ không nói qua quít. Khi lớn lên, họ chẳng những trở thành những người rất lịch sự mà còn rất có đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng. Họ không bao giờ quay mặt với một tai nạn để cho nạn nhân nằm chết trên đường lộ như ở Việt Nam ta.

Ngược lại với Âu Mĩ, ở Việt Nam, tôi thấy hình như tần số của hai chữ “cám ơn” còn khá thấp. Dự nhiều hội nghị trong nước tôi ít thấy khi nào diễn giả cám ơn cộng sự hay nghiên cứu sinh, làm như tất cả slides và dữ liệu là tự họ sáng tạo ra vậy (một điều không thể)! Vào quán ăn, ăn uống xong và được nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ việc tính tiền (hay cho thêm tiền “tip”), nhưng không hay ít nói lời cám ơn. Viết đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện của Mahatma Gandhi rằng khi ông ăn trưa trong một quán ăn bình dân, sau khi trả tiền ông nói với người phục vụ lời nói cám ơn, và người phục vụ tâm sự: "Thưa ông, tôi sẽ nhớ ông mãi vì hơn 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe ai nói cám ơn".


Trong thời buổi hội nhập quốc tế, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thực hành văn hóa cám ơn. Thật ra, văn hóa này chẳng xa lạ gì với người Việt Nam. Như nói trên, người Việt có câu “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” để ghi ơn những người đi trước đã tạo nên nền móng cho ngày nay. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời có nói một câu đơn giản mà nổi tiếng: sống trên đời cần phải có một tấm lòng, phải sống tử tế với nhau. Sống tử tế với nhau cũng có nghĩa là ghi nhận sự đóng góp và giúp đỡ của người khác. Cám ơn chẳng những tỏ lòng tri ân người mình thọ ơn mà còn là một cách tôn trọng nhân phẩm của người đó.

Cảm ơn bài bình luận sâu sắc của Gs. Nguyễn Văn Tuấn
Nguồn Yume.vn
 
Thank bài ST này của cocghe và tác giả GS.Nguyễn Văn Tuấn vì nó nhắc nhở mình nên tiếp tục duy trì thói quen "Cảm ơn" và "Xin lỗi" mà hình như mình cũng đang dần ngại nói ra bằng mồm.

Đời sống đô thi bây giờ hình như thường đẩy người ta tới cảm giác cô độc, lẻ loi tới mức thấy oán trách, phớt đời và lạnh nhạt cs! Và rồi tự dựng "Chân thiện mỹ" trong cs này nó rẻ mạt dần!

"Cảm ơn" và "Xin lỗi" có từ những bài Giáo dục công dân hồi còn học phổ thông, nhưng các bạn UBer cứ thử nhớ lại xem thời đi học có bao nhiêu bạn là không rẻ rúng môn GDCD này! Có phải chăng sự rẻ rúng môn học đấy cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho hậu quả mà xã hội đang phải gánh chịu bây giờ?

Cố gắng giữ tấm lòng son từ những điều giản dị nhất :)

Cảm ơn bạn và GS. Tuấn lần nữa :)
 
Bài viết này có thể nói chọc đúng vào lỗ thúng của văn hoá và cách sống của 1 số nguời Việt ròi đấy. Rất hữu ích, :)
 
Đừng biến câu cảm ơn thành... hàng xa xỉ!

Ngay từ khi bập bẹ học nói, chúng ta đã được dạy phải biết nói lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ ta việc gì cũng như cho ta thứ gì đó… Nhưng dường như giờ đây, những người hiểu về ý nghĩa lời “cảm ơn” không còn nhiều lắm.

Người Việt Nam chúng ta đa phần thường có thói quen chỉ nói hai từ “cảm ơn” (thậm chí “quên” không nói) khi một ai đó mang lại lợi ích cho mình, chứ không giống người phương Tây – họ nói“cảm ơn” ngay cả khi tưởng như... không có gì cần cảm ơn cả.

