Sai quy trình Giao Dịch Bảo Đảm mong mọi người giúp đở!

kakun159

Thành viên tích cực
Em có 1 khách hàng đang có dư nợ tại NH 400tr

Sếp bảo em làm Tái cấp hạn mức cho khách hàng.

Sếp kêu em xuất mượn TS đem đi xóa Giao dịch bảo đảm, rồi đem công chứng, và ĐK GD bảo đảm trước ngày đáo hạn ... (trong khi khách hàng vẫn còn dư nợ)

Trên giấy mượn em ghi rõ lý do là mượn cho khách hàng đi làm hồ sơ lại.

Em lo sau này nếu có thanh tra về hỏi em trả lời sau đây vì Em làm sai quy trình rồi, thay vì KH trả vào mới được xuất TS đi , xóa GDBD, công chứng.và đăng ký GDBĐ

Nếu có hỏi em giải thích sao đây, anh chị nào tư vấn giúp em!

Trân trọng.
 
Em có 1 khách hàng đang có dư nợ tại NH 400tr

Sếp bảo em làm Tái cấp hạn mức cho khách hàng.

Sếp kêu em xuất mượn TS đem đi xóa Giao dịch bảo đảm, rồi đem công chứng, và ĐK GD bảo đảm trước ngày đáo hạn ... (trong khi khách hàng vẫn còn dư nợ)

Trên giấy mượn em ghi rõ lý do là mượn cho khách hàng đi làm hồ sơ lại.

Em lo sau này nếu có thanh tra về hỏi em trả lời sau đây vì Em làm sai quy trình rồi, thay vì KH trả vào mới được xuất TS đi , xóa GDBD, công chứng.và đăng ký GDBĐ

Nếu có hỏi em giải thích sao đây, anh chị nào tư vấn giúp em!

Trân trọng.

Trường hợp này mình cũng đã gặp. Xin phép dc tư vấn cho bạn theo thứ tự sau:
- Bạn làm tờ trình mượn tài sản từ kho quỹ, không xuất ngoại bảng.
- Cho KH ký kết hop đồng thế chấp tại phòng công chứng. Phòng công chứng họ sẽ trả hồ sơ và ra lời chứng sau khi bạn đã xóa thế chấp ở cơ quan đăng ký GDBD.
- Đi xóa đăng ký GDBD với lý do: giải chấp để đăng kí lại. Sau đó mang bìa đã giải chấp về phòng công chứng xác nhận họ sẽ trả hợp đồng cho bạn.
- Lấy hợp đồng và đi đăng kí lại.
Còn cách làm trên của sếp bạn: nếu xuất tài sản rồi xóa GDBD trc thi món vay sẽ thành k TSDB, rủi ro khi khách hàng k đồng ý ký lại hợp đồng thế chấp.
 
Em đã cho khách hàng ký HĐTC trước tại phòng công chứng. ( nhưng chữ ký này chưa đc chứng)
Sau đó em đem đi xóa thế chấp.
Sau khi xóa thế chấp xong em đã đem HĐTC lại phòng công chứng để chứng lại.
Rồi em đã mang đi đăng ký giao dịch bảo đảm lại rồi.

Nhưng em lo là em sai một chổ, là em đã mượn tài sản ra để đăng ký thế chấp và xóa giao địch bảo đảm trong khi khách hàng vẫn còn đang có dư nợ tại NH, như vậy có sao không?

Nếu cấp trên có hỏi em nên giải thích sao cho hợp lý đây?
 
Cách làm trên của bạn là hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng rồi.Quan trọng nhất là phải cho KH ký HDTC tại phòng công chứng trc khi xóa..Nếu k chỉ còn cách KH thế chấp bổ sung tài sản khác vào thôi.
 
Mình nghĩ là khách hàng chưa trả hết nợ, nếu bạn xuất TS như vậy nên phải có giấy mượn TS thông qua chử ký của cấp trên như vậy trách nhiệm cũng chia đều cho lãnh đạo.

