Chính sách vĩ mô cuối 2012: Thắt chặt hay duy trì nới lỏng?

bdtbang_63

Thành viên
Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 qua “góc nhìn” định chế
Vào cuối tháng 9, Tổng cục Thống kê công bố số liệu tăng trưởng GDP quý 3/2012 đạt mức 5.35% và tăng trưởng 9 tháng đầu năm ước tăng 4.73%.
Sau đó, các định chế tài chính quốc tế Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật hạ thấp triển vọng kinh tế Việt Nam các năm 2012 – 2013, so với báo cáo công bố hồi tháng 4-5 vừa qua.
Cụ thể, tăng trưởng GDP trong năm 2012 của Việt Nam theo dự báo cập nhật vào khoảng 5.1 – 5.2%, so với con số dự báo 5.6 – 5.7% trước đây; trong khi đó, dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 bị hạ xuống còn 5.7 – 5.9% (bảng bên dưới).
Liên quan đến lạm phát, ADB dự báo chỉ số giá tiêu dùng trung bình tăng 9.1% trong năm 2012, và tăng 8.6% trong năm 2013. Lạc quan hơn, IMF dự báo chỉ số giá tiêu dùng trung bình chỉ tăng 8.1% trong năm 2012, và tăng 6.2% trong năm 2013.
Mặc dù hạ thấp triển vọng kinh tế trong hai năm tới, nhưng tình hình kinh tế năm 2013 vẫn được kỳ vọng “sáng sủa” hơn so với năm 2012.
vi%20mo%201.PNG
Trước đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng trên 5% và lạm phát ở mức một con số trong năm 2012. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khá thận trọng về triển vọng kinh tế 2013 khi đưa ra con số dự báo tăng trưởng GDP vào khoảng 5.5% và CPI vào khoảng 7-8%.
Để đồng thời cân đối giữa hai mục tiêu tăng trưởng GDP và lạm phát trong năm 2012 – 2013, thì việc điều hành nhịp nhàng chính sách tiền tệ - tài khóa là điều không dễ.
Việt Nam sẽ duy trì chính sách nới lỏng, vì sao?
Lý giải cho tình trạng bất ổn kéo dài của nền kinh tế trong nước, hầu hết các nguyên nhân đều đổ dồn vào nút thắt nợ xấu, vốn đã được hình thành và tích lũy trong một thời gian dài trước đó.
Rõ ràng, việc giải quyết “cục máu đông” này không phải là chuyện sớm chiều, mà sẽ cần có một lộ trình khá dài. Trong lúc đó, nền kinh tế vẫn đang cần những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng, nhằm tránh rủi ro rơi vào vòng xoáy suy giảm.
Theo đó, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng vì những lý do sau:
(1) Mặc dù còn nhiều tranh cãi về tính chính xác của số liệu thống kê việc làm và tỷ lệ thất nghiệp, nhưng hiện tượng hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa hay cắt giảm nhân sự chưa cho thấy triển vọng tích cực trên thị trường việc làm trong thời gian tới.
Do vậy, các biện pháp chính sách nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng được kỳ vọng sẽ tạo mới và khôi phục phần nào số lượng việc làm bị mất, nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
(2) Tình hình kinh doanh khó khăn ở khối doanh nghiệp khiến nguồn thu ngân sách Nhà nước trong 9 tháng đầu năm bị ảnh hưởng nặng nề, chỉ đạt 63.3% dự toán năm; trong khi đó, nguồn chi ngân sách vẫn tiếp tục tăng cao (đạt 67.1% dự toán) khiến cho ngân sách bị thâm hụt nặng.
Theo ước tính, bội chi ngân sách đến thời điểm 15/09 đã là 137.7 ngàn tỷ đồng, bằng 98.2% dự toán năm 2012 (140.2 ngàn tỷ đồng).
(3) Hiện trạng đóng băng ở thị trường bất động sản và chỉ có các biện pháp hỗ trợ trên thị trường này mới có thể giúp mở ra lối thoát cho triển vọng tăng trưởng kinh tế.
(4) Lạm phát có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ trước và so với mức trung bình trong những năm gần đây. Áp lực lạm phát sẽ gia tăng trở lại trong các tháng cuối năm 2012, nhưng vẫn còn dư địa (mục tiêu lạm phát một con số) để hỗ trợ cho tăng trưởng.
Công tác kìm chế lạm phát những tháng cuối năm 2012 có vẻ như cũng được “tiếp sức” từ việc phối hợp điều chỉnh lộ trình tăng giá hàng hóa cơ bản (điện, than, xăng dầu…).
(5) Với độ mở khá lớn như hiện nay, kinh tế trong nước bị ảnh hưởng khá nhiều từ triển vọng kinh tế toàn cầu. Do đó, việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể xem là bước “phòng vệ” cần thiết nhằm tránh các rủi ro bên ngoài.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,490
Thành viên mới nhất
Jellyyomost
Back
Bên trên