Xem cách xử lý khủng hoảng của ACB

Cuộc khám nhà ông Lý Xuân Hải qua lời kể nhân chứng

Cập nhật lúc :8:32 AM, 24/08/2012
Khoảng 19 giờ ngày 23/8, công an đã khám xét nhà riêng ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), tại địa chỉ 7/43/15A Thành Thái, phường 14, quận 10, TP.HCM.

Đây là động thái tiếp theo sau khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố ông Hải về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,
C139379_kham%20nha.jpg

Khi buổi khám xét kết thúc, các PV bao quanh để ghi hình Theo nhân chứng, cán bộ công an khám xét nhưng không thu giữ gì. Ảnh: ÁI NHÂN
Tại thời điểm trên, năm điều tra viên Bộ Công an đi bộ vào con hẻm dẫn vào nhà ông Hải. Cùng lúc, bà Nguyễn Thị Mỹ Chung, tổ trưởng tổ dân phố nơi ông Hải cư trú, và Công an phường 14 cũng được mời đến nhà chứng kiến việc khám xét. Sau khi mọi người vào nhà và đóng cổng, hai công an án ngữ trước cổng nhà cho các công an khác vào bên trong làm việc.

Sau gần 2 tiếng đồng hồ khám xét, các cán bộ công an rời khỏi nhà riêng của ông Hải.

Theo bà Chung, tổ trưởng tổ dân phố trực tiếp chứng kiến việc khám xét, buổi khám xét không có mặt ông Hải. Các điều tra viên chỉ khám xét phòng làm việc, một số máy móc và không thấy công an thu giữ hồ sơ, vật chứng gì.

Cũng theo bà Chung, khi làm việc, các điều tra viên đã động viên tinh thần vợ con và gia đình ông Hải.

Buổi khám xét thu hút nhiều người dân hiếu kỳ và hơn 30 phóng viên các báo, đài.
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrix...ai-qua-loi-ke-nhan-chung/20128/230086.datviet
 
ACB “tung chiêu” hút khách hàng trở lại

Thứ 6, 24/08/2012, 11:26

Với sổ tiết kiệm tối thiểu 100 triệu đồng/tháng, kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể nhận lãi 12%/năm. Còn nếu lĩnh lãi hàng tháng, mức lãi vẫn lên đến 10,7%/năm.

acb.jpg

23/8 là ngày được xem là có nhiều “biến” tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Buổi chiều, trên trang web của ngân hàng có một dòng tít màu đỏ với tựa đề “ACB là ngân hàng mạnh tại Việt Nam”, nhưng trong đó lại thông báo nội dung cho biết, HĐQT của ngân hàng đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lý Xuân Hải – TGĐ của ngân hàng đang bị cơ quan điều tra triệu tập để cung cấp thông tin liên quan đến việc ông Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của ngân hàng đã bị bắt trước đó – và bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn làm Tổng Giám đốc.

18h30 cùng ngày, nguồn tin TTXVN dẫn văn bản báo cáo từ Cục Cảnh sát Điều tra – Bộ Công An cho thấy, nhà riêng và nơi làm việc của ông Hải đã bị khám xét và bản thân ông sau đó bị bắt tạm giam 4 tháng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Có thể thấy, kể từ khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 21/8, đã có rất nhiều biến động ập đến với ACB. Người dân đến rút tiền mạnh vì lo ngại rủi ro cho dù NHNN đã có cam kết sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB. Chỉ riêng ngày 22/8, khách hàng đã rút ra 5.000 tỷ đồng ở ACB và ngân hàng này cũng đã phải vay 11.000 tỷ đồng trên OMO trong 2 ngày 21 và 22/8.

Cho đến hôm nay 24/8, mọi chuyện có vẻ đã lắng dịu trở lại, khi mọi hoài nghi về việc của ông Hải được sáng tỏ. Người gửi tiền cũng đã “bình tĩnh” trở lại với niềm tin đặt vào vị TGĐ mới và cam kết của NHNN.

Theo quan sát của chúng tôi, tại các điểm giao dịch của ACB, tình hình đã tương đối ổn định so với 3 ngày trước. Nhân viên của ngân hàng cũng xác nhận như vậy.

Còn trên website, ACB đã “tung chiêu” hút khách hàng trở lại với chương trình Tiết kiệm 12+. Theo đó, khách hàng gửi tiền 12 tháng trở lên, tối thiểu là 100 triệu đồng, sẽ được lĩnh lãi 12%/năm.

Điểm đặc biệt của sản phẩm mà ACB triển khai đó là, khách hàng gửi tiền có thể rút lãi định kỳ hàng tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc cuối kỳ, mà vẫn lĩnh lãi cao.

Cụ thể, nếu rút lãi hàng tháng hoặc 2 tháng một lần thì lãi suất lên đến 10,7%/năm, nếu rút 3 tháng/lần thì lãi suất được hưởng 11%/năm và 6 tháng là 11,5%/năm.

Đề cập đến việc gửi lãi suất cao như vậy có phải là vượt trần (9%/năm) hay không, anh Trãi và chị Thảo, nhân viên tư vấn khách hàng của ACB cho biết, sản phẩm này là ACB dành ưu đãi khách hàng gửi kỳ hạn dài và đã được chấp thuận nên mới đưa vào khai thác, không hề có việc việc trần.
Thành Hưng

Theo TTVN
http://cafef.vn/20120824111910521CA34/acb-tung-chieu-hut-khach-hang-tro-lai.chn
http://www.acb.com.vn/tintuc/000019CE/
 
Cổ phiếu ngân hàng ACB tăng ngoạn mục

Mặc dù sáng nay, đón nhận thông tin ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB bị bắt tạm giam nhưng nhà đầu tư đã trấn tĩnh khiến cổ phiếu ACB tăng ngoạn mục.

ACB thoát cảnh bị bán tống, bán tháo

Kể từ sau khi bầu Kiên bị bắt, cổ phiếu ACB liên tục bị nhà đầu tư bán tống, bán tháo với khối lượng lớn, hầu hết đều được giao dịch ở mức giá sàn. Các cổ phiếu khác cũng bị “vạ lây”. Kết quả là chỉ sau 3 ngày giao dịch, vốn hóa thị trường chứng khoán “bốc hơi” 3,85 tỷ USD.

Trước tình hình trên, Ủy ban chứng khoán Nhà nước liên tục phát đi thông cáo trấn an tâm lý nhà đầu tư. Ông Vũ Bằng, người đứng đầu cơ quan này khuyên nhà đầu tư cần trấn tĩnh trước những tin đồn không đáng có, sự hoảng loạn trong thời điểm này sẽ khiến một số đối tượng đầu cơ giá xuống trục lợi và những người thiệt thòi chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội khẳng định khi một lực lượng nhà đầu tư hốt hoảng bán ở mức giá thấp thì ở phía khác, có một lực lượng nhà đầu tư sẵn sàng mua lại, mua hết ở vùng giá thấp khiến khối lượng giao dịch tăng.

Theo ông Dũng, nhà đầu tư cần bình tĩnh và cân nhắc thận trọng trước sự kiện “bầu Kiên”, tránh bị tổn thất nặng nề do yếu tố tâm lý.

Về phía ACB, ông Dũng cho rằng ACB từ nhiều năm nay là một ngân hàng hoạt động lành mạnh trên nền quản trị doanh nghiệp khá tốt. Ở ACB, vai trò của Tổng giám đốc là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là ACB có một đội ngũ lãnh đạo tốt, tình hình quản trị minh bạch.
75347544-acb-gd-02.jpg

Cổ phiếu ACB lấy lại đà tăng sau 3 phiên giảm sàn liên tiếp

Có được sự trấn an từ các sếp lớn chứng khoán nên sáng nay mặc dù đón nhận thông tin ông Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ACB bị bắt tạm giam nhưng nhà đầu tư đã trấn tĩnh khiến cổ phiếu ACB có tín hiệu lạc quan.

