Tại Sao Lạm Phát Tăng Thì Thất Nghiệp Giảm

phamcongtam

Thành viên tích cực
Cho mình hỏi đi các bạn,mình càng đọc càng không hiểu tại sao "Lạm Phát Tăng Thì Thất Nghiệp Lại Giảm ?".Một nước muốn đánh đổi một tỉ lệ lạm phát thấp thì phải chịu một tỉ lệ thất nghiệp cao và ngược lại.Mình cũng có nghiên cứu Biểu Đồ Philip nhưng không hiểu hic.À các bạn cho mình hỏi lun nha."Bao Cấp Qua Giá Là Gì ?".
 
Hì , sao lại là " Lạm phát tăng thì thất nghiệp giảm " , bạn cho mình các điều kiện giả định cũng như các cơ sở của nó đi . Ví dụ như Lạm phát tăng => giá cả tăng => Nhu cầu giảm => Sản xuất giảm => Nhu cầu lao động giảm=> Thất nghiệp tăng .
 
Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội?


Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tùy theo mức độ của nó.

Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.


Lạm phát có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế xã hội

Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những ngươi có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại.
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 3%, tỷ lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ thấp.

Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm

Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Các tác động khác

Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả năng thanh toán, lam phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí. Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát.

Theo PGS-TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng, Gs-TS. Dương Thị Bình Minh, Ths. Phạm Văn Hiếu, Ths. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Bùi Thị Mai Hoài, TS. Diệp Gia Luật. 2008. Nhập môn tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Hà Nội.

Nguồn:http://www.nghiencuukinhtehoc.com/2011/07/lam-phat-co-anh-huong-nhu-nao.html
 
Cái này đơn giản thôi.
Chúng ta phải đi từ nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Đó là là do cung tiền lớn (tiết kiện của người dân, do chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ,...), điều này dẫn đến lãi suất cho vay thấp làm cho các DN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay. Nhờ vay được vốn nên DN có thể mở rộng đầu tư, quy mô sản xuất (hay nói cách khác Tiết kiệm đã biến thành Đầu tư)=> tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Nếu phân tích tiếp quá trình này, bạn sẽ thấy: do mở rộng đầu tư, tăng cường sản xuất, thuê nhiều nhân công nên DN sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa hơn. Việc sản xuất này đến một lúc nào đó sẽ vượt quá nhu cầu của nền kinh tế=> dẫn đến việc DN k tiêu thụ được hàng hóa=> giống với cuộc khủng hoảng thừa của TG 1929-1933, đây chính là nguyên nhân dẫn đến Suy thoái kinh tế và giảm phát.
Như vậy, chu kỳ của một nền kinh tế cũng chỉ là một cái vòng luẩn quẩn Tăng trưởng kt-> Lạm phát-> Suy thoái kt-> Giảm phát, rồi lại Tăng trưởng:)
 
Hì, mình nhớ bài này mình cũng từng giải thích trên lớp khi cô và các bạn tranh luận nhau. Bạn không hiểu được đường Philip vì bạn đang hiểu nhầm vấn đề như thế này.
Đề bài nói rằng làm phát tăng, chứ không phải tăng quá mức. Bạn hãy thử vẽ một đường parabol quay xuống và nhìn theo nó nhé. Theo như chúng ta biết thì mỗi quốc gia sẽ có 1 con số lạm phát nhất định trong giới hạn chịu được của nền kinh tế quốc gia đó. Giả sử thường là ở mức 1 con số. Khi lên 2 con số là quốc gia đó ko chịu đc. Như vậy đỉnh parabol sẽ là vị trí 9,9. Khi lạm phát tăng từ 1->9,9 thì nền kinh tế nước đó sẽ tăng trưởng ( vì vậy mỗi quốc gia luôn chấp nhận đánh đổi, bạn có thể đọc cái này ở phần LẠM PHÁT-TĂNG TRƯỞNG)Và vì tăng trưởng nên sẽ có nhiều công việc cho người lao đông ---> thất nghiệp giảm.
Còn theo như suy nghĩ của bạn thì bạn đang hiểu vấn đề theo nửa đi xuống của parabol, khi đó lạm phát ko tăng bạn ạ. Khi đó nó sẽ giảm, vì lúc lạm phát vượt tới đỉnh parabol thì nhà lãnh đạo quốc gia sẽ đưa ra các chính sách để kiềm chế nó lại như thắt chặt tiền tệ...vì vậy lạm phát nó sẽ giảm.
Mong rằng có thể giúp bạn hiểu chút chút chuyện này. Lúc học thì hầu như ai cũng nhầm chỗ này xíu xíu. Chúc bạn ngày vui. ^^!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn Tiểu Kem.Cách giải thích của bạn dễ hiểu quá.^^..Giờ mình hểu rồi.Cái này là mình đăng hồi năm 2..học kỳ 1 khi mình học Tài Chính-Tiền Tệ..Giờ mình năm 3 rồi học kỳ 1
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,496
Thành viên mới nhất
betat
Back
Bên trên