Tôi xin đưa ra một ví dụ về lời cảm ơn của người nước ngoài trong hoàn cảnh họ không nhận được sự giúp đỡ từ đối phương. Trên đường phố một đôi bạn trẻ người nước ngoài dừng lại hỏi đường một người đàn ông “Xin hỏi, đường Hàng Gai đi lối nào?” – Người đàn ông lắc đầu (không biết) - Mặc dù không nhận được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh này, nhưng đôi bạn người nước ngoài vẫn nói “Vâng, cảm ơn ông”.

Một ví dụ ngược lại về trường hợp người Việt mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhưng vẫn “quên” nói lời cảm ơn. Đó là trong trường hợp bạn nhắc nhở một ai đó quên không gạt chân chống khi đi xe máy, có những người không cần nhìn xem ai là người nhắc (chứ chưa nói đến “cảm ơn”), chỉ gạt chân chống xuống rồi nhấn ga đi luôn (còn may là không bị mắng là... rỗi hơi!").


(nguồn ảnh: internet)

(Sưu tầm)
 

Đính kèm

  • KenhSinhVien.Net-thank-you-note.jpg
    KenhSinhVien.Net-thank-you-note.jpg
    10.2 KB · Xem: 1,154
Ngay từ khi bập bẹ học nói, chúng ta đã được dạy phải biết nói lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ ta việc gì cũng như cho ta thứ gì đó… Nhưng dường như giờ đây, những người hiểu về ý nghĩa lời “cảm ơn” không còn nhiều lắm.

Người Việt Nam chúng ta đa phần thường có thói quen chỉ nói hai từ “cảm ơn” (thậm chí “quên” không nói) khi một ai đó mang lại lợi ích cho mình, chứ không giống người phương Tây – họ nói“cảm ơn” ngay cả khi tưởng như... không có gì cần cảm ơn cả.

Tôi xin đưa ra một ví dụ về lời cảm ơn của người nước ngoài trong hoàn cảnh họ không nhận được sự giúp đỡ từ đối phương. Trên đường phố một đôi bạn trẻ người nước ngoài dừng lại hỏi đường một người đàn ông “Xin hỏi, đường Hàng Gai đi lối nào?” – Người đàn ông lắc đầu (không biết) - Mặc dù không nhận được sự giúp đỡ trong hoàn cảnh này, nhưng đôi bạn người nước ngoài vẫn nói “Vâng, cảm ơn ông”.

Một ví dụ ngược lại về trường hợp người Việt mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhưng vẫn “quên” nói lời cảm ơn. Đó là trong trường hợp bạn nhắc nhở một ai đó quên không gạt chân chống khi đi xe máy, có những người không cần nhìn xem ai là người nhắc (chứ chưa nói đến “cảm ơn”), chỉ gạt chân chống xuống rồi nhấn ga đi luôn (còn may là không bị mắng là... rỗi hơi!").


(nguồn ảnh: internet)

(Sưu tầm)
Vừa đọc bài này trên FB mấy phút trc...
 
tôi lại thấy bạn bè, người thân xung quanh mình vẫn duy trì thói quen cám ơn và xin lỗi, hay có thể với mọi người như thế vẫn còn ít. Vào cửa hàng, được nhân viên đóng gói, đưa hàng cho bạn tôi, bạn ấy nói "em xin", được trả lại tiền thừa, bạn ấy cũng nói "em xin", "em xin" hay "cảm ơn" như nhau cả. Tôi gặp người hỏi đường, khi đi người ta cũng không quên cảm ơn, tôi nhường chỗ cho người già, bác nói "quý hóa quá", ai đó nhắn tin cho tôi nhờ giúp việc gì đó, chưa cần biết tôi có giúp hay không, họ vẫn cảm ơn phía cuối tin nhắn... ngồi kể ra thì nhiều lắm, có khi còn chẳng kịp nghe họ nói cám ơn đã đi rồi, vi tôi biết chắc họ sẽ cám ơn tôi, đương nhiên phải là vì tôi biết chắc người Việt Nam ta không thuộc tuýp phụ bạc. Tất nhiên đâu đó vẫn có một số người quên không cảm ơn, mà quên không cảm ơn là chuyện nhỏ, quên cả biết ơn nữa cơ, nhưng đó không phải là những người tôi đã gặp, và vì vậy đừng lôi kéo cả dân tộc Việt Nam vào cái bè lũ vô tâm vô ý đó. Nếu bạn lên mạng, bạn có thấy rất nhiều lời cảm ơn không? Bạn có thấy vô số người bấm nút thanks không?
 
up cho bác, chúc bác bán đắt hàng.
Bác có nhu cầu lắp internet cáp quang thì ủng hộ em nhé!
-------------------------------------------------------------------------------
C.Ty CP Hạ Tầng Viễn Thông CMC
Trung Tâm Giải Pháp FTTH
213 Xã Đàn Đống Đa Hà Nội
Hotline 04 8582 0596
Mobile 0913 551 351
Website www.cmc-telecom.com
 
Văn hóa xin lỗi

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta mắc sai lầm và phải xin lỗi người khác để được tha thứ. Đó vốn dĩ là một chuyện bình thường, việc đương nhiên phải làm, nhưng thực tế, với một số người, lời xin lỗi đơn giản ấy lại thật hiếm hoi.

Một chuyện “nhỏ”

Tối 29/3, trong phần mở đầu của chuyên mục “Người xây tổ ấm” phát trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức xin lỗi khán giả truyền hình về sự cố chương trình “Mối tình đầu của Lượm” phát sóng ngày 25/1.

Trước đó, trong ngày, thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 18 triệu đồng đối với Đài Truyền hình Việt Nam vì đã “thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng”. Ngoài tiền phạt, Bộ còn yêu cầu VTV cải chính, xin lỗi theo đúng quy định của Luật Báo chí.

Trong chương trình tối 29/3, biên tập viên Phạm Kim Ngân, người phụ trách chuyên mục "Người xây tổ ấm" đã chân thành cáo lỗi cùng khán giả về sự cố này, thừa nhận sơ xuất trong quá trình kiểm định thông tin, đồng thời khẳng định những người làm chuyên mục sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của khán giả về sự cố trên.

Ngược dòng thời gian, hôm 25/1, chương trình "Người xây tổ ấm" đã có một cuộc trò chuyện với cô Lượm, một người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc đời. Số phận éo le của cô Lượm đã khiến khán giả rất xúc động, nhiều nhà hảo tâm đã gửi tiền và quà giúp Lượm.

Tuy nhiên, thực tế cô Lượm trên màn ảnh nhỏ không phải là "Lượm". Cô này tên thật là Trần Thị Thùy Dương và "cuộc đời của cô" được mô tả dựa trên câu chuyện của một người khác. Sau khi sự việc vỡ lở, hôm 3/3, nhân vật Lượm đã gửi thư xin lỗi công chúng.

Tuy nhiên, trong chương trình phát sóng ngày 8/3, những người làm chương trình "Người xây tổ ấm" của Đài Truyền hình Việt Nam lại gây bức xúc cho khán giả, khi loanh quanh giải thích về câu chuyện Lượm và chỉ dừng ở mức "lấy làm tiếc khi để xảy ra sơ suất".

Sơ xuất của nhà đài là rõ ràng, nhưng khi vụ việc vỡ lở, nhân vật chính đã lộ mặt và nói lời xin lỗi, nhưng phải rất lâu sau đó, "nhà đài" mới chính thức cáo lỗi khán giả và cũng chỉ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu.

Và góc nhìn từ Nhật Bản


Hôm 28/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã lên tiếng xin lỗi nhân dân nước này vì quyết định thị sát khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 trên máy bay, ngay sau khi xảy ra trận động đất, sóng thần vừa qua, gây trì hoãn công việc tại đây.

