Phạm vi nghĩa vụ đảm bảo

phamtruonghn1989

Verified Banker
Chào các bạn. Hiện tại mình có vấn đề liên quan đến hợp đồng thế chấp mong các bạn tư vấn giúp mình. Cụ thể như sau:
1. Mình có khoản vay 2 tỷ và thế chấp bằng 2 hợp đồng đảm bảo. Giá trị tài sản mỗi hợp đồng là 1,5 tỷ. Vậy trên phần phạm vi nghĩa vụ bảo đảm của mỗi hợp đồng các bạn ghi theo tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của mỗi tài sản ví dụ như là phạm vi bảo đảm mỗi hợp đồng là 1 tỷ. Hay sẽ ghi phạm vi bảo đảm của mỗi hợp đồng là 2 tỷ.
Hiện tại ở chi nhánh mình đang tồn tại 2 cách ghi. Và chưa có được sự thống nhất.
2. Về việc sử dụng tài sản thế chấp của bên thứ 3. Thì sau khi bên vay vốn trả hết nợ muốn tiếp tục vay lại và dùng tài sản trước đó của bên thứ 3 để thế chấp. Các bn có cho bên thứ 3 viết cam kết sẽ dùng tài sản tiếp tục bảo lãnh để bên vay vay vốn nữa k. Mọi người cho mình xin mẫu cam kết nhé.
M rất cảm ơn các bạn.
 
Theo mình nghĩ nếu là ngân hàng :
1 . Ghi phạm vi bảo đảm của mỗi hợp đồng 2 tỷ . Kiểm soát rủi ro , nhỡ may 1 trong 2 HĐ đó khi ra tòa xử lý TSĐB bị tuyên vô hiệu thì làm sao .
2 . Mình nghĩ là nên cho bên thứ 3 viết cam kết nhé , cho an toàn :))
 
1.Hi m vẫn băn khoăn liệu giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm có trái luật k?
2. Bạn có mẫu cam kết thì cho m xin với
 
Theo mình nghĩ nếu là ngân hàng :
1 . Ghi phạm vi bảo đảm của mỗi hợp đồng 2 tỷ . Kiểm soát rủi ro , nhỡ may 1 trong 2 HĐ đó khi ra tòa xử lý TSĐB bị tuyên vô hiệu thì làm sao .
2 . Mình nghĩ là nên cho bên thứ 3 viết cam kết nhé , cho an toàn :))

Chào bạn,
1. Theo quy định về Giao dịch bảo đảm thì Giá trị TSBĐ phải lớn hơn Nghĩa vụ. Trong trường hợp này thì mỗi hợp đồng có thể chia riêng nghĩa vụ là 1tỷ/1HĐBĐ, để giảm thiểu rủi ro bạn có thể cân đối phạm vi bảo đảm của từng hợp đồng. Ví dụ như: QSDĐ A dễ phát mại hơn QSDĐ B thì QSDĐ A đảm bảo cho dư nợ 1,5 tỷ, QSDĐ B đảm bảo cho dư nợ 0,5 tỷ. Cái này tùy vào hệ số nhân giá trị TSBĐ của từng Ngân hàng mà cân đối cho hợp lý.

2. Nếu muốn dúng tài sản này vay lại thì có thể ký "Hợp đồng sửa đổi/bổ sung hợp đồng thế chấp", trong đó Sửa đổi/Bổ sung thời gian dùng TS này bảo đảm cho khoản vay được thay đổi từ năm 2012 - 2016 thành 2012 - 2026 (ví dụ như vậy). :D Đồng thời hợp đồng này phải được công chứng mới có giá trị pháp lý
 
Chào bạn,
1. Theo quy định về Giao dịch bảo đảm thì Giá trị TSBĐ phải lớn hơn Nghĩa vụ. Trong trường hợp này thì mỗi hợp đồng có thể chia riêng nghĩa vụ là 1tỷ/1HĐBĐ, để giảm thiểu rủi ro bạn có thể cân đối phạm vi bảo đảm của từng hợp đồng. Ví dụ như: QSDĐ A dễ phát mại hơn QSDĐ B thì QSDĐ A đảm bảo cho dư nợ 1,5 tỷ, QSDĐ B đảm bảo cho dư nợ 0,5 tỷ. Cái này tùy vào hệ số nhân giá trị TSBĐ của từng Ngân hàng mà cân đối cho hợp lý.

2. Nếu muốn dúng tài sản này vay lại thì có thể ký "Hợp đồng sửa đổi/bổ sung hợp đồng thế chấp", trong đó Sửa đổi/Bổ sung thời gian dùng TS này bảo đảm cho khoản vay được thay đổi từ năm 2012 - 2016 thành 2012 - 2026 (ví dụ như vậy). :D Đồng thời hợp đồng này phải được công chứng mới có giá trị pháp lý
Chào bạn,
1. Không có quy định nào như vậy nhé , bạn có thể tham khảo Điều 5 , Nghị định 163 .
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên