Phân loại L/C (có so sánh)

Mọi người cho mình hỏi: Khi nào thì sử dụng L/C xác nhận? Có phải do nhà xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu không?
 
Cái này không phải là nhà xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, mà là nhà xuất khẩu không tin vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C nên mới yêu cầu ngân hàng phát hành L/C phải có một ngân hàng nữa bảo lãnh cho ngân hàng phát hành gọi là ngân hàng xác nhân. Từ đó có thuật ngữ L/C không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C) cụ thể như sau:
- Là L/C không thể hủy ngang
- Theo yêu cầu của NHPHL/C, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này
- Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường ký quỹ tại NHXN. và nếu không đủ uy tín thì phải ký quỹ đủ 100%
 
@hoadn:
Việc xác nhận L/C có thể có nhiều hình thức, chủ yếu theo thỏa thuận giữa các bên.

Bên cạnh việc confirm như thông thường (các bạn được học trong trường) còn có hình thức như "silent confirm" hoặc cho phép lựa chọn "may add" ...
Phí confirm có thể do Ben. hoặc App. trả.

Việc ký quỹ hay dùng credit line (facilities) tùy theo từng ngân hàng và khách hàng - ko cứ phải ký quỹ 100%
 
lang thang tìm tài liệu trên mạng, chẳng biết sao lại vào đây được. Vào rồi thấy thích :)), cái này mình cần lắm đây, thanks bạn nhé ^^
 
Đúng rồi bạn. Khi nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanh toán của Ngân hàng phát hành nên cần một Ngân hàng khác uy tín hơn xác nhận. :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,414
Thành viên mới nhất
taihitclubto
Back
Bên trên