Nhiều người đòi nợ trở thành kẻ đi van xin

cungvi

Verified Banker
Thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp nợ nần nhau chồng chất, nhiều khi đi đòi nợ phải năn nỉ, khéo léo giống như đi xin mà chưa chắc họ đã chịu trả.


Việc nợ nần dây dưa lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có lẽ phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng hoặc có liên quan đến xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, do thời gian thi công lâu, việc thanh quyết toán cần nhiều thời gian nên các doanh nghiệp xây dựng thường hay thiếu vốn và chậm vốn.

Điều này đã dẫn đến việc nhiều nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng theo. Với những nhà thầu phụ lớn và có kinh nghiệm thì mức độ rủi ro khi giao dịch với các nhà thầu xây dựng ít hơn hoặc mức độ thiệt hại cũng nhỏ hơn.
Còn những nhà thầu phụ nhỏ, ít kinh nghiệm, hoặc những doanh nghiệp mới mở thấy có việc là mừng rồi nên họ thường dễ trong các điều khoản thanh toán và hậu quả là bị đối tác nợ đầm đìa, đi đòi nợ mà cứ như đi xin. Nhiều doanh nghiệp dạng này đã phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động.


Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoạt động thương mại trong lĩnh vực xây dựng thì mức độ tổn thương sẽ còn lớn hơn nữa. Họ vừa phải lo tìm đầu ra mặt khác cũng cần phải có chữ tín với nhà sản xuất.

Không thu được tiền từ các công trình hoặc dự án của mình về dẫn đến việc chậm thanh toán với các nhà sản xuất, nên nhà cung ứng vật tư bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhẹ thì cắt phần trăm khuyến mại hàng tháng, nặng thì bị ngừng cung cấp hàng. Thế rồi họa vô đơn chí, chạy khắp nơi để vay mượn, vay được thì sống mà không vay được thì chết.

Chuyện nợ nần giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cũng khá phổ biến. Nợ ở đây có hai dạng, một là các cơ quan nhà nước đang cần phải sử dụng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Họ tiến hành các bước từ mời chào hàng rồi đi đến ký kết hợp đồng rất bài bản, nhưng sau khi hợp đồng được hoàn tất, vì một vài lý do nào đó mà việc thanh toán không thể thực hiện ngay được mà mất một thời gian dài.
Câu trả lời của con nợ thường là "giám đốc hoặc người có thẩm quyền đi vắng, khoản tiền dự trù để thực hiện hợp đồng này đã bị trả cho một hợp đồng khác cần kíp hơn, hoặc do trục trặc từ phía kho bạc chưa kịp bố trí tiền"…

Dạng thứ hai, thường hay xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà nguyên nhân chính là các thủ tục rườm rà, mà ai làm trong lĩnh vực này đều hiểu rất rõ. Với những doanh nghiệp lớn thì họ đã quen với các thủ tục này nên cách làm sẽ rất nhanh nhưng họ lại mất nhiều thời gian hơn vì phải qua nhiều cấp ký phê duyệt, nhiều khi thay đổi lại kích thước hoặc màu sắc của một viên gạch cũng phải sửa lại rất nhiều giấy tờ, rồi ký đi ký lại.

Còn những doanh nghiệp nhỏ chưa quen với các loại thủ tục thì quả là hoa mắt chóng mặt. Đôi khi chỉ cải tạo một cái nhà vệ sinh thôi thì số giấy tờ cũng nhiều gần bằng cải tạo một cái nhà, thời gian để hoàn thiện hồ sơ còn lâu hơn cả thời gian thi công. Tuy nhiên, có một điều đỡ lo là việc nợ nần giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp tuy lâu nhưng không sợ mất, chỉ có Nhà nước là chịu thiệt.
Chuyện nợ nần ngoài những lý do trên thì còn một số lý do nữa là chính bản thân các doanh nghiệp không lượng hết sức của mình, kiểu mang dao mổ gà đi đâm trâu. Nhiều doanh nghiệp đăng ký tới năm, bảy tỉ vốn điều lệ nhưng thực tế chỉ có vài trăm thậm chí vài chục triệu động, tham gia vài dự án đã hết tiền, tâm lý thì chỉ muốn kiểu cò gỗ mổ cò thật.

Câu trả lời của con nợ thường là "chờ cái người mua hàng của tôi trả tiền thì tôi sẽ trả cho ông"… Bên cạnh đó thì cũng tồn tại một số con nợ xấu tính, tuy có tiền nhưng không thích trả mà cứ thích hành chủ nợ, họ luôn có cái suy nghĩ là nợ được người là tốt.

Từ việc nợ nần này, nhìn sang các doanh nghiệp nước ngoài hoặc một số doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước mới thấy thú vị và ngưỡng mộ. Quy trình thanh toán rất nhanh, rõ ràng. Họ cũng phân cấp luôn như là ở vị trí này thì được quyền thanh toán tối đa là bao nhiêu, vị trí kia là bao nhiêu, thời gian thanh toán bắt buộc từ ngày nhận được hóa đơn tài chính không quá bao nhiêu ngày.

Tôi biết một khách sạn nước ngoài ở Hà Nội mời thầu sửa chữa cung cấp thiết bị cho các phòng khách sạn. Sau khi chọn được nhà cung cấp và lắp xong hàng mẫu, họ cho thi công luôn và khi thanh toán thì tính theo số phòng. Ví dụ phòng đó tổng chi phí là 50 triệu, làm 20 phòng thì khi thanh toán 50 triệu x 20 phòng = 1 tỉ đồng, thế là xong. Bên thi công xuất hóa đơn tài chính, xuất phiếu bảo hành hoặc bảo lãnh bảo hành, thu tiền, hết, rất nhanh chóng gọn gàng.

Các doanh nghiệp làm thương mại có lẽ đang nhìn vào các siêu thị lớn mà ước ao, khi thấy khách mua hàng ra khỏi cửa là đã thanh toán hết. Hàng hóa có sứt sẹo, hỏng hóc thì khiếu nại sau.

Có lẽ chuyện nợ nần còn phải nói nhiều lắm, giảm được các giao dịch xấu này thì còn phải bàn nhiều, và nó đã và đang góp phần cản trở sự phát triển lành mạnh của xã hội.


Nguyễn Song Toàn
 
Trong cuộc sống, việc nợ nần cá nhân cũng như bất cứ tổ chức nào đều tồn tại những khó khăn và phức tạp
Giải quyết được những tồn tại đó lầcr 1 nghệ thuật mà không phải ai cũng có thể khép léo xử lý tốt đươc.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,685
Thành viên mới nhất
youhuihuodog55
Back
Bên trên