Trường hợp Tranh chấp do trị giá bảo hiểm nhỏ hơn 110% trị giá hóa đơn

panda26288

Thành viên
Tình hình là em có tình huống này, mong các Ubers quan tâm và hướng dẫn cho em cách giải quyết tranh chấp như sau:

Mt công ty Nam Định nhp khu bông si ca mt công ty Mêhicô để xuất sang Nht Bn. Phương thc thanh toán: L/C chuyn nhượng tuân thUCP 600. L/C chuyn nhượng yêu cu xut trình: hp đồng bo him lp theo lnh, ký hu để trng, điu kin bo him mi ri ro, trgiá bo him là 110% trgiá hoá đơn, tính bằng USD.Trgiá lô hàng là 340.000USD (đơn giá là 68USD/kg) Ngân hàng m: Ngân hàng Fuji Bank . Ngân hàng chuyn nhượng: Ngân hàng Vietcombank Hà ni, theo chthca công ty Nam Định chuyn nhượng cho công ty Mêhicô hưởng mt phn stin ca L/C gc là 250.000 (đơn giá là 45USD/kg).

Bchng từ đòi tin ca công ty Mêhicô xut trình bao gm hoá đơn trgiá 250.000USD và bo him đơn ghi stin bo him 250.000 x 110% = 275.000USD. Sau khi kim tra chng t, Vietcombank thy hp lvà thanh toán cho công ty Mêhicô. Công ty Nam Định tiến hành thay thế hoá đơn và gi đến Fuji Bank để đòi tin. Hoá đơn mi có trgiá 340.000USD. Bchng tca công ty Nam Định đã bt
chi vi lý do: trgiá bo him 275.000 nhhơn 110% trgiá hoá đơn (110% x 340.000 = 374.000USD). Tranh chp đã xy ra.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đây là một trường hợp cũng liên quan đến giá trị bảo hiểm em sưu tầm được, mong là nó sẽ có ích với chị :)

Hỏi :
Công ty Chiến Thắng (Việt Nam) nhập khẩu 20 xe hơi nhãn hiệu Toyota từ Nhật Bản nhưng phải qua Công ty X từ Hàn Quốc làm trung gian thanh toán bằng Transferable L/C mở tại VCB cho công ty X hưởng. Công ty X chuyển nhượng Thư tín dụng đó cho công ty Toyota Nhật Bản.

Nội dung chủ yếu của Transferable L/C do VCB phát hành như sau:
• Loại thư Tín dụng: Transferable L/C
• Thời hạn hiệu lực L/C: hết hạn 45 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C
• Thời hạn xuất trình chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C
• Người thụ hưởng: Company X Korea
• Thông báo và chuyển nhượng qua Koreabank, Pusan
• Số tiền: 600.000USD
• Số lượng: 20 chiếc xe Toyota Camry
• Đơn giá: USD 30.000/chiếc CIF cảng Hải Phòng
• Chứng từ yêu cầu:
– Hoá đơn thương mại: 2 bản gốc, 2 bản sao
– Một bộ vận đơn gốc đường biển đã xếp hàng, theo lệnh của VCB, ký hậu để trống, ghi chú cước phí đã trả, thông báo cho công ty Chiến Thắng Việt Nam.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể chuyển nhượng, ký hậu để trống
– Các giấy tờ khác v.v

Hỏi Koreabank sẽ lập Thư tín dụng chuyển nhượng cho công ty Toyota hưởng theo lệnh của Công ty X với những nội dung điều chỉnh như thế nào?
Giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi như thế nào mới được VCB chấp nhận nếu Thư tín dụng không quy định tỷ lệ bảo hiểm?

Đáp:
Theo Điều 38 (g) UCP 600, LC chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của LC, ngoại trừ:

- Số tiền LC
- Đơn giá nêu trong LC
- Ngày chấm dứt hiệu lực
- Thời hạn xuất trình
- Thời hạn giao hàng chậm nhất

Tất cả các điều kiện và điều khoản trên có thể điều chỉnh giảm xuống hoặc rút ngắn, ví dụ: số tiền LC giảm xuống còn USD500.000; đơn giá giảm xuống còn USD25.000/chiếc; ngày chấm dứt hiệu lực còn 15 ngày sau ngày giao hàng chậm nhất; thời hạn xuất trình còn 7 ngày sau ngày giao hàng…

Tỷ lệ bảo hiểm có thể tăng để phù hợp với số tiền bảo hiểm theo yêu cầu của LC gốc. Nếu chứng từ bảo hiểm được yêu cầu theo LC gốc không quy định tỷ lệ bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm được hiểu là bằng 110% giá trị hàng hóa theo điều kiện CIF. Nếu LC có giá trị USD600.000 thì tổng giá trị bảo hiểm sẽ là USD660.000 (= 600.000 * 110% + 600.000). Nếu bạn chuyển nhượng LC với số tiền USD500.000, thì bạn cần xác định tỷ lệ. Chia USD660.000 cho USD500.000 bạn có tỷ lệ là 132%. Như vậy, LC được chuyển nhượng có thể yêu cầu chứng từ bảo hiểm như sau: Insurance policy/Certificate in assignable and endorsed in blank for 132% of invoice value covering “all risks”…

Hỏi:
1. Trong trường hợp này X chỉ là trung gian thanh toàn, như vậy X không kí kết hợp đồng mua hàng thay cho bên Việt Nam với bên Nhật có phải không ? Nếu đúng thì tại sao có sự chênh lệch giá trị hóa đơn và hối phiếu giữa hai L/C? ( nếu X là trung gian thanh toán nó sẽ nhận được phí trung gian riêng, vậy nên không co chênh lệch giá ở đây, không biết có đúng không ?)
2. Chú có thể phân biệt giúp cháu trong trường hợp này thì trung gian thanh toán khác trung gian XNK như thế nào không ạ?
3. Vậy giấy chứng nhận bảo hiểm do bên nào cung cấp?

Đáp:
1. Trong giao dịch LC chuyển nhượng, Công ty X là người thụ hưởng thứ nhất (nhà buôn trung gian) chuyển nhượng LC cho người thụ hưởng thứ hai là Công ty Toyota. Giữa Công ty X và Công ty Chiến Thắng có ký một hợp đồng mua bán với điều kiện thanh toán là bằng LC cho phép chuyển nhượng. Công ty Chiến Thắng có thể không biết Công ty Toyota là người bán và bán với giá bao nhiêu. Đây chính là kẻ hở để những nhà buôn trung gian "tay không bắt giặc" kiếm lợi.
Nếu Công ty Chiến thắng biết Công ty Toyata là nhà cung cấp thì cần gì phải nhập khẩu qua Công ty X của Hàn Quốc.
2. Khi nghe đề cập đến cụm từ trung gian XNK, tôi liên tưởng đến các giao dịch ủy thác XNK. Ủy thác nhập khẩu thường phát sinh khi một bên không được phép nhập khẩu trực tiếp phải ủy thác cho một bên được phép thay mình thực hiện giao dịch nhập khẩu. Trong các giao dịch này, bên mua (bên ủy thác) có thể biết và trực tiếp ký hợp đồng với người bán, do vậy, có thể biết giá cả hàng hóa. Bên ủy thác chuyển tiền cho bên được ủy thác để thanh toán tiền hàng cho nước ngoài khi đến hạn thanh toán; bên ủy thác sẽ trả phí ủy thác nhập khẩu cho bên được ủy thác theo thỏa thuận. Phí ủy thác nhập khẩu thường không lớn, chỉ vào khoảng 2% giá trị hợp đồng nhập khẩu.
3. Nếu LC được chuyển nhượng có yêu cầu bảo hiểm thì người thụ hưởng thứ hai sẽ phải xuất trình chứng từ bảo hiểm (dĩ nhiên, do công ty bảo hiểm cấp) với phí do người mua bảo hiểm chịu, tức là người thụ hưởng thứ hai.

Hỏi:
Vậy ở đây sẽ có 2 bộ chứng từ xuất trình khác nhau phải không
Một bộ do bên NB cấp cho NH thông báo của X gồm hoá đơn, hối phiếu và giấy chứng nhận bảo hiểm
Một bộ là bên X cấp cho bên VN với hoá đơn hối phiếu có giá trị lớn hơn hoá đơn vầ hối phiếu ban đầu, còn giấy chứng nhận bảo hiểm thì sao , bên X có cấp giấy CNBH mới không hay vẫn sử dụng giấy CNBH cũ do bên NB cấp để gửi cho bên Vn?
Nếu sử dụng giấy CNBH cũ kia thì giá trị là 132%hoá đơn , nhưng hoá đơn ở đây đã thay đổi rồi thì làm sao ?
Nếu không sử dụng giấy CNBH cũ mà lập giấy CNBH mới thì qui định như thế nào . Phân chia rủi ro thế nào ?

