Phương thức viết CV cho nghề giáo cực chuẩn

Là một công việc đặc thù và ổn định, nghề giáo đã và đang là lựa chọn của không ít các bạn sinh viên ra trường chọn lựa. Muốn trở thành một giáo viên trước hết bạn phải xác định nơi bạn muốn ứng tuyển và sau đó viết CV của bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn viết CV cho nghề giáo viên chuẩn và hiệu quả!

Mục tiêu công việc

Mục tiêu công việc phải nêu bật mục tiêu nghề nghiệp (vị trí mong muốn, trở thành một giáo viên giỏi cấp Tỉnh/Thành phố) và sở thích của bạn để trở thành một giáo viên giỏi, không đưa quá chung chung nhưng cũng không quá cụ thể.

Ví dụ:

Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả bằng việc luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và phương pháp giảng dạy. Đào tạo nhiều lớp học sinh đỗ các trường top đại học và trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố sau 2 năm làm việc.

Bạn có thể tham khảo thêm sự gợi ý rất chi tiết của những chuyên gia tại CV Online 365 dành cho phần mục tiêu trong CV như sau:

“Thực chất, phần mục tiêu nghề nghiệp không cần phải trình bày cao siêu, bạn chỉ cần thể hiện một cách đơn giản, ngắn gọn, nêu được những mục tiêu phát triển bản thân ngắn hạn và dài hạn. Nhưng, chớ dừng lại ở những mục tiêu dành riêng cho bản thân mình như vậy, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá cao về bạn và cho rằng mục tiêu của bạn sẽ chẳng thể giúp ích được gì cho con đường phát triển của công ty. Chính vì thế, bạn cần phải thể hiện được cả mục tiêu của bản thân gắn liền với mục tiêu phát triển chung của công ty mới mong làm hài lòng nhà tuyển dụng.” – Theo Timviec365vn.

Kỹ năng

Kỹ năng giảng dạy chắc chắn là một kỹ năng quan trọng đối với ngành nghề này. Giọng nói, khả năng truyền đạt tốt sẽ góp phần cho bạn trở thành một giáo viên giỏi. Kỹ năng tổ chức hay quản lý điều phối lớp học cũng vô cùng quan trọng. Bạn liệt kê các kỹ năng nhưng nhớ làm rõ hơn về các kỹ năng đó trong khoảng 2 câu.

Kinh nghiệm công việc

Nghề giáo viên khác với các nghề khác là bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành, bạn đã có khoảng thời gian thực tập giảng dạy ở các trường, hoặc bạn đi gia sư, đi dạy thêm ở các trung tâm… Kinh nghiệm chắc hẳn bạn đã có, nhưng bạn hãy sắp xếp và tổ chức nội dung trong phần này một cách khoa học nhất và đầy đủ. Thời gian bạn thực tập bạn đã học hỏi được gì. Hay bạn có nghiên cứu khoa học, bài khảo sát về nhu cầu học của học sinh ở bộ môn nào đó, cách thức học sinh muốn tiếp cận… Bạn đã thấy và tìm hiểu được gì để từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. Hãy nêu bật điều này ở phần kinh nghiệm công việc trong CV của bạn.

Chứng chỉ và những bằng cấp (liên quan)

Chứng chỉ sư phạm là yêu bắt buộc với những người làm trong nghề sư phạm. Ngoài ra trong thời sinh viên bạn đã tham gia thêm khóa học nào có thể đề cập ở đây. Ví dụ như chứng chỉ kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả do trung tâm ABC cấp… nhưng quan trọng nhất vẫn là cách bạn thể hiện như thế nào, bạn phải chứng tỏ ở CV một cách rõ ràng hơn thay vì chỉ liệt kê.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,225
Thành viên mới nhất
Miss Peaches Me
Back
Bên trên