Vấn đề liên quan đến tính NPV, mong mọi người giúp đỡ.

namhbhvtc

Thành viên tích cực
Các bạn cho mình hỏi, Khi tính NPV của dự án đầu tư, nếu có xuất hiện chi phí lãi vay thì phần chi phí đó có được coi như một dòng tiền thu về của ngân hàng nếu nhìn nhận dự án trên quan điểm của ngân hàng?
Cám ơn tất cả các bạn.
 
Các bạn cho mình hỏi, Khi tính NPV của dự án đầu tư, nếu có xuất hiện chi phí lãi vay thì phần chi phí đó có được coi như một dòng tiền thu về của ngân hàng nếu nhìn nhận dự án trên quan điểm của ngân hàng?
Cám ơn tất cả các bạn.
Không bạn nhé, vì nhìn nhận trên quan điểm của NH thì phải loại đi dòng trả lãi vay và gốc vay:)
 
Không bạn nhé, vì nhìn nhận trên quan điểm của NH thì phải loại đi dòng trả lãi vay và gốc vay:)

Theo như cô giáo mình nói, đối với ngân hàng thì lãi vay là một phần thu nhập từ dự án mang lại nên nó vẫn coi là dòng tiền thuần đối với ngân hàng. Còn đối với doanh nghiệp thì đó là một khoản chi phí, nó được tính là dòng tiền chi ra. vậy nên cùng một dự án thì NPV đối với doanh nghiệp và ngân hàng là khác nhau. Mình học rồi nhưng ko nhớ chắc chắn. :|
 
- Việc đưa ra quyết định một doanh nghiệp nên được tài trợ như thế nào nên được thực hiện độc lập với quyết định chấp nhận hay từ chối một hay nhiều dự án – nguyên lý phân cách. Chi phí trả lãi vay không phải là chi phí hoạt động. Quyết định tài trợ là một sự đánh đổi giữa chi phí sử dụng vốn và rủi ro tài chính.
- Khi một hệ thống chiết khấu được dùng để thẩm định dự án, lãi suất chiết khấu hay chi phí sử dụng vốn đã bao gồm chi phí của các nguồn tiền được dùng tài trợ cho dự án. Như vậy, việc đưa các chi phí lãi vào tính toán dòng tiền sẽ là tính các chi phí đến hai lần. Có thể thấy được điều này trong công thức dưới đây:
- Đới với chủ dự án: ông này quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc+ lãi(nằm ở dòng ngân lưu ra). Vì thế khi phân tích chắc chắn phải đưa chi phí lãi vây vào để mà xem xét tính toán rồi quyết định...
- Đối với bank: ông này khi để đưa ra quyết định cho vay ko hề đơn giản, ngoài xem xét yếu tốn rủi ro, tài sản thế chấp, tính khả thi, quan hệ,....những điều này mình tạm thời gác qua, riêng ông này thì được ưu tiên nhận trước dòng thu từ dự án mà không có nghĩa vụ chia sẻ vởi chủ dự án, do đó chỉ quan tâm đến dòng tiền dự án mang về chỉ cần vừa bằng số tiền cần trả (nợ gốc+ lãi) - đảm bảo nghĩa vụ tài chính, lúc này ngân hàng đã hoàn thành việc của mình, dồn hết mọi rủi ro cho bên vay. Do đó, phần chi phí lãi vay ko được coi là một dòng tiền;

WACC= wDr*D + wtrt

r*D= rD(1-T)

Ta thấy lãi vay đã được tính trong rD . Lãi vay cao hay thấp sẽ tác động đến rD, rD sẽ tác động đến WACC, WACC sẽ làm thayđổi NPV.

NPV = ∑ NCF¬t//(1 + r)t
( t = (0,n) )
WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền)=Tỷ lệ % vốn CSH x Suất sinh lời vốn CSH + Tỷ lệ % vốn vay x Lãi suất vốn vay.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mình học trường Tài chính, hôm nay mình có xem lại vở ghi, cô giáo mình cho ghi rất rõ
TNt-CFt
NPV= Xích ma ----------
(1+r)^t

trong đó TNt-CFt= Khấu hao(t) + Lợi nhuận (t) + Lãi vay vốn cố định.

Các bạn giải thích giúp mình với, mình vẫn loanh quanh chỗ này chưa hiểu rõ.
Cám ơn các bạn.
 
Mình học trường ngân hàng, theo quan điểm của doanh nghiệp khi tính npv chi phí lãi vay không được đưa vào dòng tiền của dự án(mình học tài chính doanh nghiệp), còn mình hỏi bạn mình học tài trợ dự án tính npv theo quan điểm của ngân hàng thì chi phí lãi vay cũng không được đưa vào dòng tiền của dự án. Mà bây giờ nhiều người bảo tính lãi vay vào dòng tiền của dự án, mình thấy phân vân quá, còn sắp thi rồi nữa chứ, biết làm kiểu gì bây giờ.
 
Các bạn cho mình hỏi, Khi tính NPV của dự án đầu tư, nếu có xuất hiện chi phí lãi vay thì phần chi phí đó có được coi như một dòng tiền thu về của ngân hàng nếu nhìn nhận dự án trên quan điểm của ngân hàng?
Cám ơn tất cả các bạn.

Theo quan điểm TIP (quan điểm ngân hàng), dòng tiền tính toán là dòng trước trả gốc và trả lãi, là tất cả những gì mà dự án mang lại, chưa tính đến việc thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Trong xác định lợi nhuận trước thuế trong từng năm của dự án(và sau đó là lợi nhuận sau thuế), chi phí lãi vay được sử dụng như là 1 yếu tố chi phí, được trừ khỏi doanh thu. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, dòng tiền trên quan điểm của ngân hàng là dòng chưa trừ đi lãi vay. Vì vậy dòng tiền của ngân hàng, nếu tính theo phương pháp gián tiếp: lợi nhuận sau thuế + khấu hao + chi phí lãi. 1 điều nữa, theo quan điểm EPV (quan điểm chủ đầu tư), NCFi của dự án là dòng tiền còn lại mà chủ đầu tư sẽ nhận được, nghĩa là phải trừ đi lãi, gốc trả hàng năm. Do đó, NCFi (chủ đầu tư) = NCFi (ngân hàng) - (trả gốc hàng năm + trả lãi hàng năm)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,572
Thành viên mới nhất
8xbet777_bet
Back
Bên trên