Đáp
Chỉ có 1 bộ chứng từ xuất trình bởi người thụ hưởng thứ hai. Người thụ hưởng thứ nhất chỉ thay thế hóa đơn và hối phiếu (nếu có).
Bộ chứng từ do người thụ hưởng thứ nhất xuất trình bao gồm cả chứng từ bảo hiểm với tổng số tiền bảo hiểm tăng theo yêu cầu.
Chứng từ bảo hiểm này không nêu hóa đơn và giá trị hóa đon mà chỉ nêu giá trị bảo hiểm là USD660.0000 (được hiểu ngầm là bằng 132% của USD500.000 - giá trị hóa đơn của người thụ hưởng thứ nhất).
Bảo hiểm được ký hậu để trống nên người cầm bảo hiểm trung thực sẽ là người hưởng lợi bảo hiểm khi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa.
Với những người ít có cơ hội tiếp xúc hoặc chưa trực tiếp thực hiện chuyển nhượng LC, việc hiểu rõ cách thức LC chuyển nhượng LC đúng là có phần không dễ dàng.

Anh, chị nào biết giải quyết trường hợp trên thì chỉ giáo với ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Chị cảm ơn em nhiều lắm. Chị đang xem tình huống trên.
Chị học môn TTQT í mà, thấy môn này hay, nhưng mí cái tình huống này cứ khoai khoai thế nào í, chị biết là áp dụng điều 28UCP nhưng về cụ thể thì chịu, giải thích cứ ngắc ngứ :(
 
Chị cảm ơn em nhiều lắm. Chị đang xem tình huống trên.
Chị học môn TTQT í mà, thấy môn này hay, nhưng mí cái tình huống này cứ khoai khoai thế nào í, chị biết là áp dụng điều 28UCP nhưng về cụ thể thì chịu, giải thích cứ ngắc ngứ :(
Cái này, theo ý kiến của em (em cũng đi học thôi ạ) thì điều 28UCP600 quy định là : nếu thư tín dụng không có quy định gì khác thì phải mua bảo hiểm tối thiểu là 110% giá CIF hoặc CIP của giao dịch, nên sẽ có 2 cách để tránh rủi ro không thanh toán là:
- Thỏa thuận giữa người hưởng lợi 1 và 2, theo đó, người hưởng lợi 1 sẽ yêu cầu người hưởng lợi 2 mua bảo hiểm lớn hơn 110% hóa đơn 2, sao cho giá trị này bằng 110% hóa đơn 1, phần chênh lệch, người bảo hiểm 1 sẽ chịu chi phí cho người bảo hiểm 2.
- Người bảo hiểm 1 mua riêng phần chênh này, và xuất trình cùng với đơn/ hợp đồng bảo hiểm của người hưởng lợi 2, miễn sao 2 đơn bảo hiểm có tổng giá trị bằng 110% hóa đơn 1 ạ
Em chỉ nghĩ thế thôi! Có gì mong chị góp ý ạ:)
 
Các anh chị ơi, có ai biêt các thông tư,quy định hay hướng dẫn hạch toán của nhân viên kế toán NH k ah. Nếu có thì post úp đường link hay tên thông tư, hay nội dung lên hộ e với nhé. Cảm ơn anh chị rất nhìu ^^'
 
em bổ sung thêm. vì sao lại được bảo hiểm lên đến 110% giá trị hàng hóa?
người nhập khẩu lý giải như sau: nếu nhận được hàng theo hợp đồng thì hàng hóa đó bán trên thị trường sẽ mang lại lợi nhuận cho người nhập khẩu. như vậy bảo hiểm không những phải bảo hiểm cho hàng hóa mà còn phải bảo hiểm cho lợi nhuận dự kiến trong tương lai. Và quy định ở đây là 110% = 100% bảo hiểm hàng hóa+10% bảo hiểm lợi nhuận.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,446
Thành viên mới nhất
leeyuutyio46
Back
Bên trên