HOT [TÀI LIỆU HAY] BẢO LÃNH LÀ GÌ?

acidamin

Admin
22297


Hi các bạn,
Thời gian qua, rất nhiều thành viên yêu cầu BQT Diễn đàn cung cấp các kiến thức cơ bản về Nghiệp vụ Ngân hàng, đặc biệt các nghiệp vụ của Chuyên viên Quan hệ Khách hàng.
Với mong muốn cung cấp và chia sẻ các thông tin mang tính chất CƠ BẢN, ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU.
Ban Quản Trị tiến hành thực hiện chia sẻ lần lượt các Tài liệu bổ ích, đặc biệt hiệu quả với những thành viên chưa có kiến thức hoặc cần tổng hợp các kiến thức cơ bản.
1 trong những kiến thức cơ bản mà bất kỳ 1 CV.QHKH cần nắm được, đó chính là KHÁI NIỆM BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.

VẬY BẢO LÃNH NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

1/ Văn bản pháp luật điều chỉnh hiện tại

Hiện tại, Pháp luật Việt Nam đang áp dụng "Thông tư 07/2015 Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng" - Đây chính là VB cao nhất và đang có hiệu lực, điều chỉnh trực tiếp hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng.
Tham khảo VB tại: Thông tư 07/2015

2/ Nguyên nhân hình thành Bảo lãnh
=> Tại sao lại có Bảo lãnh?


Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN VÀ BÊN MUA.
Mối quan hệ trên vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.

Với bên bán, họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua, vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán => Dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.
Với bên mua, vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), nhưng người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng => Dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.

Thêm nữa, sau khi nhận hàng, Sp phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.

1 điều quan trọng nữa, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng, được hiểu, Nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.

Như vậy, mỗi chủ thể đều thể hiện sự Lo lắng, Không Tin tưởng đối tác của mình, lo ngại rủi ro bị chiếm dụng vốn hay chiếm đoạt tài sản, nhất là trong các giao dịch ban đầu khi 2 bên đều là đối tác mới, chưa hiểu nhau, không phải là các đối tác truyền thống

Ai cũng muốn đảm bảo Quyền lợi của mình, ai cũng muốn đảm bảo và rào chắn rủi ro cho mình, ai cũng muốn mình An toàn và Có lợi, chính vì vậy, hình thành 1 bên thứ 3 với vai trò mà tôi vẫn thường nói vui là BẢO KÊ, và bảo kê cũng chính là khái niệm cơ bản, đơn giản nhất của thuật ngữ Bảo lãnh Ngân hàng.
Qua đó, được hiểu 1 trong 2 bên phải có 1 đơn vị Bảo lãnh đứng sau lưng, với vai trò nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đơn vị Bảo lãnh sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại.

Và tổng quan nhất, khái niệm Bảo lãnh được hình thành từ sự LO LẮNG, SỢ HÃI VÀ KHÔNG TIN TƯỞNG NHAU
Lo lắng, Sợ hãi, Thiếu Tin tưởng chính là mấu chốt cho sự ra đời của Bảo lãnh!

3/ Đối tượng tham gia Bảo lãnh
- Thứ 1: Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng

- Thứ 2: Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là KH của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả (gọi chung là KH nhé)

- Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH (gọi chung là Đối tác nhé)

4/ Quy trình phát hành
Trải qua 6 bước gồm:
• B1: KH Ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng

• B2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.
Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ mục đích
- Hồ sơ tài chính kinh doanh
- Hồ sơ TSBĐ

• B3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh
Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại HĐ độc lập với HĐ kinh tế giữa KH và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa NH và KH. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của NH cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSBĐ..