Theo hãng thông tấn Kyodo của Nhật, lúc 10h30 tối 11/3, vài giờ sau trận động đất và sóng thần, Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật đã báo cáo viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra tại lò phản ứng số 2 rằng, hệ thống làm mát bị hỏng có thể khiến cho các thanh nhiên liệu quá nóng, đẩy phóng xạ bay vào không khí.

Đến sáng 12/3, giới chuyên môn bắt đầu phát hiện iodine phóng xạ trong nhà máy. Cùng lúc, áp lực tại lò số 1 cũng bắt đầu tăng. Theo Kyodo dẫn các nguồn tin trong chính phủ, đó là những thời điểm cực kỳ quan trọng và quý giá để làm giảm áp lực bên trong các lò phản ứng cũng như ngăn chặn các vụ nổ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Kan đã quyết định thị sát khu vực này trên máy bay vào lúc sáng sớm 12/3, khiến cho cuộc chạy đua với thời gian để cố gắng làm giảm sức nóng bên trong các lò phản ứng bị trì hoãn. Công ty điện lực Tokyo bắt đầu giảm áp lúc 9h04, sau khi chiếc trực thăng của ông Kan đã rời khỏi khu vực.

Lúc đó, các công nhân của TEPCO đã cố gắng mở các van thông hơi nhằm xả bớt áp lực bên trong lò phản ứng. Tuy nhiên, phải đến 2 giờ 30 phút chiều, công việc này mới thực hiện được.

Ngược dòng thời gian, trong cuộc họp báo tối 25/3, Thủ tướng Naoto Kan cũng đã gửi lời xin lỗi tới các nông dân và chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ vụ nhiễm xạ khi nhiều quốc gia tuyên bố cấm nhập khẩu nông sản từ Nhật Bản.

Ông Naoto Kan không phải là nhà lãnh đạo duy nhất ở Nhật từng thốt lên lời xin lỗi công chúng. Năm ngoái, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama cũng đã xin lỗi người dân đảo Okinawa vì không giữ cam kết đưa căn cứ quân sự Mỹ ra khỏi hòn đảo này, như ông đã từng hứa khi tranh cử.

Trước đó, năm 2009, cựu Thủ tướng Nhật Taro Aso đã xin lỗi vì việc Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7. "Tôi thực sự lấy làm tiếc phải thay bộ trưởng tài chính giữa lúc quốc hội đang thảo luận về dự thảo ngân sách", ông Aso nói hôm 19/2/2009.

Hai câu chuyện trên đây vốn dĩ không hề liên quan tới nhau và cũng ở hai hoàn cảnh rất khác nhau, nhưng lại có chung một điểm, đó là lối ứng xử khi phạm lỗi. Ở Nhật Bản, xin lỗi là một việc bình thường khi ai đó phạm lỗi dù lớn hay nhỏ. Còn ở Việt Nam, xin lỗi nhiều khi là điều "cực chẳng đã", thậm chí bị "ép" mới chịu thốt ra.
 
Những điều này là những bài học nên dạy cho con trẻ đầu tiên ngay khi chúng nhận thức đc cuôc sống ^^
 
Nói ra thì hơi buồn, nhưng đúng là người Việt Nam, có một số, quá kiệm lời cảm ơn và xin lỗi, dù nó khá đơn giản. Mình xem một chương trình TH nói về văn hóa này của người Anh, câu mà họ nói nhiều nhất đó chính là Xin lỗi, bạn giẫm lên chân họ, họ cũng Xin lỗi bạn, bạn vô tình va vào họ, họ cũng xin lỗi bạn...
Chúng ta nói ra câu cảm ơn và xin lỗi, ko đơn thuần như ý nghĩa của những lời nói đó, mà chỉ là cách thể hiện thái độ lịch sự. Vậy sao lại khó đến thế?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,593
Thành viên mới nhất
gamebai121
Back
Bên trên