CQNN Tổng cục Thuế: TB tuyển dụng công chức năm 2012 - 2742 chỉ tiêu [10/09-21/09/2012]

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỔNG CỤC THUẾ NĂM 2012

Căn cứ Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 1990/QĐ-B.T.C ngày 08/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012; Tổng cục Thuế thông báo như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

1. Đối tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, cụ thể như sau:
a. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
b. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng
Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể như sau:
a. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
b. Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
c. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.
Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả thi tuyển hoặc kết quả xét tuyển theo quy định.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể về văn bằng, chứng chỉ:
3.1. Dự tuyển ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng; các chuyên ngành Kinh tế thuộc các trường đại học; các chuyên ngành Luật.
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

3.2. Dự tuyển ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (kỹ sư) trở lên thuộc chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống máy tính, Hệ thống thông tin, Truyền thông máy tính, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Toán - tin ứng dụng, Điện tử viễn thông;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);

3.3. Dự tuyển ngạch lưu trữ viên:
a) Có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học; Quản trị văn phòng, Hành chính học; Hành chính văn thư và Văn thư - Lưu trữ.
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

3.4. Dự tuyển ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế của các trường Trung cấp, Cao đẳng;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.

3.5. Dự tuyển ngạch cán sự làm công nghệ thông tin:

a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành: Công nghệ thông tin (Công nghệ phần mềm, Truyền thông và mạng máy tính), Tin học doanh nghiệp, Tin học ứng dụng, Kỹ thuật máy tính và mạng, Toán tin, Hệ thống thông tin kinh tế (chuyên ngành Tin học - Kế toán), Điện tử viễn thông;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);

3.6. Dự tuyển ngạch lưu trữ viên trung cấp:
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành: Lưu trữ học và quản trị văn phòng, Hành chính học, Hành chính văn thư và Văn thư - Lưu trữ;
b) Chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức);
c) Chứng chỉ tin học Văn phòng hoặc chứng chỉ tin học trình độ A trở lên.

3.7. Về điều kiện văn bằng, chứng chỉ và loại hình đào tạo:
- Điều kiện, tiêu chuẩn về bằng cấp (thực hiện theo quy định tại Công văn số 4204/BNV-CCVC ngày 22/11/2011 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện các quy định về tuyển dụng công chức): Không phân biệt loại hình đào tạo và bằng tốt nghiệp, không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập (theo đúng chuyên ngành cần tuyển);
- Đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm 2012 nhưng chưa được cấp bằng tốt nghiệp có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp để tham gia đăng ký nộp hồ sơ dự tuyển, khi trúng tuyển và nhận quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải xuất trình bằng tốt nghiệp theo quy định.

4. Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức:

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển (theo mẫu đính kèm);
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao giấy khai sinh;
- Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực, cụ thể:
+ Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động:
* Bản sao “Anh hùng Lực lượng vũ trang”; “ Anh hùng Lao động”; “ Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”; Thẻ (thương binh, bệnh binh…); “Quyết định được hưởng chính sách là thương binh”; “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hoá học”;
* Giấy xác nhận được hưởng chế độ ưu đãi do cơ quan có thẩm quyền cấp .
+ Đối với Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành. Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ:
* Quyết định xuất ngũ hoặc các giấy tờ xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, trí thức trẻ tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ…
+ Đối với người dân tộc thiểu số:
* Giấy khai sinh của thí sinh ghi rõ dân tộc thiểu số. Trong trường hợp giấy khai sinh của thí sinh không ghi rõ thành phần dân tộc, Cục Thuế đề nghị thí sinh bổ sung sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của thí sinh đăng ký dự tuyển -áp dụng theo Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20/3/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xác nhận thành phần dân tộc.
- Ba phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận; 02 ảnh (cỡ 4cm x 6cm) chụp trong thời gian 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

Lưu ý: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển dụng công chức được nộp một trong các chứng chỉ sau thay thế chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh:
- Về chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B (đối với thí sinh dự tuyển vào ngạch chuyên viên và tương đương):
+ TOEFL 400 trở lên (PBT), 42 trở lên (iBT);
+ IELTS 4.5 trở lên;
+ TOEIC 405 trở lên.
- Về chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ A (đối với thí sinh dự tuyển vào ngạch cán sự và tương đương):
+ TOEFL 347 trở lên (PBT), 19 trở lên (iBT);
+ IELTS 2.0 trở lên;
+ TOEIC 255 trở lên.

II. CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG:

Tổng cục Thuế tổ chức thi để tuyển dụng 2.742 chỉ tiêu năm 2012 vào làm việc tại 51/63 Cục Thuế và cơ quan Tổng cục Thuế theo nhu cầu vị trí việc làm, theo các ngạch tuyển dụng sau:
+ Ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ là 1.968 chỉ tiêu.
+ Ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin là 256 chỉ tiêu;
+ Ngạch lưu trữ viên là 111 chỉ tiêu;
+ Ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ là 284 chỉ tiêu.
+ Ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) làm công nghệ thông tin là 59 chỉ tiêu;
+ Ngạch lưu trữ viên trung cấp là 64 chỉ tiêu.
Bảng chỉ tiêu chi tiết từng đơn vị theo danh sách đính kèm: Chỉ tiêu tuyển dụng

III. MÔN THI, NỘI DUNG THI VÀ HÌNH THỨC THI:

1. Thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào các ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn nghiệp vụ; chuyên viên làm công nghệ thông tin và lưu trữ viên: phải tham dự thi 04 môn với 05 bài thi.

a) Môn kiến thức chung:
- Hình thức thi: thi viết;
- Thời gian làm bài: 180 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, tài chính; Luật cán bộ, công chức; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
- Hình thức thi: thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 180 phút và thi trắc nghiệm 45 phút.
- Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch dự tuyển:
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ ở các đơn vị thuộc hệ thống Thuế và cơ quan Tổng cục Thuế: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch chuyên viên làm công nghệ thông tin: Kiến thức về công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính; khoa học máy tính; kỹ thuật phần mềm - mạng máy tính và truyền thông); Kiến thức về hệ điều hành Window; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch lưu trữ viên: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
c) Môn ngoại ngữ:
- Hình thức thi: thi viết tiếng Anh trình độ B;
- Thời gian làm bài: 90 phút.
d) Môn tin học văn phòng:
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm;
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).

2. Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn nghiệp vụ; cán sự làm công nghệ thông; lưu trữ viên trung cấp phải tham dự thi: 04 môn với 05 bài thi.

a) Môn kiến thức chung:
- Hình thức thi: thi viết;
- Thời gian làm bài: 120 phút.
- Nội dung thi: Kiến thức quản lý hành chính nhà nước về tài chính; Kiến thức về Luật Cán bộ, công chức; Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế).
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
- Hình thức thi: thi viết và thi trắc nghiệm.
- Thời gian thi: thi viết, thời gian làm bài 120 phút và thi trắc nghiệm 30 phút.
- Nội dung thi áp dụng cho từng ngạch dự tuyển:
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ: Kiến thức về thuế (Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lý thuế.
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch cán sự (trình độ cao đẳng) làm công nghệ thông tin: Kiến thức về hệ điều hành Windows; Kiến thức về quản trị Cơ sở dữ liệu; Sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).
+ Thí sinh đăng ký dự tuyển vào ngạch lưu trữ viên trung cấp: Kiến thức về lưu trữ học và quản trị văn phòng; Kiến thức về hành chính văn thư; Kiến thức về văn thư - lưu trữ.
c) Môn ngoại ngữ:
- Hình thức thi: thi viết tiếng Anh trình độ A;
- Thời gian làm bài: 60 phút.
d) Môn tin học văn phòng:
- Hình thức thi: thi trắc nghiệm;
- Thời gian làm bài: 30 phút.
- Nội dung áp dụng cho từng ngạch thi tuyển: Thí sinh đăng ký dự tuyển vào các ngạch cán sự và kiểm tra viên trung cấp thuế làm chuyên môn, nghiệp vụ; vào ngạch lưu trữ viên trung cấp: Kiến thức về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Office (chủ yếu là Microsoft Excel và Microsoft Word).

3. Điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ và môn tin học văn phòng:
Người đăng ký dự tuyển công chức được miễn thi một số môn trong kỳ thi tuyển công chức như sau:
a. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
- Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.
b. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, toán tin trở lên.

IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XÁC ĐỊNH THÍ SINH TRÚNG TUYỂN:

Cách tính điểm và xác định người trúng tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của NĐ24, cụ thể như sau:
1. Cách tính điểm:

a. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
b. Điểm các môn thi được tính như sau:
- Môn kiến thức chung: tính hệ số 1;
- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1;
- Môn ngoại ngữ, môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi.
c. Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điểm ưu tiên (nếu có).

2. Xác định thí sinh trúng tuyển:
a. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ các bài thi của các môn thi (trừ những môn nếu được miễn thi);
- Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng đơn vị, từng vị trí việc làm, từng chuyên ngành đào tạo và từng ngạch tuyển dụng. Theo tổng điểm chung được xác định như sau: Tổng điểm chung = (điểm môn kiến thức chung x (nhân) hệ số 1) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (thi viết) x (nhân) hệ số 2) + (điểm bài thi nghiệp vụ chuyên ngành (trắc nghiệm) x (nhân) hệ số 1) + điểm ưu tiên (nếu có).
b. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển dụng công chức căn cứ vào kết quả học tập để quyết định người trúng tuyển.
c. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

V. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC:

- Thời gian nộp hồ sơ: Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển trong 10 ngày làm việc.
Từ 8 giờ 00’ ngày 10/9/2012 đến 17 giờ 00’ ngày 21/9/2012
.
- Địa điểm nộp hồ sơ:
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc tại 01 trong 51/63 Cục Thuế có chỉ tiêu tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2012. Địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Thuế thí sinh có nguyện vọng được tuyển dụng thông qua phương thức thi tuyển.
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào cơ quan Tổng cục Thuế địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế số 123 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức; đồng thời nộp phí dự thi tuyển công chức theo quy định của Nhà nước: 140.000 đồng/thí sinh/lần dự thi. (Hồ sơ không trả lại và không nhận qua đường bưu điện).

VI. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI:

Tổng cục Thuế sẽ thông báo sau trên trang Website của Bộ Tài chính (địa chỉ: www.mof.gov.vn) và trang Website của Tổng cục Thuế (địa chỉ: www.gdt.gov.vn); tại Cục Thuế có chỉ tiêu tuyển dụng và đến từng thí sinh dự tuyển.
Mọi liên lạc để có thông tin liên quan đến kỳ thi qua số điện thoại: 04.3972.4464./.
CHI TIẾT:

VII. CẬP NHẬT THỜI GIAN THI
Lịch thi cụ thể như sau
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Các bạn ơi xem giúp mình câu này nhé. Giải theo trường hợp nào thì đúng nhé. Cám ơn mọi người :x
Câu 1. Bài tập TNDN
Giả sử trong năm 2012, Doanh nghiệp Việt Nam B (không được hưởng ưu đãi thuế TNDN) có số liệu kết quả kinh doanh như sau:
- Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: 800 triệu đồng
- Thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài là 650 triệu đồng. Khoản thu nhập này là khoản thu nhập sau khi đã nộp thuế TNDH ở nước ngoài là 350 triệu đồng.

Số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 là:
Cách 1:
TNCT = 800 + 650 + 350 = 1800
Thuế TNDN Doanh nghiệp B phải nộp theo Luật TNDN Việt Nam = 1800 x 0,25 = 450
 Thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 = 450 – 350 = 100

Cách 2. Hạch toán riêng từng loại thu nhập
- Thu nhập từ hoạt động SXKD:
Thuế TNDN Doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 = 800 x 25% = 200
- Thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài
Thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp theo luật Thuế TNDN Việt Nam = (650 + 350 ) x 25% = 250 triêu < 350 triệu  k phải nộp
 số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp là 200 triệu
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Một số câu trắc nghiệm giải nhiệt bài tập nhé, Giải hộ mình và mọi người nhé.tks

