Kỹ năng viết CV

pisces

Thành viên tích cực
Sáu điều tối kỵ khi viết hồ sơ tìm việc
Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ tìm việc thật hoàn hảo. Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính mà quên đi những “sát thủ” thầm lặng khiến hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng. Để hồ sơ của bạn “ăn điểm” so với các ứng viên khác, bạn cần tránh 6 điều tối kỵ sau khi viết hồ sơ tìm việc.

Lỗi 1: Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng
Mục tiêu nghề nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ tìm việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp:resume3__sep182007.jpg Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

Lỗi 2: Sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả
Hồ sơ tìm việc giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Chỉ cần một lỗi đánh máy cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người bất cẩn. Vì vậy, không chỉ kiểm tra bằng chế độ “spelling and grammar” của MS Word, bạn nên nhờ người quen đọc lại hồ sơ để chắc rằng bạn không mắc bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào.

Lỗi 3: Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
Trong hồ sơ tìm việc, bạn đừng sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi”. Thay vì viết “Tôi theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính”, bạn hãy viết là “Theo dõi, giám sát và thực hiện công việc thư ký hành chính.” Bạn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng trong phần “Mục tiêu nghề nghiệp” và Thư tìm việc mà thôi.

Lỗi 4: Không sử dụng động từ
Bạn nên tránh những cụm từ như “Chịu trách nhiệm làm hợp đồng…” Bạn cần sử dụng động từ để mô tả bạn đã hoàn thành công việc như thế nào. Vì thế, bạn hãy viết “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các hợp đồng, văn bản và tất cả hồ sơ liên quan đến quy định pháp luật...”

Lỗi 5: Chú trọng mô tả trách nhiệm công việc mà bỏ qua thành tích đạt được
Người tìm việc thường mô tả quá chi tiết các công việc đã làm. Thế nhưng, nhà tuyển dụng còn muốn biết bạn đã đạt được thành tích gì trong công việc trước đây. Vì vậy, hãy tránh trình bày trách nhiệm công việc theo kiểu chung chung như “Cập nhật thông tin của các phòng ban”. Bạn cần trình bày thành tích đã đạt được để hồ sơ của bạn nghe thuyết phục và nêu bật được khả năng của bạn: “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các thông tin lưu trữ cách đây 10 năm một cách hệ thống, giúp các phòng ban tham khảo nhanh chóng và dễ dàng.”

Lỗi 6: Cung cấp thông tin liên lạc không chính xác
Hồ sơ của bạn tạo ấn tượng rất tốt và nhà tuyển dụng quyết định mời bạn dự phỏng vấn. Tuy nhiên, thông tin liên lạc của bạn lại không đúng. Hoặc bạn lại đề một địa chỉ email nghe không nghiêm túc chút nào như bupbe264@email.com. Tất cả những lỗi không đáng này sẽ lấy đi cơ hội có được việc làm mơ ước của bạn. Vì vậy, bạn cần nêu thông tin liên lạc thật chính xác và rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể liên lạc dễ dàng với bạn.

“Chọn mặt gửi vàng” khi giới thiệu người tham khảo

Thông thường sau khi xác định được ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với sếp cũ của bạn để hỏi về bạn trước khi chính thức mời bạn làm việc. Bạn không biết ai là người đáng tin cậy có thể giúp bạn tạo ấn tượng thật tốt đối với nhà tuyển dụng? Bạn cũng không biết làm cách nào để thuyết phục sếp làm người tham khảo cho bạn? Không quá khó khăn như bạn nghĩ đâu, chỉ cần chuẩn bị một chút, bạn sẽ mời được người tham khảo phù hợp nói hộ cho năng lực của mình.

1. Chọn mặt gửi vàng
Trước tiên, bạn cần lên một danh sách những người tham khảo phù hợp nhất cho bạn. Dĩ nhiên, nếu được người uy tín và có vị trí cao làm người tham khảo thì bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Nhưng hãy thử tưởng tượng xem, khi nhà tuyển dụng gọi điện cho Tổng Giám Đốc cũ của bạn để hỏi thăm về bạn nhưng người Tổng Giám Đốc này lại không nhớ gì về bạn. Chắc chắn bạn không muốn rơi vào tình huống này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nhờ người Trưởng phòng, người Giám sát trực tiếp, hay những người biết rõ về năng lực của bạn làm người tham khảo. Nếu là sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhờ Giáo sư ở trường đại học của bạn làm người tham khảo.

Hãy thật chuyên nghiệp ngay từ bước đầu tiên này. Nếu tình cờ người tham khảo là người quen trong gia đình, bạn đừng bao giờ thành thật nói điều đó với nhà tuyển dụng nhé.

2. Xin phép người tham khảo
Sau khi đã chọn lựa kỹ càng những người đáng tin cậy, bạn cần xin phép họ trước khi đưa thông tin liên lạc cho nhà tuyển dụng. Sẽ rất mất lịch sự nếu không xin phép trước. Người tham khảo có thể sẽ thấy bất ngờ và không có sự chuẩn bị để đưa ra những nhận xét có giá trị về bạn. Sau khi người tham khảo đồng ý, bạn nên kiểm tra lại chính xác thông tin liên lạc của họ và hỏi xem họ muốn nhà tuyển dụng liên lạc qua điện thoại hay qua email.

3. Chuẩn bị người tham khảo “dự phòng”
Nhà tuyển dụng luôn biết rằng người tham khảo sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về bạn. Vì thế, trong khi nói chuyện với người tham khảo, họ sẽ vờ như vô tình hỏi rằng “À, nhân tiện, anh/chị còn biết người nào khác hiểu rõ năng lực của bạn A nữa không?” Đó là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm về bạn thông qua người tham khảo khác mà bạn không chuẩn bị trước. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho tình huống này. Ví dụ, khi bạn nhờ sếp làm người tham khảo, bạn có thể khéo léo hỏi sếp “Sếp nghĩ tôi có nên hỏi thêm ý kiến của ai khác làm người tham khảo nữa không?” Nếu sếp bạn đề nghị một người nào đó bạn cho là không phù hợp, bạn nên chủ động chọn một người khác thích hợp hơn.

4. Chọn thời điểm phù hợp để cung cấp thông tin tham khảo
Nếu bạn thuyết phục được người tham khảo viết cho bạn một “thư giới thiệu”, đừng ngại đưa cho nhà tuyển dụng xem “chứng nhận” này về năng lực làm việc của bạn. Lưu ý, bạn chỉ nên trình bày thư giới thiệu đó khi nhà tuyển dụng yêu cầu. Đừng đính kèm thư này trong hồ sơ hay thư tìm việc gửi cho nhà tuyển dụng.
 
mình rút ra đc nhìu kinh nghiệm CV xin việc của mình qua bài viết này . Tks bạn rất nhìu.
 
Những thông tin này thật hữu ích! Mình cảm ơn bạn rất nhiều :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,576
Thành viên mới nhất
suadientulimosa
Back
Bên trên