[Kinh nghiệm] Căn cứ xác định dòng tiền của Doanh nghiệp

hungviet

Founder
Tiếp theo bài chia sẻ về Kinh nghiệm trong việc thu thập chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của KHCN tôi lại mạn phép mở màn tiếp tục topic về Căn cứ xác định dòng tiền của DN.

Nếu các bạn đã học TCDN hoặc làm TDDN rồi thì chắc hẳn biết cách xác định dòng tiền của KHDN căn cứ vào báo cáo tài chính.

Trước tiên, tôi muốn loại trừ trường hợp lý tưởng: Báo cáo tài chính trung thực, đầy đủ thông tin (thường là các cty lớn, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi cty kiểm toán có uy tín hoặc đã lên sàn).
Các trường hợp còn lại, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (SME) tại VN thì k cần phải nói chắc các bạn cũng biết rất rõ về thực trạng báo cáo tài chính của họ.
Các con số chỉ là tham khảo, nếu khi thẩm định ra chỉ căn cứ vào các báo cáo đó thì rủi ro cho bản thân và ngân hàng là rất cao.

Vì thế, để thẩm định một cách xác thực nhất dòng tiền thực của DN ta nên căn cứ vào các yếu tố THỰC thay vì chỉ duy nhất thẩm định trên giấy tờ.

Tôi xin gợi ý 1 "cách" chứng minh/thẩm định dòng tiền của DN như sau:

1. Căn cứ vào BCTC (như đã phân tích- tiêu chí này ta tham khảo).

2. Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế đầu ra đầu vào (kèm hóa đơn) hoặc hóa đơn đầu ra đầu vào.
Với căn cứ này, bạn vừa nhìn đc luồn tiền vào-ra đồng thời cũng nhìn thấy tiềm năng phát triển của DN cũng như kiểm tra chéo các yếu tố DN đưa ra trên BCTC.
Theo tôi đây là 1 cách hay mà lại ko mới mẻ gì, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phải có sự phù hợp/ hợp lý giữa các yếu tố liên quan (VD: Hóa đơn đi kèm HĐKT phái có nội dung phù hợp - hóa đơn là phải của chính hợp đồng kt đó, chứ ko phải của HĐ khác ....)

3. Ngoài 2 cách trên, chúng ta có thể căn cứ vào Sao kê tài khoản các Tài khoản thanh toán của DN tại các NH khác nhau. Về cơ bản, hiện tại DN sẽ sử dụng TKTT tại Ngân hàng là chủ yếu (có lợi cho DN - vì theo luật thuế GTGT thì hóa đơn đầu vào trên 20tr đã buộc phải thanh toán qua bank mới đc khấu trừ thuế rồi).
Dựa trên các loại sao kê này, chúng ra sẽ nhìn rõ dòng tiền in-out thực tế của KH và có thể nhờ KH giải thích những khoản mục lạ.
Đối với KH chưa sử dụng TKTT, mà các con số KH cung cấp chưa đáng tin, CVTD nên yêu cầu KH mở TK tại ngân hàng của mình (bán chéo) và nếu được, hãy yêu cầu KH giao dịch một thời gian để chứng minh khả năng tài chính (gợi ý).

4. Còn nhiều cách khác .....

Các cách khác (từ cách 4) mọi người cùng nhau xây dựng tiếp để hoàn thiện 1 cách làm nhỏ trong 1 phần hành nhỏ :D.

Have nice day!
 
Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là sổ chi tiết giao dịch hàng ngày, thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.
 
Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là sổ chi tiết giao dịch hàng ngày, thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.
Cảm ơn chia sẻ của miumiu, nó rất hay và có ích.
Chúng ta tiếp tục thảo luận đề tài này nha :)
to be continue....
 
Mình chia sẻ thêm 1 cách, do ngày trước mình đã từng làm cho 1 cty CP nhỏ, các bạn yêu cầu khách hàng cung cấp sổ "nam tào" về bán hàng và sổ "bắc đẩu" về công nợ, hoặc đơn giản là sổ chi tiết giao dịch hàng ngày, thường các doanh nghiệp nhỏ (TNHH hoặc CP) dù có phần mềm kế toán hay không đều có 1 sổ hoặc hệ thống sổ chi tiết tối mật. Bật mí tý nhé, thường các Giám đốc ko biết hoặc ko có thời gian để xem hạch toán thế nào đâu, mà họ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn, lợi nhuận của từng phi vụ/giao dịch và lợi nhuận hàng tháng... còn BCTC chỉ là để nộp cơ quan thuế thôi, và họ điều chỉnh được hết. Chính vì các GĐ ko có nhiều thời gian hoặc ko biết nên họ quan tâm đến cái sổ chi tiết giao dịch hàng ngày kia. Kết hợp xem hệ thống sổ này với một số tính toán nhanh có thể cho biết khá chính xác tình hình hoạt động của DN.
Đọc bài viết thú vị mình xin có ý kiến thế này:
Rõ ràng là xem được sổ Nam Tào và Bắc Đẩu là tốt rồi, có được góc nhìn lớn hơn về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhưng trở ngại ở chỗ, không có chứng từ nào liên quan để chứng tỏ đó là hoạt động thực (ví dụ với những khoản không hạch toán) do đó cũng không có cơ sở để thẩm định dòng tiền cũng như xa hơn là quyết định cho vay.
Nói vui 1 chút: Có công ty quy mô gia đình, kinh doanh rất hiệu quả, họ muốn vay vốn Ngân hàng để mở rộng quy mô nên mượn sổ Nam Tào và Bắc Đẩu của gia đình khác đi xin vay Ngân hàng, he he.
 
anh Hungviet có bản mẫu xác định dòng tiền nào dựa tên BCTC ko?em đang tập sự làm 1 dự án mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vay theo hạn mức hoàn toàn, có nhiều cái em chưa nắm chắc.anh có dự án nào tương tự thì cho em xin nhé.em cám ơn anh nhiều
 
Đọc cái này biết thêm được 2 cách của anh Hungviet và chị miumiu rất hay , hôm trước em đi pv bên MB cũng bị hỏi câu này, chỉ trả lời được 2 ý đầu là căn cứ BCTC và các hóa đơn chứng từ.
Mỗi tội trước giờ chỉ biết học lý thuyết, chưa thấy mặt mũi cái hóa đơn chứng từ ra sao nên bị xoay như chong chóng
 
hờ hờ, sổ "Nam tào" quả thực sẽ phản ánh hoạt động doanh nghiệp, nhưng lấy đâu ra cái gì để chứng minh cái sổ "Nam tào " đó là sổ "thật" phải không bạn. Cho nên tốt nhất vẫn là phải căn cứ trên hóa đơn chứng từ giao dịch hàng ngày. Sổ " nam tào" có thể đẹp và thực , nhưng nếu nó là "Rởm" thì bạn cũng phải cho qua nó thôi.
Có một số NHTMCP uy tín không xem sổ Nam Tào này, họ sẽ căn cứ vào báo cáo thuế thực vì con số trên báo cáo Thuế có thể kiểm chứng, và cộng với 1 chút biên độ cho phép xê dịch trên báo cáo nội bộ, nếu báo cáo nội bộ có chứng từ chứng minh rõ ràng (sao kê TK, chứng từ kho quỹ, hóa đơn bán lẻ..). Và thế là an toàn nhất... Không nên phỏng đoán trên cái sổ "Nam tào" là thực trăm phần trăm bởi chỉ cần 1% trong đó không phải là thực, cái giá phải trả sẽ không nhỏ.
 
Hiện nay trên thực tế, có rất nhiều DN có mối quan hệ "đen" với nhau, dùng những hóa đơn và chuyển tiền ra vào để đánh lừa DN, nên các bạn làm TD cũng nên lưu ý nhé

- - - Updated - - -

Sao kê TK có thể biết đc bạn ạ, và bạn muốn biết thời gian từ lúc DN đó thành lập cũng đc, nhưng hơi khó nếu nó ở TK của NH bạn, vì đó là thông tin mật
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,414
Thành viên mới nhất
taihitclubto
Back
Bên trên