1. Các khoản thu nào dưới đây do cơ quan thuế thực hiên:
a) Thu từ thuế GTGT
b) Thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp
c) Cả hai khoản thu trên
2. Phương pháp tính thuế GTGT:
a) phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
b) Phương pháp khấu trừ
c) Cả hai phương pháp trên
3. Giá tính thuế GTGT được xác định bằng
a) Đồng Việt Nam hoặc đồng Đô la Mỹ
b) Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi
c) Đồng Việt Nam
4. Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải kê khai thuế giá trị gia tăng
a) theo tuần
b) theo tháng
c) theo quý
5. Thuế GTGT là thuế tính trên:
a) Thu nhập của doanh nghiệp
b) Giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
c) Giá trị của hàng hóa bán ra
6. Căn cứ tính thuế GTGT là:
a) Giá tính thuế và thuế suất
b) Giá trị vật tư mua vào phục vụ sản xuất
c) Chi phí vận tải vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất
7. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi chấm dứt hoạt động được hoàn thuế GTGT trong trường hợp:
a) Có số thuế GTGT nộp thừa
b) Có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết
c) Cả hai trường hợp trên
8. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Trang 2
a) Bằng giá trị của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất
b) Bằng số thuế Giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
c) Bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng
9. Thuế giá trị gia tăng được khai quyết toán thuế năm trong trường hợp
a) Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
b) Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
c) Tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu
10. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Là cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
b) Là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định
c) Cả hai đối tượng trên
11. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp
b) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp
c) Cả hai trường hợp trên
12. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng:
a) Thu nhập tính thuế nhân với thuế suất
b) Tiền lương nhân với thuế suất
c) Chi phí nhân với thuế suất
13. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:
a) Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
b) Thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam
c) Cả hai phương án trên
14. Điều kiện để chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
b) Có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
c) Có đủ 2 điều kiện nêu trên
15. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển sang năm sau thì số lỗ này được trừ vào:
a) Chi phí sản xuất
b) Thu nhập chiu thuế
c) Cả hai trường hợp trên
16. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Thuộc dối tượng được ưu đãi theo quy định của pháp luật
b) Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai
c) Cả hai trường hợp trên
Trang 3
17. Khoản tài trợ nào dưới đây được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Khoản tài trợ cho các giải bóng đá
b) Khoản tài trợ cho hoạt động xuất bản
c) Khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo
18. Thuế thu nhập cá nhân là thuế đánh vào:
a) Thu nhập của cá nhân
b) Thu nhập của doanh nghiệp tổ chức kinh tế
c) Thu nhập của các đơn vị sự nghiệp
19. Khoản thu nhập nào dưới đây là thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lượng tiền công cá nhân cư trú
a) Thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn với tiền lượng làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật
b) Thu nhập từ tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả
c) Tiền thù lao dưới các hình thức
20. Người phụ thuộc (là người mà đối tượng nộp thuế TNCN có trách nhiệm nuôi dưỡng được tính giảm trừ gia của các nhân cư trú) gồm:
a) Con chưa thành niên, con bị tàn tật, không có khả năng lao động
b) Con thành niên nhưng chưa lập gia đình có thu nhập bình quân 1.000.000 đồng/người/tháng mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
c) Bố mẹ hết tuổi lao động có thu nhập bình quân 1.000.000 đồng/người/tháng.
21 Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú trước khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ:
a) Thu nhập từ kinh doanh
b) Thu nhập từ trúng thưởng xổ số
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
22. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại:
a) Bộ Tài chính
b) Tổng cục Thuế
c) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
 
cách 2 ấy bạn à. nộp 200 tr
Các bạn ơi xem giúp mình câu này nhé. Giải theo trường hợp nào thì đúng nhé. Cám ơn mọi người :x
Bài tập TNDN
Giả sử trong năm 2012, Doanh nghiệp Việt Nam B (không được hưởng ưu đãi thuế TNDN) có số liệu kết quả kinh doanh như sau:
- Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: 800 triệu đồng
- Thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài là 650 triệu đồng. Khoản thu nhập này là khoản thu nhập sau khi đã nộp thuế TNDH ở nước ngoài là 350 triệu đồng.

Số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 là:
Cách 1:
TNCT = 800 + 650 + 350 = 1800
Thuế TNDN Doanh nghiệp B phải nộp theo Luật TNDN Việt Nam = 1800 x 0,25 = 450
 Thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 = 450 – 350 = 100

Cách 2. Hạch toán riêng từng loại thu nhập
- Thu nhập từ hoạt động SXKD:
Thuế TNDN Doanh nghiệp B phải nộp năm 2012 = 800 x 25% = 200
- Thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài
Thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp theo luật Thuế TNDN Việt Nam = (650 + 350 ) x 25% = 250 triêu < 350 triệu  k phải nộp
 số thuế TNDN doanh nghiệp B phải nộp là 200 triệu
 
Câu 2. Mọi người giúp mình câu này nữa nha :D
Giả sử trong kỳ tính thuế 2012, DN A có số liệu sau:
- Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng; Tổng chi phí tương ứng được trừ của doanh nghiệp là 16 tỷ đồng.
- Ngoài ra, DN còn phát sinh các khoản thu nhập sau:
+ TN từ lãi tiền gửi ngân hàng là 350 triệu
+ TN từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm là 150 triệu
TN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS là 600 triệu
- Doanh nghiệp A không được hường ưu đãi thuế TNDN
Số thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp năm 2012 là bao nhiêu?

Mình tính ra 150 . Không biết có đúng k
- TNCT (đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính) = 15 tỷ - 16 tỷ + 350 + 150 = -500 triệu --> k phải nộp thuế
- Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: Thuế TNDN = 600 x 0,25 = 150 triệu.
 
cách 2 ấy bạn à. nộp 200 tr
Uhm, nhưng mà theo thông tư 130 thì TN nhận được từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài (Theo thông tư 130 - Phần C - Mục 5 - điểm 18). Mà theo công thức ở mục I, II - phần C - TT 130 thì cách tính như cách 1 có vẻ đúng hơn. Cậu tính theo cách 2 là căn cứ theo văn bản nào thế :D
 
Câu 2. Mọi người giúp mình câu này nữa nha :D
Giả sử trong kỳ tính thuế 2012, DN A có số liệu sau:
- Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng; Tổng chi phí tương ứng được trừ của doanh nghiệp là 16 tỷ đồng.
- Ngoài ra, DN còn phát sinh các khoản thu nhập sau:
+ TN từ lãi tiền gửi ngân hàng là 350 triệu
+ TN từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm là 150 triệu
TN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS là 600 triệu
- Doanh nghiệp A không được hường ưu đãi thuế TNDN
Số thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp năm 2012 là bao nhiêu?

Mình tính ra 150 . Không biết có đúng k
- TNCT (đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính) = 15 tỷ - 16 tỷ + 350 + 150 = -500 triệu --> k phải nộp thuế
- Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: Thuế TNDN = 600 x 0,25 = 150 triệu.
mình cũng làm như bạn :D
 
Câu 2. Mọi người giúp mình câu này nữa nha :D
Giả sử trong kỳ tính thuế 2012, DN A có số liệu sau:
- Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng; Tổng chi phí tương ứng được trừ của doanh nghiệp là 16 tỷ đồng.
- Ngoài ra, DN còn phát sinh các khoản thu nhập sau:
+ TN từ lãi tiền gửi ngân hàng là 350 triệu
+ TN từ tiêu thụ phế liệu, phế phẩm là 150 triệu
TN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS là 600 triệu
- Doanh nghiệp A không được hường ưu đãi thuế TNDN
Số thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp năm 2012 là bao nhiêu?

Mình tính ra 150 . Không biết có đúng k
- TNCT (đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính) = 15 tỷ - 16 tỷ + 350 + 150 = -500 triệu --> k phải nộp thuế
- Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: Thuế TNDN = 600 x 0,25 = 150 triệu.

Đúng đấy, bài này hay đánh lừa người giải, do có thu nhập từ chuyển nhượng bds, mà khoản này theo quy định phải kê khai và tính thuế riêng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,095
Tổng số thành viên
351,808
Thành viên mới nhất
gleemerch
Back
Bên trên