L/c đối ứng

Linhth

Moderator
L/C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu. L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPH đó phát hành.

Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau:

“Đây là L/C đối ứng với L/C số ... ngày .... được phát hành bởi Ngân hàng..... Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ........... ngày ...... do Ngân hàng ....... phát hành”.

Ví dụ về L/C đối ứng:
Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co.

Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau:

“This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt of the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment undertaking but the payment when due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C hầu như không còn được sử dụng rộng rãi.

1) Việc xuất trình chứng từ trong giao dịch L/C đối ứng được thực hiện như thế nào?

Nói chung, việc xuất trình chứng từ trong giao dịch L/C đối ứng vẫn tương tự như giao L/C bình thường, tức là, L/C yêu cầu những chứng từ gì thì người thụ hưởng phải xuất trình những chứng từ đó phù hợp với quy định của L/C. Tùy theo mục đích sử dụng mà L/C có thể yêu cầu xuất trình những chứng từ khác nhau.

Đối với L/C nhập nguyên liệu, các chứng từ yêu cầu thông thường bao gồm:

- Draft at xxx days sight (hối phiếu có kỳ hạn xxx ngày)
- Invoice
- Bill of Lading
- Packing List
- Certificate of Origin…
-…
Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên thuê gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên gia công (người mở L/C nhập nguyên liệu).

Đối với L/C nhập thành phẩm, các chứng từ yêu cầu thông thường bao gồm:
- Draft at sight (hối phiếu trả ngay)
- Invoice
- Bill of Lading
- Packing List
- Certificate of Origin
- Inspection Certificate
- …

Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên thuê gia công (người mở L/C nhập thành phẩm).

2) Phương thức nhờ thu có ưu điểm gì so với L/C đối ứng?

Tại sao trước đây giao dịch L/C đối ứng được sử dụng? Câu trả lời ngắn gọn là vì các bên không tin tưởng nhau. Thực tế các doanh nghiệp gia công VN đã nhận được những bài học dở khóc dở cười khi không sử dụng L/C đối ứng vì phía đối tác nước ngoài sau khi nhận được tiền thanh toán nguyên liệu đã biến mất không thèm nhận thành phẩm.

Nếu các bên làm ăn trên tinh thần hợp tác lâu dài cùng có lợi và tin cậy lẫn nhau thì có thể sử dụng bất kỳ phương thức thanh toán nào, bao gồm phương thức nhờ thu chứng từ.

Với phương thức nhờ thu chứng từ, các bên sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí so với phương thức L/C đối ứng do phương thức này không đòi hỏi thủ tục phức tạp và phí ngân hàng thấp.

3) Việc áp dụng thư tín dụng đối ứng thường bất lợi cho bên thuê gia công trong gia xuất khẩu? Biện pháp khắc phục tình trạng này khắc phục?
Nếu cấu trúc L/C đối ứng tương tự như ví dụ ở phần mở đầu, thì bên thuê gia công có thể gặp rủi ro không nhận được thanh toán ngay cả khi hối phiếu đã được chấp nhận. Giả định nếu bên nhận gia công không thực hiện gia công thì bên thuê gia công chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán bởi trong giao dịch L/C đối ứng ngân hàng phát hành L/C nhập nguyên liệu cam kết thanh toán hối phiếu đã được chấp nhận chỉ khi nhận được tiền hàng từ L/C nhập thành phẩm.

Giải pháp khắc phục có thể như sau:

- Bên thuê gia công có thể yêu cầu thay đổi điều kiện thanh toán của L/C đối ứng. Theo đó ngân hàng phát hành có thể cam kết đại loại như sau:

“L/C này đối ứng với L/C 123… ngày…. do Bank ABC phát hành. Khi nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được tiền hàng từ L/C 123… nêu trên. Trường hợp người thụ hưởng L/C No. 123… không xuất trình chứng từ đến ngân hàng chúng tôi trước ngày đáo hạn của hối phiếu nêu trên thì chứng tôi có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu vào ngày làm việc thứ ba sau ngày hối phiếu đáo hạn”.
(This L/C is recipprocal to L/C No. 123… dated …. issued by ABC Bank. Upon receipt of thr draft(s) and documents complying with this L/C terms and conditions, we shall accept the draft(s) and pay them upon receipt of the proceeds under No. 123…. In the event the beneficiary of LC No. 123 fails to effect shipment and/or present the documents to our counter on or before the maturity date of the accepted d draft(s), we shall effect the payment on the 3th banking day after the maturity date of the draft(s)).

Cam kết trên đây fairplay hơn cho cả hai bên.

- Giải pháp khác là KYC – Know Your Customer, tức là, các bên phải biết khách hàng của mình là ai, có đáng tin cậy không, năng lực thực hiện như thế nào… Khi đã “KYC” rồi thì có thể sử dụng phương thức “ghi sổ” (open account). Theo đó, bên thuê gia công cho bên trả chậm tương ứng với thời gian gia công. Thậm chí có thể xem xét chấp nhận thanh toán bằng hình thức bù trừ lẫn nhau, theo đó bên thuê gia công chỉ thanh toán số tiền chênh lệch…

- Cũng có thể áp dụng giải pháp khác nữa là bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Cái này phí cao nhưng chắc ăn. SWIFT and và ICC đang phối hợp phát triển sản phẩm BPO (Bank Payment Obligation) dự kiến sẽ triển khai áp dụng vào năm 2013. Đây là phương tiện thanh toán hiện đại dự đoán sẽ được các ngân hàng và doanh nghiệp quan tâm sử dụng, có thể giúp khắc phục nhược điểm của L/C nói chung và L/C đối ứng nói riêng. Mr. Old Man đang có ý định viết một bài về vấn đề này trong thời gian sớm nhất.

4) Một số ưu điểm và nhược điểm của L/C đối ứng:

Ưu điểm:

- Một L/C đối ứng với cam kết như đề xuất ở câu 3 sẽ bảo đảm tính “fairplay” cho cả hai bên.
- Loại L/C giúp các đối tác chưa hiểu rõ về nhau vẫn có thể hợp tác làm ăn với nhau.

Nhược điểm:
- Thủ tục rườm ra, cấu trúc L/C phức tạp.
- Phí ngân hàng cao
Nguồn: Blog Mr Oldman
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,230
Thành viên mới nhất
caipiaovn200
Back
Bên trên