T
Điểm tương tác
532

Tin nhắn hồ sơ Hoạt động gần đây Các bài đăng Giới thiệu

  • Khi lạm phát xảy ra, nếu như không xét tới các tác động khác, thì hiệu quả của lá chắn thuế thôgn qua việc trích khấu hao tài sản cố định sẽ:
    A. Giảm xuống và sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống
    B. Tăng lên và sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống
    C. Giảm xuống và sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên
    D. Tăng lên và sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên
    Giải thích giúp mình nha
    • Like
    Reactions: Tran Hjeu
    T
    Tran Hjeu
    Khấu hao tạo ra lá chắn thuế, khi ko có lạm phát thì giá trị lá chắn thuế thực = giá trị lá chắn thuế danh nghĩa.
    Khi có lạm phát, gt lá chắn thuế thực = gt lá chắn thuế danh nghĩa / chỉ sô lạm phát.
    Rõ ràng khi có lạm phát thì gt lá chắn thuế giảm xuống do điều chỉnh lạm phát và làm cho NPV giảm.
    Chọn A bạn nhé.
    Giúp mình giải thích câu này với,
    Công ty A áp dụng phương pháp LIFO để định giá hàng tồn kho. Trong giai đoạn giá đầu vào tăng lên, những điều kiện kinh doanh khác không thay đổi, khi công ty A xuất hàng để bán( số lượng hàng tồn kho giảm xuống), nếu so sánh với 2 cách định giá hàng tồn kho khác: FIFO và bình quân gia quyền thì:
    • Like
    Reactions: Tran Hjeu
    B
    buituananh_1313
    A. Khả năng thanh toán hiện thời và lợi nhuận ròng đều cao hơn.
    B. Khả năng thanh toán hiện thời tăng, nhưng lợi nhuận ròng giảm
    C. Khả năng thanh toán hiện thời và lợi nhuận ròng đều thấp hơn
    D. Khả năng thanh toán hiện thời giảm nhưng lợi nhuận ròng cao lên
    T
    Tran Hjeu
    Áp dụng LIFO nghĩa là hàng nào nhập sau sẽ xuất trước, mà ở đây giá đầu vào đang tăng lên cho nên khi xuất hàng để bán thì giá vốn lượng hàng bán này cao hơn so với PP FIFO và bình quân gia quyền => lợi nhuận ròng thấp hơn so với 2 cách còn lại.
    Đồng thời giá trị hàng tồn kho còn lại thấp hơn so với 2 cách kia nên khả năng thanh toán hiện hành theo cách LIFO giảm. Chọn C.
    đọc thấy tất cả đều rất hợp lý và chuẩn mỗi cái nó phân tích ảnh hưởng của cầu tiêu dùng tăng --> tích lũy giảm --> đầu tư giảm --> tổng cầu giảm thấy nó ngược kiểu gì :D nhưng m thấy cũng có phần đúng đấy chứ
    T
    Tran Hjeu
    mình thấy cũng ko đúng lắm, vì nếu cầu tiêu dùng của người dân trong nước giảm thì các hãng sẽ ko đầu tư nhiều làm gì, vì lúc này làm ra nhiều hàng hóa mà dân chúng lại tiết kiệm, ko chịu tiêu dùng thì lỗ vốn quá.
    T
    Tran Hjeu
    Còn khi cầu tiêu dùng giảm, tất yếu tiết kiệm trong dân chúng sẽ tăng, nhưng liệu cái tiết kiệm này có đi vào đầu tư hay không, bạn xem cái phương trình cân bằng tiết kiệm và đầu tư ấy, tiêt kiệm nó bao gồm từ khu vực tư nhân, chính phủ và khu vực nước ngoài.
    T
    Tran Hjeu
    Tất nhiên khi người dân giảm tiêu dùng nó sẽ tăng tiết kiệm, nhưng khi đó thì tiết kiệm của CP lại giảm (T-G) vì lúc này CP thu thuế ít do người dân giảm tiêu dùng.
    :D tài liệu này là file mềm mình down cũng lâu rồi nên k nhớ từ nguồn nào chỉ biết nó có 7 chương . k trong đk đặc biệt nào cả . Nó nói tổng cầu bao gồm 3 bộ phận : cầu đầu tư , cầu tiêu dùng và nhu cầu nc ngoài nhưng cầu đầu tư và tiêu dùng mang tính quyêt định rồi phân tích sự biến động ảnh hưởng của từng cái tới AD
    b cho m hỏi :D khi nãy xem b gt về ls ảnh hưởng đến tổng cầu mình cũng đồng quan điểm tuy nhiên m xem 1 số tài liệu thì có ý là : Cầu tiêu dùng tăng --> giảm tích lũy --> đầu tư giảm --> tổng cầu giảm và ngược lại khi cầu tiêu dùng giảm thì tổng cầu tăng :D mình thấy khá ngược do hàm AD = C+I+G+X-IM .Theo b thì ý trên đúng hay sai ? cám ơn b nhé
    • Like
    Reactions: Tran Hjeu
    T
    Tran Hjeu
    Thực tế rằng tiết kiệm bằng đầu tư không nên được diễn dịch theo ý nghĩa là nền kinh tế đạt cân bằng, hoặc (như nhiều tác giả viết báo nêu sai) tiết kiệm bằng cách nào đó đi trước hoặc quyết định đầu tư. Ở bất kỳ mức tiết kiệm và đầu tư nào, thì cả hai đều đồng nhất vì chúng là lưu lượng, và ma trận lưu lượng luôn cân bằng theo hàng.
    T
    Tran Hjeu
    Ví dụ, Việt Nam tích lũy tồn kho đến 5% GDP. Điều này thể hiện sản xuất của doanh nghiệp tư nhân và không được bán ra trong năm. Nói cách khác, cung hàng hóa vượt cầu, hoặc do hộ gia đình trong nước tiêu dùng ít đi (tiết kiệm nhiều hơn) so với kỳ vọng của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp không xuất khẩu được nhiều như họ dự tính.
    T
    Tran Hjeu
    Các khoản tồn kho này là đầu tư. Hộ gia đình Việt Nam cũng nhận được tiết kiệm nước ngoài dưới dạng kiều hối tư nhân, giúp lấp đầy khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa với tỉ trọng thu nhập quốc dân được đầu tư. Một số khoản kiều hối này được tiết kiệm và một số được tiêu dùng.Nhưng vì mục đích kế toán, kiều hối lấp khoảng trống giữa tiết kiệm và đầu tư nội địa.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Back
Bên trên