• B4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhân nợ..
=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh)
Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

• B5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

• B6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, NH tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo LS nợ quá hạn của bên được BL. NH áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSBĐ, trích TK của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

5/ Phân loại
Có nhiều cách thức phân loại
- Phân loại theo đối tượng bảo lãnh: sẽ có BL trong nước và BL ngoài nước
- Phân loại theo hình thức sử dụng: Bảo lãnh vô điều kiện và BL có điều kiện
- Phân loại theo phương thức phát hành BL: BL trực tiếp và BL gián tiếp
- Phân loại theo mục đích: BL dự thầu => BL thực hiện Hợp đồng => BL tạm ứng => BL Thanh toán => BL bảo hành

-----------
Như vậy, Tôi đã chia sẻ đến các thành viên các kiến thức CƠ BẢN NHẤT.
Để tìm hiểu chi tiết, các bạn đọc THẬT KỸ trong tài liệu tại File đính kèm.
Đây là 1 trong những Tài liệu rất hay, DỄ ĐỌC mà tôi tìm hiểu được :)


Like cho tôi nếu bài viết có giá trị nhé :)

Pass mở file: ub.edu.vn

------------------------------------
BQT Diễn đàn U&Bank xin thông báo Khai giảng Khóa học Phân tích Báo cáo Tài chính (dưới góc nhìn Phân tích của Bankers).

Chương trình đi sâu phân tích Hồ sơ Thực tế của các Doanh nghiêp dựa trên 06 ngành nghề đặc thù: Bán lẻ; Vận tải; Da giày; Bất động sản; Xây lắp; Y tế.

Chi tiết chương trình, vui lòng tham khảo tại: Banking Workshop Lv2 – Phân tích Báo cáo Tài chính

☎ Hotline: 097.5151.777

UB Academy xin thông báo.

ADs-Khóa-học-BCTC-v.2-KHUNG-ẤN-PHẨM.jpg
 

Đính kèm

  • GIÁO TRÌNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG - Tất cả về Bảo lãnh.rar
    78.3 KB · Xem: 4,990
Chỉnh sửa lần cuối:
- Thứ 2: Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là KH của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả (gọi chung là KH nhé)

- Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của ngân hàng – chính là đối tác của KH (gọi chung là Đối tác nhé)

Viết thế này cẩn thận mà các em ấy hiểu nhầm thành: KH nào phải phát hành bảo lãnh là KH đã/ đang bị mất uy tín với đối tác thì vỡ mặt đấy :D
 
Hi các bạn,
Trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, NH tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo LS nợ quá hạn của bên được BL. NH áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSBĐ, trích TK của bên được bảo lãnh, khởi kiện…
Tớ bổ sung thêm 1 chút như thế này:
- Về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của NH khi phát sinh:
+ NH chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu đòi tiền của Bên nhận bảo lãnh trong khoảng thời gian BL còn hiệu lực.
+ Đối với BL vô điều kiện: thông thường các BL chỉ có đúng 1 câu ..."thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô điều kiện khi có yêu cầu của"..., TH này thì khi nhận được yêu cầu đòi tiền của Bên nhận bảo lãnh là NH phải trả ngay (trong khoảng TG đc nêu trong thư BL).
+ Đối với BL thông thường (k có nội dung vô điều kiện): NH sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi nhận được yêu cầu đòi tiền và đầy đủ hồ sơ chứng minh KH của NH đã vi phạm nội dung bảo lãnh. Đối với từng loại bảo lãnh thì tài liệu chứng minh lại khác nhau ( cũng tùy từng bank yêu cầu nữa), VD: đối với bảo lãnh dự thầu là thông báo trúng thầu, đối với BL hoàn tiền tạm ứng là chứng từ chuyển tiền tạm ứng + xác nhận hoàn công....
=> Như vậy, 2 loại này nó khác nhau nhất ở điểm: rủi ro về khả năng phải thực hiện nghĩa vụ BL của NH.
- Về cách PLN đối với KH có phát sinh trả thay nghĩa vụ bảo lãnh: theo quy định về PLN, khi phát sinh TH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho KH, NH phải thực hiện PLN của KH vào nợ xấu => do đó, rất hiếm khi NH thực hiện trả thay cho KH khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh mà toàn là p/h với KH giải quyết ngay với bên đối tác không à :D
 
Tớ bổ sung thêm 1 chút như thế này:
- Về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của NH khi phát sinh:
+ NH chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu đòi tiền của Bên nhận bảo lãnh trong khoảng thời gian BL còn hiệu lực.
+ Đối với BL vô điều kiện: thông thường các BL chỉ có đúng 1 câu ..."thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh vô điều kiện khi có yêu cầu của"..., TH này thì khi nhận được yêu cầu đòi tiền của Bên nhận bảo lãnh là NH phải trả ngay (trong khoảng TG đc nêu trong thư BL).
+ Đối với BL thông thường (k có nội dung vô điều kiện): NH sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi nhận được yêu cầu đòi tiền và đầy đủ hồ sơ chứng minh KH của NH đã vi phạm nội dung bảo lãnh. Đối với từng loại bảo lãnh thì tài liệu chứng minh lại khác nhau ( cũng tùy từng bank yêu cầu nữa), VD: đối với bảo lãnh dự thầu là thông báo trúng thầu, đối với BL hoàn tiền tạm ứng là chứng từ chuyển tiền tạm ứng + xác nhận hoàn công....
=> Như vậy, 2 loại này nó khác nhau nhất ở điểm: rủi ro về khả năng phải thực hiện nghĩa vụ BL của NH.
- Về cách PLN đối với KH có phát sinh trả thay nghĩa vụ bảo lãnh: theo quy định về PLN, khi phát sinh TH thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho KH, NH phải thực hiện PLN của KH vào nợ xấu => do đó, rất hiếm khi NH thực hiện trả thay cho KH khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh mà toàn là p/h với KH giải quyết ngay với bên đối tác không à :D
Hi @mjmoza_7690 : Rất cảm ơn bạn đã đóng góp chi tiết :D
Thực tế, những phần kiến thức trên, mình chia sẻ theo hướng tổng quan đơn giản, phục vụ cho những người cần có góc nhìn tổng quan, chưa đi sâu được vào chi tiết :) Vì vậy, quá trình viết, đứng trên góc nhìn của Bankers, thì chưa đủ. Nhưng đứng trên góc nhìn của người ngoài thì cũng tương đối :D Anw, mình nghĩ bạn nên viết thêm 1 bài về Bảo lãnh trên Bankers Box để Anh em vào chia sẻ thêm nhé :D
 
Hi @mjmoza_7690 : Rất cảm ơn bạn đã đóng góp chi tiết :D
Thực tế, những phần kiến thức trên, mình chia sẻ theo hướng tổng quan đơn giản, phục vụ cho những người cần có góc nhìn tổng quan, chưa đi sâu được vào chi tiết :) Vì vậy, quá trình viết, đứng trên góc nhìn của Bankers, thì chưa đủ. Nhưng đứng trên góc nhìn của người ngoài thì cũng tương đối :D Anw, mình nghĩ bạn nên viết thêm 1 bài về Bảo lãnh trên Bankers Box để Anh em vào chia sẻ thêm nhé :D
Tớ nghĩ là nên viết trên góc nhìn của banker để các em/ bạn mới/ sắp vào nghề có thể mường tượng rõ hơn về nghiệp vụ này chứ nhỉ? viết chung chung quá sẽ rất giống giáo trình ở ĐH :D
 
Tớ nghĩ là nên viết trên góc nhìn của banker để các em/ bạn mới/ sắp vào nghề có thể mường tượng rõ hơn về nghiệp vụ này chứ nhỉ? viết chung chung quá sẽ rất giống giáo trình ở ĐH :D
Hà hà, cậu viết thêm theo góc nhìn của banker đê, để thành viên có thêm nguồn tham khảo :)
 
Tớ thấy bài viết của bạn khá là đầy đủ vì thực chất cái tên bảo lãnh đã thể hiện khá rõ trách nhiệm của Ngân hàng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên