Quy định về vận chuyển tiền mặt

Mọi người đã biết quy định về vận chuyển tiền mặt chưa :) Mình chia sẻ mọi người cùng đọc nhé!

Tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phát hành. Việc vận chuyển tiền mặt tại hệ thống các ngân hàng và đơn vị tài chính cần tuân thủ theo những quy định riêng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn những quy định này.
Quy định vận chuyển tiền mặt được đặt ra với những đối tượng nào?

Đối tượng áp dụng những quy định này bao gồm:

  1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần.
  2. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  3. Khách h àng trong quan hệ giao dịch tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Những trường hợp không thuộc danh mục này sẽ không cần phải tuân thủ theo quy định về vận chuyển tiền mặt. Lúc đó, việc vận chuyển tiền mặt trở thành công việc dân sự cá nhân.

Quy định về việc đóng gói tiền mặt

Theo quy định hiện hành thì:

  1. Một bó tiền gồm 1.000 tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 thếp, mỗi thếp gồm 100 tờ.
  2. Một bao tiền gồm 20 bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
  3. Một túi tiền gồm 1.000 miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 thỏi, mỗi thỏi gồm 50 miếng.
  4. Một hộp tiền gồm 2.000 miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 thỏi, mỗi thỏi gồm 50 miếng.
  5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 túi tiền cùng mệnh giá.


cf881bf74ef1c2d2e49c3a24c6e08ffd

Quy định về việc niêm phong tiền mặt

Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định:

- Giấy niêm phong bó tiền là loại giấy mỏng, kích thước phù hợp với từng loại tiền và được in sẵn một số nội dung. Ngân hàng Nhà nước sử dụng giấy niêm phong màu trắng, mực in màu đen. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng màu giấy hoặc màu mực riêng trên giấy niêm phong sau khi thống nhất mẫu giấy niêm phong với Ngân hàng Nhà nước.

- Trên giấy niêm phong bó, túi, hộp, bao, thùng tiền phải có đầy đủ, rõ ràng các nội dung sau: tên ngân hàng; loại tiền; số lượng (tờ, miếng, bó, túi) tiền; số tiền; họ tên và chữ ký của người kiểm đếm, đóng gói; ngày, tháng, năm đóng gói niêm phong.

- Người có tên, chữ ký trên giấy niêm phong phải chịu trách nhiệm về bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã niêm phong.

- Kẹp chì đối với tiền mới in; kẹp chì kèm giấy niêm phong đối với tiền đã qua lưu thông.

- Nếu là tiền mới thì trên tờ này cần có giấy niêm phong với các nội dung: cơ sở in, đúc tiền; loại tiền; số sêri; tên hoặc số hiệu của người đóng gói, đóng bao; năm sản xuất;

- Trên bao tiền gồm các nội dung: ký hiệu loại tiền, năm sản xuất, sêri hoặc mã vạch bao tiền.

Quy định về việc vận chuyển tiền mặt

- Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thông tư số 820/2012/TT-NHNN về xe chuyên dùng trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo đó xe chuyên dùng phải đảm bảo được đầy đủ quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật để vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá. Xe chuyên dùng được trang bị các hệ thống đảm bảo an toàn như: báo động, phòng cháy, hệ thống định vị, chiếu sáng.

- Quy trình vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tài sản, bốc xếp lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển trên đường, đến địa điểm nhận, giao hàng và kết thúc khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục giao nhận.

- Đặc biệt thùng xe vận chuyển tiền được gia cố bằng các lớp thép, chống cháy, đảm bảo an toàn. Cửa phía sau của khoang chở tiền được lắp đặt hệ thống khóa theo quy định. Lái xe, nhân viên áp tải có thể quan sát được khoang chở tiền trong suốt quá trình vận chuyển tiền.

- Trong trường hợp các tổ chức tín dụng sử dụng các phương tiện khác để vận chuyển tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá phải quy định bằng văn bản và hướng dẫn quy trình vận chuyển, bảo vệ và các biện pháp bảo đảm an toàn tài sản,

- Người áp tải là người phụ trách chung trên đường vận chuyển, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tiền mặt, tổ chức việc thực hiện giao nhận và phải có giấy ủy quyền của các cấp có thẩm quyền.

- Các ngân hàng có thể tăng số lượng bảo vệ và nhân viên áp tải tiền trong những trường hợp cụ thể để đảm bảo an toàn. Đối ngân hàng nhà nước sẽ có lực lượng công an chuyên trách bảo vệ. Với các tổ chức tín dụng có thể thuê lực lượng bảo vệ bên ngoài, hoặc lực lượng công an.

- Lực lượng bảo vệ đó được trang bị các loại công cụ hỗ trợ như: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên