Tỷ số nào cho biết DN đầu tư sai mục đích?

tanmafia

Kẻ mà ai cũng biết là ai
Có một người hỏi mình "tỷ số nào cho biết DN đầu tư sai mục đích???". Mình suy nghĩ mãi vẫn thấy không có câu trả lời nào chính xác, bạn nào biết giúp mình với :-/:-/:-/:-/:-/:-/
 
nói chung là vấn đề là ở câu hỏi tào lao, trên đời làm gì có cái gọi là "tỷ số đầu tư sai mục đích"...còn hỏi làm sao để nhận ra doanh nghiệp đầu tư sai mục đích thì còn trả lời được...câu hỏi k lời giải đáp
 
Vậy bạn lý giải thế nào nếu trong trường hợp 1 DN sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng đem lại hiệu quả ? Ở đây, bạn có phân biệt rõ được khái niệm "sai mục đích" và "không hiệu quả" hay ko ???

Mình có VD cho bạn luôn đây: Một DN được ngân hàng phê duyệt vay 1 khoản tín dụng 10 tỷ để đem đi góp vốn liên doanh, liên kết theo mục đích được ghi rõ trong hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, DN lại sử dụng 10 tỷ để đầu tư vào chứng khoán (mua cổ phiếu trên sàn CK chẳng hạn, và tại thời điểm lập BCTC của DN thì giá CP này cũng đang ở mức cao). Mặc khác, các hệ số đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhưng đánh giá khả năng tài chính của DN vẫn đảm bảo ở mức có thể chấp nhận được so với chỉ số bình quân chung của ngành. Vậy theo bạn cần phải phân tích các chỉ số vòng quay gì ở đây để có thể chứng tỏ được đồng vốn vay đã bị đầu tư "sai mục đích" ???

Một vấn đề khác tớ muốn hỏi bạn là: Khi thiết lập công thức và tính toán những hệ số như bạn nói, bạn sẽ lấy số liệu ở đâu ??? Phải chăng là ở 1 bản BCTC đã được "ngụy trang" số liệu ở 1 số khoản mục hết sức khéo léo bằng các bút toán Nợ_Có ??? Và sau đó, không quan tâm tìm hiểu đến nội dung của nó được thể hiện qua các chứng từ kế toán gốc, bạn lại lấy chính những số liệu đã được "ngụy trang để che giấu nội dung thực sự của nó" này để tính hệ số và phân tích nó ??? Bạn ko cảm thấy có gì ko ổn ở đây à ???

Ở Comment phía trên bạn có nói 1 câu " các hệ số này có mức độ tin cập cao hơn khi BCTC tuân thủ một cách chuẩn mực các tiêu chuẩn kế toán". Mình cũng đã nói rồi, nếu 1 DN tuân thủ 1 cách nghiêm túc các chuẩn mực và chế độ kế toán thì BCTC của họ sẽ không tồn tại các sai phạm trọng yếu nữa. Vậy thì việc phân tích các hệ số như bạn nói nó sẽ đáng tin cậy. Tuy nhiên lật ngược lại vấn đề, nếu BCTC còn tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu mà ko được phát hiện ra, các hệ số phân tích cũng sẽ ko còn đáng tin cậy. Vậy thì khi đó hệ số đó có phản ánh được nội dung và bản chất của các khoản mục trên BCTC hay ko ???

Có lẽ mình đã hiểu 1 chút về ý mà bạn đang nói. Nhưng mình nghĩ có lẽ bạn đang nói đến vấn đề "cơ cấu vốn chưa hợp lý" hơn là vấn đề "1 khoản đầu tư sai mục đích". VD như 1 DN sản xuất sử dụng đồng vốn của mình để đầu tư quá nhiều vào TSDH nhưng lại chưa chú trọng nhiều đến TSNH, nhất là khoản mục HTK khiến cho việc TSDN có giá trị quá lớn nhưng TSNH lại chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đặc điểm chung của các DNSX thường chú trọng đến TSNH hơn TSDN. Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa cơ cấu TSNH/Tổng TS của DN này với cơ cấu chung của toàn ngành => Theo ý bạn thì DN này đã sử dụng vốn "sai mục đích". Nhưng có lẽ cái "sai mục đích" thiên về "tính hiệu quả" và "cơ cấu hợp lý" hơn là bản chất và nội dung của các nghiệp vụ cụ thể_ điều mà topic này đang nói tới.

Xin lỗi nhưng hình như bạn không get through hết những gì mình nói :)
Mình muốn confirm lại một điều rằng mọi thứ đi lệch đi so với tiên định của mình thì đều được gọi là rủi ro phải không bạn ??, bất kể là nó có thể đang đi theo hướng tích cực so với cái mục tiêu mình đưa ra và mình hoàn toàn có thể cho rằng nó là hên xui phải không ??. Ok với ví dụ bạn cho rằng NH cho bạn vay 10 tỷ cho dự án đầu tư xây dựng chẳng hạn, thế mà bạn lại đưa một nửa số ấy vào equity, NH vô tình kiểm tra việc giải ngân của bạn, họ có đồng ý giải ngân tiếp không ?? vì cái đó quá risky cho đồng vốn của họ!. Theo quan điểm của mình đó là "sai mục đích"
Còn cái chuyện họ giấu nghiệp vụ, khoản mục thì chắc chắn chúng ta phải nhờ đến các anh kiểm toán vào cuộc chứ, xin họ một cái báo cáo kiểm toán đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nếu bạn là một chuyên gia trong phân tích báo cáo, bạn có lẽ sẽ bắt bài dc vấn đề, nó tùy thuộc một phần ở bạn.
Họ có nhiều cách ghi chép cho cùng một nghiệp vụ nhưng không phải là họ làm sai nhưng để cho những việc so sánh giữa các BCTC của các công ty, bạn phải đồng nhất tiêu chuẩn kế toán cho các bản BCTC đó để việc so sánh có giá trị hơn. Ví dụ : việc ghi chép giá trị hàng tồn kho giữa GAAP va IFRS là khác nhau :)
 
Xin lỗi nhưng hình như bạn không get through hết những gì mình nói
Mình muốn confirm lại một điều rằng mọi thứ đi lệch đi so với tiên định của mình thì đều được gọi là rủi ro phải không bạn ??, bất kể là nó có thể đang đi theo hướng tích cực so với cái mục tiêu mình đưa ra và mình hoàn toàn có thể cho rằng nó là hên xui phải không ??. Ok với ví dụ bạn cho rằng NH cho bạn vay 10 tỷ cho dự án đầu tư xây dựng chẳng hạn, thế mà bạn lại đưa một nửa số ấy vào equity, NH vô tình kiểm tra việc giải ngân của bạn, họ có đồng ý giải ngân tiếp không ?? vì cái đó quá risky cho đồng vốn của họ!. Theo quan điểm của mình đó là "sai mục đích"
Còn cái chuyện họ giấu nghiệp vụ, khoản mục thì chắc chắn chúng ta phải nhờ đến các anh kiểm toán vào cuộc chứ, xin họ một cái báo cáo kiểm toán đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nếu bạn là một chuyên gia trong phân tích báo cáo, bạn có lẽ sẽ bắt bài dc vấn đề, nó tùy thuộc một phần ở bạn.
Họ có nhiều cách ghi chép cho cùng một nghiệp vụ nhưng không phải là họ làm sai nhưng để cho những việc so sánh giữa các BCTC của các công ty, bạn phải đồng nhất tiêu chuẩn kế toán cho các bản BCTC đó để việc so sánh có giá trị hơn. Ví dụ : việc ghi chép giá trị hàng tồn kho giữa GAAP va IFRS là khác nhau



Ok với ví dụ bạn cho rằng NH cho bạn vay 10 tỷ cho dự án đầu tư xây dựng chẳng hạn, thế mà bạn lại đưa một nửa số ấy vào equity, NH vô tình kiểm tra việc giải ngân của bạn, họ có đồng ý giải ngân tiếp không ?? vì cái đó quá risky cho đồng vốn của họ!. Theo quan điểm của mình đó là "sai mục đích"

Đương nhiên trong quá trình thực hiện dự án, NH phải tiến hành theo dõi xem đồng vốn của mình có dùng đúng với mục đích được DN đăng kí ko. Nếu sai, NH sẽ dừng giải ngân ngay lập tức. Tuy nhiên việc theo dõi đồng vốn này sẽ được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau như kiểm tra các chứng từ kế toán gốc, cửa cán bộ xuống tận nơi để thực sát, vv và vv. Nhưng việc sử dụng vốn sai mục đích ở đây, NH đâu phải dùng hệ số phân tích để đánh giá và tìm ra nội dung đầu tư sai phạm như bạn nói.

Bạn nên đọc kĩ những gì mà tớ viết ra. Và đương nhiên là tớ cũng KHẲNG ĐỊNH RẰNG ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY TỚ HIỂU NHỮNG GÌ MÀ BẠN VIẾT RA. Tuy nhiên, tớ cũng lại KHẲNG ĐỊNH thêm 1 lần nữa rằng, có lẽ bạn đang đi quá xa bản chất của vấn đề đó.

:)) :)) đọc những dòng của bạn, tớ thấy hết sức là thú vị. Bởi vì bạn suy nghĩ rất chi là "sách vở". Tớ sẽ ko tranh cãi vấn đề này nữa. Và tựu chung lại thì ý kiến của tớ cũng giống như phần đông các bạn đã cmt ở topic này. Nhưng dù sao thì tớ cũng xin khẳng định lại với bạn rằng nếu chỉ dựa vào những chỉ số và sự lập luận hết sức máy móc và "sách vở" của bạn thì hiệu quả đạt được sẽ ko được cao đâu. 1 lời khuyên cuối cùng: Bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm trong việc phân tích tài chính để hỏi.

Chúc bạn 1 buổi tối vui vẻ. Nếu có gì muốn thảo luận, xin vui lòng gửi sms vào inbox trên 4room cho tớ.
 
các bạn lại phức tạp hóa vấn đề quá rồi,chủ thớt chỉ hỏi ty số nào tức là lượng hóa được qua các số liệu bảng cđkt theo mình nghĩ chỉ là cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào tài sản để đánh giá doanh nghiệp có cân đối về tài chính không,trường hợp DN đi vay ngắn hạn lại đầu tư vào tài sản dài hạn thể hiện qua một số chỉ số phân tích tcdn đã đánh giá tình hình tài chính không lành mạnh buộc ngân hàng phải tăng giám sát kiểm tra.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,551
Thành viên mới nhất
clintblackmerch
Back
Bên trên