Mà sao chưa trả nợ hết mà có thể xuất TS để ký thế chấp, xóa GDBĐ và ĐK GDBĐ được... mình cũng chưa gặp TH này, nên đây chỉ là ý kiến tham khảo thôi nhé!
 
Cấp hạn mức tín dụng thì thường cấp 5 năm, nhưng mỗi năm lại mỗi ký do vay bổ sung vốn kinh doanh thì ngắn hạn.

Nên mình thấy, mỗi năm mình đi làm 1 cái hợp đồng khác nhau thì bắt buộc khách hàng phải trả hết rồi mình mới đi công chứng, đăng ký đảm bảo cho Hợp đồng mới.

Còn tình huống này nghe ngộ, nói gia hạn cũng không đúng vì xóa và đăng ký lại.

Nói sao ấy nhỉ, tự dưng còn đang đảm bảo món vay này, lại đi xóa và đăng ký lại cho món vay khác (mình nói theo lý giải tình huống), có có phải lu bu quá không?
 
Tình huống đơn giản mà sao lại xử lý rối rắm và rủi ro vậy bạn?

Trường hợp này chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ công chứng thế chấp bổ sung hoàn chỉnh như là hồ sơ công chứng mới, trong HĐTC ghi rõ nội dung là thế chấp bổ sung cho hợp đồng tín dụng mới và vẫn đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hiện tại. Sau đó làm thêm 1 tờ thông báo gửi phòng công chứng và cơ quan đăng ký GDĐB ghi rõ là xóa thế chấp và đăng ký thế chấp lại theo hợp đồng mới.

Theo các bước như trên thì việc bạn xóa thế chấp và đăng ký thế chấp mới sẽ diễn ra cùng 1 lúc, không cần phải chạy 2 lần. Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vẫn được giữ nguyên vẹn theo đúng nội dung hợp đồng mới và có liên kết với hợp đồng cũ.
 
Hi e, về nguyên tắc, khi KH vẫn còn nghĩa vụ được bảo đảm tại NH (trường hợp của e là dư nợ) thì k thể xuất TS với mục đích xóa ĐKTC được.
Lí do: Tại thời điểm e xóa thế chấp, HĐTC được link trong điều khoản của đơn ĐKTC cũ sẽ k còn nữa, như vậy thì mọi nghĩa vụ được đảm bảo tại NH tại thời điểm đó trở thành không có TSĐB.
Trường hợp của e khi Sếp e muốn cấp lại HM cho KH, nếu trong điều khoản HĐTC cũ có điều khoản là HDTC này đảm bảo cho nghĩa vụ tại thời điểm đó và CÁC NGHĨA VỤ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI thì chị nghĩ e k cần phải xóa ĐKTC, mà thủ tục chỉ cần KH nộp tiền trả nợ, e làm giấy đề nghị xuất mượn TSTC với lí do đi công chứng lại HĐTC sửa đổi, bổ sung (nếu tăng giá trị định giá/Giá trị đảm bảo tối đa của TS)hoặc ký phụ lục HĐTC nếu có sự điều chỉnh giảm giá trị TSĐB hoặc giá trị đảm bảo max và k cần ĐKTC lại đối với TS đó vì hiệu lực HĐTC cũ tại thời điểm đó vẫn còn. Sau khi công chứng lại e nhập kho TS trong ngày và tiến hành hạch toán, giải ngân trong hạn mức lại cho KH.
Chị vẫn chưa hiểu ý Sếp e khi yc e xóa ĐKTC trước ngày đáo hạn để làm j??
 
Sai rõ ràng, còn giải thích gì nữa. Sự đã rồi, sắp xếp lại hồ sơ, tách hồ sơ tất toán ra khỏi hồ sơ mới. thắp nhạng ông địa, lạy tô tiên, ông bà. Thường thì thanh tra chỉ kiểm tra các khoản vay còn dư nợ, hiểm khi kiểm tra hs đã tất toán. Còn nếu có thì chỉ nói được hai từ "QUÁ ĐEN"
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên