Rủi ro định giá lại

ThuHang91

Thành viên
Các anh chị có thể giải thích cho e biết thế nào là " rủi ro định giá lại" đc ko ạ, e ko hiểu về nó lắm, e cảm ơn nhìu ạ!
 
Theo như tớ hiểu thì là:
Một Tài sản bị giảm giá trị sau khi được thẩm định, định giá lại. Tức là ngày hôm qua nó đc định giá la 100tr, sau khi thẩm định lài, nó chỉ còn giá trị 90tr. Đơn giản là vậy.

Cái này xảy ra nhiều trong trường hợp TS dùng làm TSĐB, ví dụ như BĐS.

Sai sót này có thể là do khách quan (thị trường, lạm phát, chính sách của Chính phủ, NHNN,...) nhưng cũng có thể do chủ quan, mà chủ yếu là do các nhân viên QHKH, thẩm định giá (do đạo đức nghề nghiệp - nói thế là bạn hiểu rồi chứ;) )
 
Thật tiếc là thuật ngữ này dùng trong rủi ro lãi suất >-)

Rủi ro định giá lại (Repricing Risk) – thời hạn hay kỳ hạn định giá lại khác nhau

Rủi ro lãi suất phát sinh từ sự khác biệt về thời gian đáo hạn (đối với lãi suất cố đinh) và thời điểm tái định giá (đối với lãi suất thả nổi) của tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng. Sự mất cân xứng kỳ hạn của tài sản nợ
- tài sản có luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và điều này nói lên rằng lãi suất luôn tác động đến hoạt động của ngân hàng, và rủi ro lãi suất không thể loại bỏ. Một ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn có thể đối mặt với sự suy giảm thu nhập ngân hàng và tất nhiên giá trị hiện tại của khoản cho vay cũng bị suy giảm. Tức là nó chịu cả hai tác động: giảm thu nhập trong ngắn hạn và giảm giá trị kinh tế hay giá trị dòng tiền tương lai. Nguyên nhân chính là do dòng tiền từ khoảncho vay của ngân hàng cố định với kỳ hạn dài, trong khi đó lãi được trả là biến, và nó tăng sau khi các khoản tiền gửi ngắn hạn đáo hạn.
 
@Black: có thể giải thích kĩ hơn cho e đc ko ạ? Rủi ro định giá lại liên quan như thế nào đến rủi ro lãi suất, và khi định giá lại 1 Tài sản thì cần quan tâm đến những yếu tố nào ạ?
 
Rủi ro định giá lại là 1 loại rủi ro lãi suất bao gồm: Rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư:

- Rủi ro tái tài trợ xảy ra khi kỳ hạn TSC lớn hơn kỳ hạn TSN, khi lãi suất tăng NH sẽ phải tìm kiếm nguồn tài trợ mới với chi phí cao hơn
VD: NH huy động 100tr, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 1 năm. Cho vay 100tr, lãi suất 15%, kỳ hạn 5 năm. Tới năm thứ 2, lãi suất tăng, NH phải huy động 100tr mới với lãi suất 12%/năm. Khi đó, NH đã gặp phải rủi ro tái tài trợ.

- Rủi ro tái đầu tư: ngược lại ở trên, xảy ra khi kỳ hạn TSC nhỏ hơn kỳ hạn TSN, NH gặp phải rủi ro khi lãi suất giảm.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,235
Thành viên mới nhất
baychinkingtoe
Back
Bên trên