Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Nên và Không nên

Một ngày nhà tuyển dụng phỏng vấn rất nhiều ứng viên, làm thế nào để nổi bật giữa “rừng” ứng viên ngay từ phần giới thiệu phỏng vấn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn, những điều nên và không nên làm.
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

Nên giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn thế nào?

Ngắn gọn

Tùy vào từng vị trí công việc, vào nhà tuyển dụng, thời lượng của buổi phỏng vấn có thể dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên một buổi phỏng vấn trung bình kéo dài khoảng 30 phút. Phần giới thiệu bản thân chỉ là 1 trong số rất nhiều câu hỏi trong buổi phỏng vấn, vì vậy, bạn không thể dành quá nhiều thời gian để kể về bản thân với người phỏng vấn. Bạn chỉ nên dành ra khoảng 2-3 phút để hoàn thành việc này.
Nên nói ngắn gọn, súc tích
Nên nói ngắn gọn, súc tích
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là bạn có thể giới thiệu một cách sơ sài, qua loa. Vì phần giới thiệu là phần mở đầu, tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, việc nhà tuyển dụng có hứng thú với bạn hay không được quyết định ngay trong phần này. Vì vậy, bạn cần đảm bảo ngắn gọn mà không sơ sài. Những nội dung cơ bản cần đảm bảo là:​
  • Họ tên, tuổi tác​
  • Kinh nghiệm làm việc​
  • Hoạt động hoặc giải thưởng nổi bật (nếu có)​
  • Điểm mạnh của bản thân, vì sao bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển​
  • Kỳ vọng khi ứng tuyển vào vị trí: Bạn mong muốn nhận được gì từ công việc này, tại sao bạn lại chọn công việc và công ty này.​

Trung thực

Khi đi phỏng vấn đừng cố lừa nhà tuyển dụng. Những gì bạn nói trong phần giới thiệu bản thân cần phải đúng sự thật. Nếu nhà tuyển dụng hứng thú với những gì bạn đang giới thiệu, họ sẽ hỏi sâu thêm vào các kinh nghiệm hoặc hoạt động, giải thưởng bạn đã đề cập. Nếu cố ý lừa dối nhà tuyển dụng, họ sẽ rất dễ dàng nhận ra sự lúng túng của bạn. Đây là điều bạn nên ghi nhớ khi tìm hiểu về các kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc.

Không những vậy, các nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể sử dụng thông tin trong phần tham chiếu để kiểm tra lại các thông tin bạn đưa ra khi giới thiệu mình. Nếu bị phát hiện đang nói dối, bạn sẽ ngay lập tức bị loại khỏi vòng phỏng vấn và tệ hơn là sẽ bị ghi danh trong danh sách đen của các nhà tuyển dụng.

Nhiều bạn sẽ băn khoăn nếu như bạn còn thiếu kinh nghiệm, không có hoạt động hay giải thưởng nổi bật thì phải nói gì để vừa trung thực vừa gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn trong trường hợp này là nói sao để thể hiện thái độ của bạn. Hai tiêu chí chính nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá là năng lực và thái độ, nếu năng lực của bạn chưa được chứng minh thì bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy thái độ chủ động, tích cực của bạn trong công việc. Đó là cách gây ấn tượng hiệu quả với người phỏng vấn.
Trung thực là yếu tố cần thiết khi giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng
Trung thực là yếu tố cần thiết khi giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng

Khiêm tốn

Phần giới thiệu bản thân cần phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng bạn vẫn cần khiêm tốn. Không ai có thiện cảm với một người khoe mẽ. Vì vậy, cần phải làm sao để “khoe” khéo bản thân với nhà tuyển dụng luôn là một vấn đề nan giải. Sự khiêm tốn cần phải được rèn luyện từ trong suy nghĩ, bạn tự tin vào bản thân nhưng không nên tự phụ vào những gì mình đã đạt được. Có thể bạn là một ứng viên “đáng gờm” nhưng cũng có rất nhiều người năng lực và thái độ không thua kém gì bạn. Khi giới thiệu bản thân, hãy tập trung nói về mình với một giọng điệu trung tính, không quá phấn khích hay cao giọng. Bạn cũng chỉ nên nói về mình và hạn chế hạ thấp người khác ngay cả khi nhà tuyển dụng hỏi “Tại sao chúng tôi lại chọn bạn thay vì người khác”.​

Những điều không nên giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn

Không biết nói gì

Những ứng viên lần đầu tham gia phỏng vấn hoặc ít có kinh nghiệm đi phỏng vấn thường cảm thấy rất khó khăn và không biết phải nói gì khi giới thiệu bản thân. Sau khi giới thiệu tên tuổi xong họ sẽ cảm thấy bối rối. Đây là điều tối kỵ trong phỏng vấn, bạn không nên để thời gian chết. Hãy tận dụng từng phút trong buổi phỏng vấn để thể hiện bản thân. Hãy đọc thêm nhiều bài viết về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tại đây để biết nên nói gì trong phần này nhé.​

Quá công thức

Hãy đặt mình vào nhà tuyển dụng, một ngày họ phải phỏng vấn khá nhiều người nhưng nếu ai cũng nói theo một công thức: “Tên tôi là A, 25 tuổi, điểm mạnh của tôi là, kinh nghiệm của tôi là…” thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy nhàm chán và không tập trung vào điều bạn nói. Vì vậy, hãy thoát khỏi công thức và đem dấu ấn cá nhân của mình vào phần giới thiệu. Nếu như bạn không thể tìm thấy điều gì quá mới mẻ để nói thì hãy để giọng nói của mình có nhịp điệu, tránh đều đều và thay đổi các cấu trúc câu liên tục, không nên lặp đi lặp lại cấu trúc” điểm mạnh là, kinh nghiệm là…” sẽ rất dễ gây nhàm chán cho người nghe. Đó cũng là một cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn khá thông minh nhưng không phải ai cũng chú ý tới.
gioi-thieu-ban-than-khi-di-phong-van-4
Không nên quá công thức, máy móc

Quá khoa trương

Tự tin là điều cần thể hiện trong buổi phỏng vấn nhưng không đồng nghĩa với tự tin quá đà và trở thành khoa trương, nói quá về bản thân. Bạn cần gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhưng để ấn tượng về sự khoa trương thì không nên chút nào. Một ví dụ về sự khoa trương như sau. Bạn từng có kinh nghiệm quản lý, lên bài đăng cho một shop quần áo online nhỏ của mình nhưng khi đi phỏng vấn bạn lại giới thiệu mình là content leader của một thương hiệu thời trang. Các nhà tuyển dụng có thể hỏi ngay lại bạn tên thương hiệu, có bao nhiêu chi nhánh, quy mô ra sao, bạn là leader vậy nhân viên cấp dưới của bạn có bao nhiêu người. Khi đó, bạn sẽ bị lộ ra sự khoa trương và nhận điểm trừ từ người phỏng vấn.​

Ví dụ về bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Trên thực tế, không có một mẫu số chung nào cho bài giới thiệu bản thân tuy nhiên bài viết này sẽ đưa ra một ví dụ về bài giới thiệu bản thân khi ứng tuyển cho vị trí content creator trong bộ phần Marketing của một công ty. Ví dụ chỉ mang tính chất tham khảo.
Ví dụ về bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Ví Dụ về bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Em chào các anh chị. Lời đầu tiên em xin cảm ơn các anh chị và quý công ty đã trao cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn hôm nay. Sau đây em xin giới thiệu đôi nét về bản thân. Em là Nguyễn Thị D, 22 tuổi. Em đã tốt nghiệp đại học X, chuyên ngành Truyền thông. Sau 1 năm ra trường, em đã có kinh nghiệm làm marketing cho agency A trong vòng 1 năm. Trước đó, khi là sinh viên, em đã nhiều lần cộng tác viết bài với các agency cũng như các công ty như TopCV… Em khá tự tin vào khả năng viết của bản thân nhờ vào việc theo học chuyên Văn từ cấp 3 và sau đó em cũng đạt được một số giải thưởng về bộ môn này như giải Học sinh giỏi quốc gia. Em tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết thông qua các công việc sau này như đã nêu.

Trong quá trình tích lũy công việc, em không tách rời việc rèn thêm các kĩ năng như làm việc nhóm, kỹ năng làm việc dưới áp lực. Nhờ vậy mà các công việc và các tổ nhóm em tham gia làm việc khá trơn tru và hiệu quả.

Em tin rằng với những gì em đã tích lũy được trong thời gian, em có thể đảm nhận được vị trí content creator của công ty mình. Em cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

Trên đây là một số lời khuyên giúp bạn tìm ra cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc nên và không nên phía trên và vận dụng linh hoạt để có một buổi phỏng vấn thành công và giành được công việc trong mơ. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm thì hãy truy cập vào TopCV. Tại đây có vô vàn công việc hấp dẫn đang chờ bạn ứng tuyển.
Link gốc: TOPCV
👉 Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.


Cập nhật LIÊN TỤC các thông tin về tuyển dụng Ngành Ngân hàng:
Website: Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ ngân hàng & Hành chính công
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,492
Thành viên mới nhất
nhacaivn138red
Back
Bên trên