Cổ phiếu ACB có nhiều thời điểm giao dịch ở mức giá sàn nhưng màu xanh cũng đã xuất hiện. Vào cuối phiên sáng, dư mua ở mức giá xanh đã tràn kín bên mua, cổ phiếu ACB đang giao dịch ở mức 21.700 đồng/CP, tăng 700 đồng/cp so với giá đóng cửa hôm qua. Mức giá cao nhất mà ACB đạt tới thời điểm này là 22.000 đồng/CP.

Lượng cầu ACB xuất hiện ngày càng nhiều khi đã có hơn 1,1 triệu cổ phiếu ACB được trao tay. Trong khi đó, lượng dư mua đang tăng dần.

Điều tương tự cũng đang xảy ra với nhiều cổ phiếu khác, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. CTG, MBB, NVB, SHB, VCB đều đã lấy lại được màu xanh. Đặc biệt, SHB còn được giao dịch ở mức giá trần.

Hai “điểm nóng khác bên cạnh ACB là EIB và STB dù vẫn giảm điểm nhưng đà giảm có phần được hạn chế.

Tín hiệu lạc quan này giúp các chỉ số đảo chiều tăng mạnh. Trên sàn Tp Hồ Chí Minh, thay vì giảm hơn 13 điểm đầu phiên, tới thời điểm nghỉ giao dịch trưa, Vn-Index đã tăng 7,73 điểm, tương ứng 1,97% và dừng ở mức 400,55 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index lấy lại được sắc xanh sớm hơn. HNX-Index đan tạm dừng ở mức 62,94 điểm sau khi tăng 1,71 điểm, tương ứng 2,79%.

Lạc quan đến đâu?


Hầu hết các chuyên gia chứng khoán và nhà đầu tư đều tin rằng bầu Kiên bị bắt là nguyên chính “nhấm chìm” thị trường chứng khoán trong 3 phiên giao dịch vừa qua. Tuy nhiên, “tội lỗi” không chỉ thuộc về bầu Kiên.

Chuyên viên phân tích Nguyễn Xuân Bình, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết ngoài tác động tiêu cực về mặt thông tin liên quan đến vụ việc bầu Kiên và tổng giám đốc ACB đang dần được hé lộ, áp lực bán giải chấp tại một số cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, đã gây ra phản ứng dây chuyền sang các nhóm khác sau 3 phiên lao dốc hết biên độ.

Theo tìm hiểu của BVSC, áp lực bán giải chấp lần này tuy không nhiều bằng những đợt giải chấp của năm 2010, 2011 nhưng lại tập trung vào nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nên mức độ tác động và lan tỏa cũng không phải là nhỏ.

75347544-acb_03.jpg

Sau sự cố, ACB vẫn hoạt động ổn định

Ông Bình phân tích trong quá khứ, sau mỗi đợt sụt giảm sâu, đặc biệt xuất phát từ nguyên nhân giải chấp, thị trường thường có những đợt hồi phục khá mạnh trở lại.

Bên cạnh đó, với diễn biến mang tính đột biến trên thị trường trong những ngày qua, nhiều khả năng các cơ quan chức năng cũng sẽ chịu nhiều sức ép và sớm công bố thêm những thông tin giúp làm sáng tỏ vụ việc. Khi đó tâm lý nhà đầu tư sẽ được bình ổn, giúp thị trường tìm lại điểm cân bằng.

Tuy nhiên, đợt hồi phục sắp tới cũng chỉ được kỳ vọng là một đợt hồi phục mang tính ngắn hạn trong một xu hướng giảm điểm chủ đạo.


Các giao dịch bắt đáy chỉ dành cho các nhà đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro cao, áp dụng với một tỷ trọng thấp và nên ưu tiên các giao dịch T+1, T+2.

Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Phú, Tổng giám đốc công ty chứng khoán An Thành có cái nhìn lạc quan hơn. Ông Phú nhận định sự cố bầu Kiên và nguyên Tổng giám đốc ACB ông Lý Xuân Hải bị bắt khiến nhà đầu tư hoảng sợ, lâm vào cảnh bán tháo “bầy đàn”. Nhưng trên thực tế, các công ty vẫn hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều. Ngay cả ACB cũng không bị ảnh hưởng.

Sau khi trấn tĩnh lại, nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào giúp thị trường phục hồi. Trước mắt, thị trường đang hồi phục tới ngưỡng trước khi có thông tin ông Kiên và ông Hải bị bắt. Còn phục hồi tiếp đến đâu, thì thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là quyết sách từ Chính phủ.

Bảo Linh
Việt Báo (Theo_VTC)
 
NHNN bơm thêm 1.606 tỷ đồng trên OMO

Như vậy đây là phiên thứ 4 liên tiếp NHNN bơm tiền trên thị trường mở, tổng cộng 23.314 tỷ đồng, chủ yếu lãi suất ở mức 8%/năm.

Theo dữ liệu trên Reuters, hôm nay 24/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm 1.606 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO), lãi suất 8%, kỳ hạn 7 ngày.

Như vậy đây là phiên thứ 4 liên tiếp NHNN bơm tiền trên thị trường mở, tổng cộng 23.314 tỷ đồng, chủ yếu lãi suất ở mức 8%/năm, chỉ có 5.000 tỷ lãi suất 8,8% trong ngày 21/8.

Động thái bơm mạnh trên thị trường mở được cho là để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD có nhu cầu, đặc biệt là ngân hàng ACB do nhu cầu rút tiền của người dân tăng do ảnh hưởng của việc ông Nguyễn Đức Kiên, một cổ đông của ngân hàng này bị bắt giữ hôm 20/8.

Tuy nhiên đến ngày hôm qua, theo ông Nguyễn Thanh Toại, phó TGĐ của ngân hàng ACB, nhà băng này đã không còn phải vay tiền trên OMO do thanh khoản đã dồi dào trở lại. Trước đó, trong ngày 21 và 22/8, ACB đã vay tổng cộng 11.000 tỷ đồng trên OMO.

Trong một diễn biến khác, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hôm nay tiếp tục đi xuống, với kỳ hạn qua đêm còn 6,81%, giảm 0,33% so với hôm qua và thấp hơn gần 1% so với mức cao của ngày 22/8. Kỳ hạn 1 tuần nay xuống 7,5%, giảm 0,21% và kỳ hạn 1 tháng giảm nhẹ 0,1% xuống 8,73%.

Thành Hưng

Theo TTVN
 
( Bên lề) Dấu ấn Lý Xuân Hải trong 7 năm trên ghế CEO ACB

(Dân trí) - Ngày 23/8, ngân hàng Á Châu (ACB) ra thông báo TGĐ Lý Xuân Hải đã chính thức từ nhiệm, khép lại mối “lương duyên” kéo dài 15 năm. Trong thời gian này, dấu ấn ông Hải tạo được tại ACB là khá rõ nét.

Được bổ nhiệm vào “ghế nóng” TGĐ của ngân hàng Á Châu khi mới vừa tròn 40 tuổi, con đường doanh nghệ của ông Lý Xuân Hải có thể được xem là khá thuận lợi. Về với ACB năm 1996 với cương vị Phó giám đốc chi nhánh Hải Phòng, chỉ mất 2 năm vị tiến sỹ Toán - Lí đại học Tổng hợp quốc gia Belarus đã được cất nhắc lên vị trí giám đốc chi nhánh.
images773099_onglyxuanhaiht-39d9f.jpg

Ông Lý Xuân Hải

4 năm sau ông được điều động về hội sở giữ chức Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính, một vị trí “nóng” tại bất kỳ ngân hàng nào. Năm 2002, khi thị trường chứng khoán trong nước mới đang thành hình, ông đã được giao trọng trách TGĐ công ty chứng khoán của ngân hàng Á Châu. Đến tháng 6/2005 thì ông đã là TGĐ của ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam tính theo tổng tài sản.

Kể từ đó đến nay, ACB luôn đạt được mức tăng trưởng cao với khả năng sinh lời được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) luôn ở mức trên 30% (ngoại trừ năm 2010 tỷ lệ này là 28,9%). Cá biệt như năm 2007 tỷ lệ này lên tới 53,8% hay năm 2006 là 46,8%. Từ năm 2006 đến 2011, tổng tài sản của ACB cũng tăng gấp hơn 6 lần (từ 44.347 tỷ đồng lên 281.019 tỷ đồng).

Xét trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008 với dư âm kéo dài sang năm 2009, tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều thay đổi từ “nóng” sang “lạnh” bất ngờ, thì đây là những thành công không thể phủ nhận. Ông Lý Xuân Hải với vai trò “người cầm gậy chạy đầu của một cuộc chạy tiếp sức” như ông từng trả lời báo giới, đã có đóng góp lớn.

Là người đứng đầu một ngân hàng lớn, những khác với những người thích đại ngôn, ông Hải khéo léo trong phát ngôn và tiếp xúc báo giới.
Trong một buổi phỏng vấn mới đây, khi phóng viên hỏi bí quyết để giữ hòa khí với các cổ đông sáng lập như Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang hay Nguyễn Đức Kiên, ông Hải đã đáp lại: “Câu hỏi như vậy không đúng rồi. Đúng ra phải hỏi những con người đầy cá tính ấy vì sao lại cho tôi sự may mắn làm người cầm cây gậy chạy đầu trong cuộc chạy đua tiếp sức hôm nay của ACB chứ”.

Hay như trước câu hỏi về vai trò của cá nhân mình trong sự phát triển của ngân hàng, ông cũng chỉ nhận mình là một phần của cỗ máy ấy, một “diễn viên” đã được phân vai trong cả một bộ phim lớn. “Vai trò cá nhân của tôi cũng như của bao con người ACB khác: vai đã được phân và “diễn viên” phải đóng tốt, cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình trong “cỗ máy ACB”.

Khi còn đương nhiệm, vị nguyên TGĐ của ACB này khẳng định bí quyết để chế ngự được lòng tham và sự sợ hãi khi ở trong nghề kinh doanh tiền tệ đó là phải biết sợ, biết tham lam một cách hợp lý. “Để chiến thắng sự sợ hãi phải biết tham lam một các hợp lý, tức luôn giữ sự khách quan, vận dụng trí tuệ trong tiếp nhận và xử lý thông tin để tận dụng các cơ hội thường rất ngắn hạn trong khó khăn”.

Sau khi rời ghế CEO ACB, ông Hải đang đối mặt với một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời khi bị khởi tố với tội danh "Cố ý làm trái....". Những hành vi sai trái, nếu có, sẽ được pháp luật làm rõ và xử lý. Song những dấu ấn mà ông Hải tạo ra trên chiếc ghế "nóng" tại ACB trong 7 năm qua cũng đáng để giới tài chính Việt Nam nhắc tới như một nhà quản lý có tài.

Hoàng Tùng
 
(24-08-12) Thông báo về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu

Thông báo về việc bổ nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu



Ngày 23/8/2012, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc thường trực, giữ chức vụ Tổng giám đốc ACB, sau khi được sự chấp thuận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trước đó cùng ngày, Hội đồng quản trị ACB đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc (và đồng thời từ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng quản trị) của ông Lý Xuân Hải vì lý do cá nhân.

VPHĐQT
http://www.acb.com.vn/bancanbiet/000019D3/
 
cảm ơn bạn thông tin bạn chia sẽ rất hữu ích.. bạn cố gắng phát huy và post nhiều nữa nhá..mình ủng hộ và tks nhiệt tình... chúc bạn và gia đình hạnh púc sức khỏe dồi dạo..
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,412
Thành viên mới nhất
qabootfive88
Back
Bên trên