XỬ LÝ SỐ LIỆU BÁO CÁO TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN

xuanphong84

Verified Banker
Thưa các anh/chị và các bạn.
Theo lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp thì căn cứ để biết được các chỉ số tài chính là tốt hay chưa tốt thì ngoài yếu tố nội hàm của chính chỉ số tài chính, còn phải dựa vào việc so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành, ngoài ra còn có 1 bộ chỉ số trung bình ngành để so sánh. Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vẫn rất khó khăn lý do là vì:
- Thứ nhất: Việc tìm được 1 doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành làm mẫu chuẩn để so sánh có vẻ là căn cứ không chắc chắn cho lắm (theo mình là vậy) vì một mặt là không chắc chắn doanh nghiệp lấy chuẩn để so sánh đã là doanh nghiệp tốt chưa. phần nữa là ở Việt Nam 1 doanh nghiệp kinh doanh thuần túy 1 lĩnh vực là khá hiếm, bên cạnh đó số liệu kế toán doanh nghiệp ở ta thì cứ lung tung lên, chưa hợp chuẩn. Nên thật khó để tìm được 1 doanh nghiệp chuẩn để so sánh khi phân tích tài chính
- Thứ hai: Bộ chỉ tiêu trung bình ngành: Theo mình được biết thì ở nước ta việc thống kê, tính toán bộ chỉ tiêu này chưa phổ biến. Một số công ty Tài chính/chứng khoán có áp dụng nhưng không phải là phổ thông và cũng không thống nhất về cách tiếp cận và phương pháp tính toán thì phải. Ở ngân hàng mình thì cũng không có ban hành bộ chỉ tiêu này.
--> Chính vì các lẽ trên nên khi phân tích tài chính doanh nghiệp, để kết luận được các chỉ tiêu đó tốt hay không tốt và lấy căn cứ nào thì rất khó khăn. Nhiều khi cảm tính nhiều quá không chắc chắn. Đôi khi còn có sự tranh cãi về các kết luận
Ví dụ: nhóm chỉ số thanh toán cứ trên 1 coi là tốt; nhưng nếu lớn hơn 1 gấp 5, 7 thậm chí gấp 10 lần thì có vấn đề gì không...kết luận khó quá.

Vì vậy mình lập topic này để tham khảo ý kiến, kinh nghiệm các anh/chị và các bạn xem khi phân tích tài chính doanh nghiệp để thẩm định hồ sơ vay vốn 1 doanh nghiệp thì nên lấy căn cứ nào và cách tiếp cận báo cáo, quy trình ra sao cho nó có tính thuyết phục
 
Mình thấy thế này. Nếu bạn cứ ôm những chỉ số tài chính or những dữ liệu sổ sách để mà tính toán và đưa ra kết luận thì sẽ chẳng đi dc đến đâu. Vì BCTC của DN tại VN rất lôm côm. Nên là:
+ Xem xét những số liệu trong quan hệ tương quan vs nhau có gì mâu thuẫn, có gì bất hợp lý, bất thường? Làm rõ or chỉnh lại cho phù hợp (thậm chí CBTD làm thay BCTC cho DN)
+ Các chỉ số tài chính chỉ số nào cao quá or ở mức bất thường quá thì kéo về cho nó bình thường. Cũng k nên đặt nặng số liệu quá. Khi thẩm định KH và Bộ phận kế toán thì nên lấy những thông tin trao đổi như doanh thu, công nợ, tồn kho, đối chiếu giữa thực tế vs số liệu và kinh nghiệm (trong trường hợp bạn đã làm DN cùng ngành ùi) để có những kết luận. Ví dụ: Cty có vay đâu khác k? có mượn vốn bên ngoài k? if nói k, mà số liệu nợ có thấy vay Bank thì bạn hỏi lại KH thì sẽ bik nên điều chỉnh or k.
Mình thường làm là những cty nào mà lớn hoặc sổ sách bài bản thì mình sẽ soi kỹ phần số liệu kế toán còn cty còn lại thì mình thường xem họ kinh doanh như thế nào, công nợ, sự trung thực, tsbđ, định hướng kinh doanh.... để qđ cho vay dc or k? If thấy ok thì lái số liệu cho phù hợp là xong.
Mình k so vs ngành cho mệt vì số liệu DN cung cấp có tin cậy đâu mà so.
Thân.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,490
Thành viên mới nhất
Jellyyomost
Back
Bên trên