Lạ lùng kế hoạch xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nam Á

santo

Thành viên
(trích dẫn: http://www.vinacorp.vn/news/la-lung-ke-hoach-xu-ly-no-xau-cua-ngan-hang-nam-a/ct-543836)

Để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) đưa ra những giải pháp rất lạ lùng và hiếm gặp.
Trong định hướng hoạt động năm 2013, vấn đề nợ xấu được NamABank khá chú trọng. Ngân hàng có kế hoạch sẽ tập trung quyết liệt xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ lãi tồn đọng và nợ đã bán. Trong đó, ngân hàng tạo cơ chế giải quyết nhanh các vấn đề về bán tài sản, miễn giảm lãi, tái cơ cấu hay cho vay dưới hình thức phối hợp với cơ quan thừa phát lại, có cơ chế tương tác hiệu quả giữa đơn vị và các Khối/Phòng Ban Hội sở (Ban xử lý nợ, Khối quản lý rủi ro,…) để khống chế và xử lý nợ xấu.

Để triển khai định hướng này, NamABank đưa ra 9 hành động cụ thể, không loại trừ những phương pháp rất lạ như tạo mối quan hệ tốt với cơ quan pháp luật (Toà án, Cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát…) để có thể nhanh chóng đưa ra xét xử và thi hành án. Hay NamABank có kế hoạch sẽ uỷ quyền cho nhân viên mua lại tài sản thế chấp qua Cơ quan thi hành án…

Dưới đây là chi tiết 9 kế hoạch hành động để xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của NamABank trong năm 2013:

1. Ban chỉ đạo xử lý nợ chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng với các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc, tích cực, linh hoạt những biện pháp nghiệp vụ nhằm thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả.

2. Duy trì các cuộc họp đối thoại trực tiếp giữa Ban chỉ đạo xử lý nợ với các đơn vị hàng tuần nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan và phối hợp xử lý trên thực tế.

3. Thực hiện các biện pháp xử lý và khống chế nợ xấu, rao bán các tài sản trên mạng nội bộ Mis (có cơ chế chi hoa hồng cho người giới thiệu bán tài sản), miễn giảm lãi vay nếu xét thấy có lợi cho ngân hàng, tái cơ cấu nợ theo QĐ 780, thí điểm cho vay lại kết hợp hình thức thừa phát lại, tìm kiếm đối tác để bán các khoản nợ, tập huấn trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ cho các đơn vị…

4. Giao kế hoạch chi tiết thu hồi nợ xấu, nợ đã bán, lãi tồn đọng cho các đơn vị và có báo cáo định kỳ việc thực hiện cho Ban chỉ đạo xử lý nợ nhằm thúc đẩy tiến độ thu hồi nợ xấu tại đơn vị, có chính sách về khen thưởng, chế tài trong công tác thu hồi nợ,…

5. Cơ cấu lại khoản nợ nhóm 3 (thiếu lãi hoặc thiếu vốn phân kỳ)

6. Giãn nợ, phân lại kỳ hạn trả nợ đối với các khách hàng vẫn còn hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về tài chính.

7. Vận dụng chính sách miễn giảm lãi đối với khách hàng có nợ xấu nhưng có thiện chí trả nợ. Bán nợ cho TCTD khác.

8. Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan pháp luật (Tòa án, Cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát, Trung tâm bán đấu giá…) để nhanh chóng đưa ra xét xử, thi hành án.

9. Ủy quyền cho một số nhân viên mua lại các tài sản thế chấp qua Cơ quan thi hành án (đối với tài sản thế chấp là nhà ở, nhà xưởng có giá trị khả mại cao và dễ cho thuê…). Phương án này được đưa ra trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, giá giảm nhiều, ngân hàng mua lại vừa xử lý được nợ xấu và cho thuê hoặc một thời gian sau bán lại để thu hồi vốn.


Theo Đan Thanh (Vietstock) - FFN
 
Có hai nhận xét nhỏ với phương án trên của NH Nam Việt:

- Điểm 7: Vận dụng chính sách miễn giảm lãi đối với khách hàng có nợ xấu nhưng có thiện chí trả nợ. Bán nợ cho TCTD khác.

Cái điểm này bây giờ các khách hàng có thể “đàm phán” để ép ngân hàng xóa tổi thiểu 1/2 lãi trong hạn và 100% lãi phạt 150% là bình thường; còn vụ “bán nợ cho NH khác” là em nghe thấy nó hơi ghê ghê :D

- Điểm 9: Ủy quyền cho một số nhân viên mua lại các tài sản thế chấp qua Cơ quan thi hành án (đối với tài sản thế chấp là nhà ở, nhà xưởng có giá trị khả mại cao và dễ cho thuê…). Phương án này được đưa ra trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng, giá giảm nhiều, ngân hàng mua lại vừa xử lý được nợ xấu và cho thuê hoặc một thời gian sau bán lại để thu hồi vốn.

Cái này cho thấy “tầm nhìn đầu tư” của NH Nam Á đối với giá cả BĐS, bác Alan Phan vào đây mà đỡ này :D :D
 
Điều 9 rất có lý mà. Mục tiêu là giữ chờ điểm rơi của thị trường BĐS. Tuy nhiên cơ chế ủy quyền thế nào nhờ các bác tư vấn thêm. Theo e hiểu chỉ đc ủy quyền cho pháp nhân có chức năng đầu tư, vậy ủy quyền cho cá nhân có sai ko?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên