Thẩm định khách hàng mới hoạt động

iceman

Verified Banker
Hi các ACE trên UB!
Hum nay mình mới nhận được hồ sơ của một khách hàng xin vay. Hồ sơ xin vay là 1 Cty CP mới thành lập. Lĩnh vực hoạt động là xây dựng và san lắp mặt bằng. Cty có 3 thành viên góp vốn, thành viên góp vốn nhiều nhất là ông P (chiếm 65%) cũng đồng thời là chủ 1 DNTN X kinh doanh cùng ngành nghề đã hoạt động hơn 12 năm, hiện đang vay bên NH A. TSTC thì tạm đủ nhưng địa điểm kinh doanh thì thuê lại của 1 người khác (người đó đang thuê của chủ đất nhưng làm ăn ko hiệu quả nên nhượng mặt bằng lại). Tại cơ sở đó chỉ là bãi đất trống, chưa có hoạt động gì hết (k/h nói là Cty chưa hoạt động), xe KOBE và máy ủi lại xài của DNTN X. Ngoài ra, 2 thành viên còn lại góp vốn vào Cty CP đó: 1 người là CB một cty nhà nước, một người là chủ nhà hàng, hem biết gì về XD hết.
Xin nhờ các bạn đóng góp ý kiến dùm mình, thanks trước nhiều lắm!!
 
Nếu doanh nghiệp mới thành lập nhưng có phương án sản xuất kinh doanh tốt và có tiềm năng thì vẫn cho vay được nhưng phải kiểm soát kỹ dòng tiền, nhưng ít ra thì công ty cũng phải thể hiện là đang hoạt động chứ chưa có biểu hiện hoạt động gì mà chỉ nói miệng thì chẳng có gì đảm bảo được cả. Địa điểm kinh doanh thì không cần bận tâm nhiều.

Tuy nhiên theo bạn mô tả khách hàng thì nhìn chung là rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích là khá cao. Khách hàng cùng 1 lúc điều hành 2 doanh nghiệp trong cùng 1 ngành thì có khả năng doanh nghiệp kia đang bị nợ quá hạn hoặc khó khăn trong việc trả nợ nên thành lập công ty mới để vay đảo nợ cho bên kia và thực hiện các giao dịch vốn giữa 2 bên để lách thuế. Bạn nên tìm hiểu kỹ khoản vay của khách hàng ở NH A.

Chuyện đăng ký kinh doanh thì nhờ người thân đứng tên dùm 1 phần vốn cho đủ hình thức cũng thường gặp để lách loại hình doanh nghiệp thôi. Nếu giả sử KH đang bị nợ quá hạn đối với khoản vay của DNTN thì khi xử lý phát mãi tài sản là các tài sản của chủ doanh nghiệp mặc dù không thế chấp ngân hàng nhưng vẫn bị xử lý theo. Nếu khách hàng chuyển qua hình thức vay bằng công ty TNHH hoặc CP thì chỉ chịu trách nhiệm trên phần tài sản thế chấp ngân hàng. --> Vấn đề này bạn cần lưu ý.
 
trường hợp này mình nghĩ là k nên cho vay....theo mình bên DNTN không thể vay thêm NH nữa thì mới đến vay NH bạn. TH này rủi ro rất nhiều.
Đối với DN mới thành lập, đặc biệt là DN xây dựng thường gặp nhiều khó khăn, phải ký B' mới có được doanh thu, trường hợp này chỉ cho vay khi CÓ HỢP ĐỒNG.
 
Trường hợp này nên từ chối bạn ạ, khách hàng rủi ro quá:
- Mới thành lập, chưa đi vào hoạt động => ko biết KH có năng lực, kinh nghiệm ko
- KH lại kinh doanh cùng lĩnh vực với 1 cty khác => hơi vô lý khi phải thành lập công ty mới để vay.
Bạn có thể gợi ý KH vay dưới tên cty hoạt động dc 12 năm rồi, lấy lý do là công ty kia mới thành lập, ko làm được, làm cty này sẽ dễ dàng hơn. Để xem KH cung cấp hồ sơ coi, khéo lại vay đảo nợ thì... T__T
 
Quy chế cho vay bên NH mình quy định rõ "Khách hàng phải có hoạt động kinh doanh từ 2 năm trở lên..."
Mới thành lập coi như tạch từ vòng gửi xe rồi và đối với bản thân mình mà nói, khách hàng mới thành lập thì mình chỉ làm cho những người quen. Vậy cho chắc ăn chứ nhiều công ty ma dựng lên, vay vốn rồi sau khi vay nó bỏ chạy đâu mất thì...
 
Việc cho vay 1 công ty mới thành lập thì phải thẩm định trình độ, kinh nghiệm của các thành viên trong công ty. Theo như bạn nói thì chỉ có 1 thành viên Công ty đồng thời là giám đốc DNTN hoạt động 12 năm là người có trình độ và thâm niên. Vậy thì phải tìm hiểu rõ việc kinh doanh, khả năng điều hành của DNTN 12 năm kia. Đồng thời phải tìm hiểu thực chất của việc 3 thành viên cùng nhau góp vốn thành lập Công ty.
Mình chưa dám khẳng định là Cho vay hay không cho vay?
Nếu bạn theo quan điểm bảo thủ và chặt chẽ, an toàn và ngại khó thì nên từ chối cho vay cho nhanh để đỡ vất.:-/
 
Nếu 2 TV góp vốn cùng lĩnh vực thì dễ, vì cùng chung sức làm ăn.

Còn chỉ có 1TV là có kinh nghiệm, 2 người kia góp cho vui: trong tình hình kinh tế đang khó khăn như hiện nay, làm một mình còn khó, huống gì phải làm rồi chia sẻ lợi nhuận cho 2 người kia? trong khi 2 người kia không làm gì cả.

Bạn cứ suy nghĩ như vậy đi.

Còn DNTN là 1 pháp nhân, chịu trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm của DNTN còn cao hơn Cty CP và Cty TNHH nữa đó. Do đó cần xem lại TH này cho kỹ tránh rủi ro.
 
Thời buổi khó khăn như này đến những cty thành lập lâu năm trong cùng ngành như trên còn khó làm ăn, huống chi cty này lại mới thành lập, cơ sở còn chưa có, mặt bằng trống không.
Phần lớn các cty xây lắp giờ vốn đang khó mà GĐ lại muốn thành lập thêm 1 cty cùng ngành nghề. Thành lập mới và dám vay NH ngay thì chắc rằng phương án của cty này phải khả quan lắm nhỉ? :)
Chung quy là rủi ro cao lắm bạn à, nhưng mà cứ tìm hiểu dần dần cũng tốt đấy :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên